Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 41: Cấu tạo trong của thằn lằn - Năm học 2006-2007

I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:

- Trình bày được các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống trên cạn.

- So sánh với lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh.

- Kĩ năng so sánh.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh cấu tạo trong của thằn lằn

- Bộ xương ếch, bộ xương thằn lằn.

- Mô hình bộ não thằn lằn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

* Kiểm tra: - Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn.

 *Hoạt động 1:Tìm hiểu BỘ XƯƠNG

 * Mục tiêu: Giải thích được sự khác nhau cơ bản giữa bộ xương thằn lằn và bộ xương ếch.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- GV yêu cầu HS quan sát bộ xương thằn lằn, đối chiếu với hình 31.1 SGK xác định vị trí các xương.

- GV gọi HS lên chỉ trên mô hình.

- GV phân tích; Xuất hiện xương sườn cùng với xương mỏ ác lồng ngực có tầm quan trọng lớn trong sự hô hấp ở cạn.

- GV yêu cầu HS đối chiếu bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch nêu rõ sai khác nổi bật.

- Tất cả những dặc điểm đó thích nghi hơn với đời sống ở cạn. - HS quan sát hình 39.1 SGK, đọc kĩ chú thích, ghi nhớ tên các xương của thằn lằn.

 

- Đối chiếu mô hình, xác định xương đầu, cột sống , xương sườn, các xương đai và xương chi.

 

* Kết luận: Bộ xương gồm:

- Xương đầu

- Cột sống có các xương sườn

- Xương chi: xương đai, các xương chi.

 +Hoạt động 2: Tìm hiểu CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG

 Mục tiêu : - Xác định được vị trí, nêu được 1 số cấu tạo cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn.

- So sánh các cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn với ếch để thấy sự hoàn thiện so với lưỡng cư.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 41: Cấu tạo trong của thằn lằn - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 41
 Ngày soạn: 02/02/07
 Ngày dạy: 05/02/07
CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
- Trình bày được các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống trên cạn.
- So sánh với lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh.
- Kĩ năng so sánh.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh cấu tạo trong của thằn lằn
- Bộ xương ếch, bộ xương thằn lằn.
- Mô hình bộ não thằn lằn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
* Kiểm tra: - Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn.
 *Hoạt động 1:Tìm hiểu BỘ XƯƠNG
 * Mục tiêu: Giải thích được sự khác nhau cơ bản giữa bộ xương thằn lằn và bộ xương ếch. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS quan sát bộ xương thằn lằn, đối chiếu với hình 31.1 SGK xác định vị trí các xương.
- GV gọi HS lên chỉ trên mô hình.
- GV phân tích; Xuất hiện xương sườn cùng với xương mỏ ác lồng ngực có tầm quan trọng lớn trong sự hô hấp ở cạn.
- GV yêu cầu HS đối chiếu bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch nêu rõ sai khác nổi bật.
- Tất cả những dặc điểm đó thích nghi hơn với đời sống ở cạn.
- HS quan sát hình 39.1 SGK, đọc kĩ chú thích, ghi nhớ tên các xương của thằn lằn.
- Đối chiếu mô hình, xác định xương đầu, cột sống , xương sườn, các xương đai và xương chi.
* Kết luận: Bộ xương gồm:
- Xương đầu
- Cột sống có các xương sườn
- Xương chi: xương đai, các xương chi.
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG
 Mục tiêu : - Xác định được vị trí, nêu được 1 số cấu tạo cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn.
- So sánh các cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn với ếch để thấy sự hoàn thiện so với lưỡng cư.
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS quan sát hình39.2 SGK, đọc chú thích , xác định vị trí các hệ cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, sinh sản. 
 + Hệ tiêu hoá của thằn lằn gồm những bộ phận nào? Những điểm nào khác hệ tiêu hoá của ếch?
+ Khả năng hấp thụ lại nước có ý nghĩa gì với thằn lằnkhi sống ở cạn?
- quan sát hình 39.3, thảo luận:
+ Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác ếch?
+ Hệ hô hấp của thằn lằn khác ếch ở điểm nào? Ý nghĩa?
- Tuần hoàn và hô hấp phù hợp hơn với đời sống ở cạn.
GV giải thích khái niệm thận, chốt lại các đặc điểm bài tiết. 
+ Nước tiểu đặc của thằn lằn liên quan gì đến đời sống ở cạn?
- HS xác định vị trí các hệ cơ quan trên hình 39.2
- 1- 2 HS lên chỉ các cơ quan trên tranh, Lớp nhận xét bổ sung.
*Tiểu kết a. Hệ tiêu hoá:
- Ống tiêu hoá phân hoá rõ.
- Ruột già có khả năng hấp thu lại nước.
b. Hệ tuần hoàn
+ Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ - 1 tâm thất), xuất hiện vách hụt.
+ Có 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu ít pha hơn.
c. Hô hấp: 
- Phổi có nhiều vách ngăn.
- Sự thông khí nhờ xuất hiện của các cơ giữa sườn.
c. Bài tiết:- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước (nước tiểu đặc, chống mất nước)
 +Hoạt động 3 : Tìm hiểu THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
 *Mục tiêu: - HS nêu được cấu tạo não của thằn lằn, so sánh với não ếch.Đặc điểm của giác quan thích nghi với đời sống trên cạn .
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Quan sát mô hình bộ não thằn lằn, xác định các bộ phận của não.
+ Bộ não thằn lằn khác ếch ở điểm nào?
- HS làm theo yêu cầu của GV.
*Tiểu kết - Bộ não:
+ Gồm 5 phần.
+ Não trước, tiểu não phát triển → liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp.
- Giác quan:
+ Tai: Xuất hiện ống tai ngoài.
+ Mắt: Xuất hiện mí thứ ba. 
IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
 Trả lời câu 1,2 SGK	 
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr. ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của bò sát
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:

File đính kèm:

  • docT41.doc