Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 47 đến 59 - Năm học 2007-2008

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 Củng cố, mở rộng kiến thức qua băng hình về đời sống và tập tính của chim bồ câu và một số loài chim khác

2. Kĩ năng: quan sát băng hình, tóm tắt nội dung đã xem

3. Thái độ: giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn

II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm

III. Chuẩn bị của GV và HS:

 1. Giáo viên: Băng hình, máy chiếu

 2. Học sinh:

+ On lại kiến thức về lớp chim

+ Kẻ phiếu học tập vào vở:

Tên động vật quan sát được Di chuyển Kiếm ăn Sinh sản

 Bay đập cánh Bay lượn Cách bay khác Thức ăn Cách bắt mồi Giao hoan Làm tổ Ap trứng, nuôi con

1

2

 

IV. Tiến trình bài học:

1, On định tổ chức

2, Kiểm tra bài cũ:

3, Bài mới

Hoạt động 1: Xem băng hình và ghi chép

 

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

+ Cho học sinh xem toàn bộ băng hình lần thứ nhất

+ Cho học sinh xem lại đoạn băng với yêu cầu học sinh phải quan sát:

- Cách di chuyển

- Cách kiếm ăn

- Các giai đoạn trong quá trình sinh sản

Và điền vào phiếu học tập + Xem băng, tóm tắt mội dung băng hình

 

+ Xem lại lần 2, nắm được cách di chuyển, cách kiếm ăn của các loài chim, và các giai đoạn của quá trình sinh sản

 

 

+ Ghi nội dung vào phiếu học tập (xem đến đâu ghi vào đến đó)

 

 

 

 

Hoạt động 2: thảo luận nội dung băng hình

 

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để:

- Tóm tắt nội dung chính của băng hình

- Kể tên những động vật quan sát được

-Nêu các hình thức di chuyển của chim

- Nêu những đặc điểm khác nhau giữa chim trống và chim mái

-Nêu tập tính sinh sản của chim

- Ngoài những đặc điểm ở phiếu học tập em có phát hiện được những điểm nào khác?

+ Kẻ sẵn bảng, gọi học sinh lên điền vào

 

+ Thông báo đáp án đúng + Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến

+ Tóm tắt được nội dung băng hình, thấy được cách di chuyển, kiếm ăn, tập tính khác nhau của chim trống và chim mái, kể tên những loài chim mình quan sát được

 

 

 

 

+ Lên điền vào bảng phụ các nhóm nhận xét, bổ sung

+ Theo dõi, sửa chữa

 

4. Nhận xét, đánh giá:

+ Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh

+ Đánh giá kết quả của nhóm dựa vào phiếu học tập

5. HDVN:

+ Ôn tập lại toàn bộ lớp chim

+ Kẻ bảng trang 150 vào vở bài tập.

V, Rút kinh nghiệm

 

doc32 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 47 đến 59 - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy đà từ mặt đất.
b. Chạy lấy đà rồi vỗ cánh.
c. Rời vật bám, buông mình từ trên cao?
2. Những đặc điểm của cá voi thích nghi vơi đời sống ở nươc là:
a. Cơ thể hình thoi, cổ ngắn.
b. Vây lưng to giữ thăng bằng.
c. Chi trước có màng nối các ngón.
d. Chi trước dạng bơi chèo.
e. Mình có vảy, trơn.
g. Lớp mỡ dưới da dày.
5. HDVNø:
 + Học bài, trả lời câu hỏi sgk.
+ Đọc mục “em có biết?”
+ Tìm hiểu về đời sống của chuột, hổ, báo.
+ Kẻ bảng trang 164 vào vở bài tập.
V, Rút kinh nghiệm
	Ngày soạn: 11.03.08
Tiết 52	Ngày dạy: 
Bài 50: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt)
BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 + Nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt
 + Phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng
2. Kĩ năng: quan sát, thu thập thông tin, so sánh, hoạt động nhóm 
3. Thái độ: giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn
II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
III. Phương tiện dạy học:
 1. Giáo viên: 
 + Tranh ảnh về chân, răng của chuột chù.
 + Tranh sóc, chuột đồng
 + Tranh chân và bộ răng mèo
 2. Học sinh: Kẻ bảng tr 164 vào vở bài tập
IV. Tiến trình bài học:
1, Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ:
	Trình bày đặc điểm của Dơi thích nghi với đời sống bay?
	Trình bày đặc điểm của Cá Voi thích nghi với đời sống ở nước?
3, Bài mới:
* Mở bài: 
Hoạt động 1: Bộ ăn sâu bọ
+ Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục o, quan sát hình và đọc thông tin kênh hình
+ Yêu cầu các nhóm học sinh hoàn thành bảng tr. 164 phần bộ ăn sâu bọ
+ Hỏi: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ ăn sâu bọ thích nghi với đời sống ăn sâu bọ của chúng?
+ Chốt lại kiến thức
+ Đọc thông tin mục o, quan sát hình và đọc thông tin kênh hình® thu thập kiến thức ® hoàn thành bảng tr. 164 phần bộ ăn sâu bọ
+ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
- Mõm kéo dài thành vòi ngắn
- Bộ răng nhọn, răng hàm có 3,4 mấu nhọn
- Chân trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay to khỏe ® đào hang tìm sâu bọ
Kết luận: Bộ ăn sâu bọ có cấu tạo thích nghi với đời sống ăn và tập tính ăn sâu bọ:
- Mõm kéo dài thành vòi ngắn
- Bộ răng nhọn, răng hàm có 3,4 mấu nhọn
- Chân trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay to khỏe ® đào hang tìm sâu bọ
Hoạt động 2: Bộ gặm nhấm
+ Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ gặm nhấm thích nghi với chế độ gặm nhấm thức ăn
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục đọc thông tin o mục 2, quan sát hình 50.2 SGk và thông tin kênh hình
+ Treo tranh về bộ răng của gặm nhấm ® yêu cầu học sinh quan sát
+ Yêu cầu các nhóm học sinh hoàn thành bảng tr. 164 phần bộ gặm nhấm
+ Hỏi: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ gặm nhấm thích nghi với chế độ gặm nhấm thức ăn?
+ Gọi học sinh trả lời ® Giáo viên chốt lại kiến thức
+ Đọc thông tin o mục 2, quan sát hình 50.2 SGk và thông tin kênh hình
+ Quan sát tranh bộ răng gặm nhấm
+ Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả
+ Tiếp tục thảo luận nhóm ® thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi: răng cửa lớn, sắc luôn mọc dài, thiếu răng nanh, có khoảng trống trên hàm
+ Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
Kết luận: Bộ gặm nhấm có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa lớn và sắc, có khoảng trống hàm
Hoạt động 3: Bộ ăn thịt
+ Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình 50.3 SGK, nghiên cứu thông tin kênh hình
+ Treo tranh bộ răng của thú ăn thịt, yêu cầu học sinh quan sát 
+ Cho học sinh hoàn thành bảng tr. 164 SGK phần bộ thú ăn thịt
+ Gọi học sinh đọc kết quả ® Nhận xét
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm câu hỏi sau: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt
+ Gọi đại diện nhóm trình bày ® giáo viên chốt lại kiến thức
+ Đọc thông tin, quan sát hình 50.3 SGK, nghiên cứu thông tin kênh hình
+ Quan sát bộ răng thú ăn thịt
+ Hoàn thành bảng 
+ Một học sinh đọc kết quả ® học sinh nhận xét, bổ sung
+ Thảo luận nhóm ® trả lời câu hỏi: ----- Răng cửa sắc nhọn, răng nanh dài nhọn, răng hàm có mấu dẹp sắc. 
- Ngón chân có vuốt cong, dưới chân có đệm thịt êm
Kết luận: Bộ ăn thịt có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống và tập tính ăn thịt:
+ Răng cửa sắc nhọn, răng nanh dài nhọn, răng hàm có mấu dẹp sắc. 
+ Ngón chân có vuốt cong, dưới chân có đệm thịt êm
Nội dung bảng Tr164 SGk
Bộ thú
Loài động vật
Môi trường sống
Đời sống
Cấu tạo răng
Cách bắt mồi
Chế độ ăn
Aên sâu bọ
Chuột chù
Trên mặt đất
Đơn độc
Các răng đều nhọn
Tìm mồi
Aên động vật
Chuột chũi
Đào hang trong đất
Đơn độc
Các răng đều nhọn
Tìm mồi
Aên động vật
Gặm nhấm
Chuột đồng
Trên mặt đất
Đàn
Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
Tìm mồi
Aên tạp
Sóc
Trên cây
Đàn
Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
Tìm mồi
Aên thực vật
Aên thịt
Báo
Trên mặt đất và trên cây
Đơn độc
Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc
Rình mồi, vồ mồi
Aên động vật
Sói 
Trên mặt đất
Đàn
Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc
Rình mồi, vồ mồi
Aên động vật
Kết luận chung: học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
4. Kiểm tra, đánh giá: Cho học sinh làm bài tập
1. Lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau và khoanh tròn vào phần chữ:
a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm	d. Rình và vồ mồi	
b. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp sắc 2 bên	e. Ăn tạp
c. Ngón chân có vuốt cong nhọn, sắc, nệm thịt dày	g. Đào hang trong đất
2. Những đặc điểm cấu tạo sau của bộ thú nào?
a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
b. Răng cửa mọc dài liên tục
c. Ăn tạp
5.HDVNø:
+ Học bài, trả lời câu hỏi SGK
+ Đọc mục “Em có biết?”
+ Xem trước bài 51, kẻ bảng trang 167 vào vở bài tập.
V, Rút kinh nghiệm
	Ngày soạn: 15.03.08
Tiết 53	Ngày dạy
LỚP THÚ
Bài 51: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt)
CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 + So sánh được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính các loài thú móng guốc và giải thích sự thích nghi với sự di chuyển nhanh
 + So sánh được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính các loài thú thuộc bộ linh trưởng và giải thích sự thích nghi với ở cây, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo
 + Nêu được vai trò của lớp thú
 + Nêu được đặc điểm chung của lớp thú
2. Kĩ năng: quan sát, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm 
3. Thái độ: giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật
II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
III. Chuẩn bị của Gv và Hs:
 1. Giáo viên: 
 + Tranh các hình bài 51 SGK
 + Bảng phụ ghi nội dung bảng tr 167 SGK
 2. Học sinh: Kẻ bảng tr 167 vào vở bài tập
IV. Tiến trình bài học:
1, Ổn định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ
	Hãy phân biệt 3 bộ : Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt?
3, Bài mới
* Mở bài: Tiếp theo các bộ thú đã học, bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về thú móng guốc như lợn, hươu, bò, tê giác, ngựa, voi. Chúng có cơ thể, đặc biệt là chân được cấu tạo thích nghi với tập tính di chuyển rất nhan. Còn thú linh trưởng như vượn, khỉ lại có chân có cấu tạo thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ móng guốc
+ Mục tiêu: so sánh đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của các loài thú móng guốc và giải thích được sự thích nghi với lối di chuyển nhanh
+ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin o, quan sát hính 51.1® 51.3 SGK
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm:
- Tìm đặc điểm chung của bộ móng guốc?
- Chọn từ thích hợp điền vào bảng trong vở bài tập
+ Giáo viên gọi học sinh các nhóm báo cáo, giáo viên nhận xét, bổ sung
+ Giáo viên treo bảng đáp án đúng, gọi 1 học sinh đọc to® học sinh tự sửa chữa
+ Đọc thông tin, quan sát hình SGK® Thảo luận nhóm® Thống nhất ý kiến trả lời
Yêu cầu: 
- Móng có guốc
- Cách di chuyển
Điền bảng trong vở bài tập
+ Đại diện nhóm trình bày® các nhóm nhận xét, bổ sung
+ Tự sửa bài
Bảng: cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú móng guốc
Tên động vật
Số ngón chân
Sừng
Chế độ ăn
Lối sống
Lợn
Chẵn (4 ngón)
Không sừng
Aên tạp
Đàn 
Hươu
Chẵn (2 ngón)
Có sừng
Nhai lại
Đàn 
Ngựa
Lẻ (1 ngón)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn 
Voi
Lẻ (3 ngón)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn 
Tê giác
Lẻ (5 ngón)
Có sừng
Không nhai lại
Đơn độc
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục trả lời câu hỏi:
- Tìm đặc điểm 

File đính kèm:

  • docsinh 7. T47-59.doc