Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 30: Đặc điểm chung ngành chân khớp - Năm học 2014-2015
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp
- Nêu được đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp
- Nêu được vai trò thực tiễn của chân khớp
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích và kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to các hình trong bài
2. Chuẩn bị của học sinh: Kẻ sẵn bảng 1,2,3SGK trang 96,97 vào vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1 . .;7A2: . .; 7A3: . . .;7A4 . .; 7A5: .;7A6: . .;
2. Kiểm tra 15 phút:
2.1 Mục đích kiểm tra:
2.1.1 Kiến thức:
- Đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển của trai sông.
- Một số đại diện thuộc lớp thân mềm và đặc điểm cấu tạo của chúng.
- Đặc điểm cấu tạo của tôm sông.
- Một số đại diện thuộc lớp giáp xác và đặc điểm cấu tạo của chúng.
- Một số đại diện thuộc lớp hình nhện v đặc điểm cấu tạo của chúng.
- Một số đại diện thuộc lớp sâu bọ và đặc điểm cấu tạo của chúng.
2.1.2 Đối tượng: HS trung bình
2.2. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm
2. 3. Đề kiểm tra:
Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) câu trả lời đúng:
Câu 1: Trai điều chỉnh được động tác đóng, mở vỏ là nhờ:
a. chân trai hình lưỡi rìu. b. dây chằng ở bản lề.
c. hai cơ khép vỏ và dây chằng ở bản lề. d. Cả a và b đều đúng.
Câu 2: Trai di chuyển được trong bùn là nhờ:
a. chân trai thò ra thụt vào. b. trai hút và phun nước.
c. chân kết hợp với sự đóng mở của vỏ. d. Cả a,b,c đều sai.
Tuần 15 Ngày soạn 23/11/2014 Tiết 30 Ngày dạy 27/11/2014 Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm chung của ngành chân khớp - Nêu được đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp - Nêu được vai trò thực tiễn của chân khớp 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích và kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to các hình trong bài 2. Chuẩn bị của học sinh: Kẻ sẵn bảng 1,2,3SGK trang 96,97 vào vở bài tập III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 7A1.....;7A2:....; 7A3:....;7A4....; 7A5:....;7A6:...; 2. Kiểm tra 15 phút: 2.1 Mục đích kiểm tra: 2.1.1 Kiến thức: - Đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển của trai sông. - Một số đại diện thuộc lớp thân mềm và đặc điểm cấu tạo của chúng. - Đặc điểm cấu tạo của tôm sông. - Một số đại diện thuộc lớp giáp xác và đặc điểm cấu tạo của chúng. - Một số đại diện thuộc lớp hình nhện v đặc điểm cấu tạo của chúng. - Một số đại diện thuộc lớp sâu bọ và đặc điểm cấu tạo của chúng. 2.1.2 Đối tượng: HS trung bình 2.2. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 2. 3. Đề kiểm tra: Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) câu trả lời đúng: Câu 1: Trai điều chỉnh được động tác đóng, mở vỏ là nhờ: a. chân trai hình lưỡi rìu. b. dây chằng ở bản lề. c. hai cơ khép vỏ và dây chằng ở bản lề. d. Cả a và b đều đúng. Câu 2: Trai di chuyển được trong bùn là nhờ: a. chân trai thò ra thụt vào. b. trai hút và phun nước. c. chân kết hợp với sự đóng mở của vỏ. d. Cả a,b,c đều sai. Câu 3: Mực săn mồi theo cách nào sau đây? a. Rượt đuổi con mồi; b. Rình mồi tại chỗ chờ đến gần để bắt; c. Tấn công vồ lấy con mồi; d. Phun mực để con vật không nhìn thấy và vồ lấy. Câu 4: Con vật nào sau đây có kiểu chân phân hóa thành 8 tua? a. Ốc sên; b. Bạch tuộc; c. Mực; d. Ốc vặn. Câu 5: Loài nào sau đây có vỏ tiu giảm? a. Trai; b. Sò; c. Mực; d. Ốc vặn. Câu 6: Tôm có năng khả định hướng và phát hiện mồi là nhờ: a. hai đôi râu. b. hai mắt kép; c. tế bào thị giác phát triển; d.Cả a và c đều đúng. Câu 7: Loài giáp xác có kích thước lớn nhất là: a. Cua nhện. b. Cua đồng. c. Sun. d. Mọt ẩm. Câu 8: Đại diện nào sau đây trong lớp hình nhện sống kí sinh? a. Nhện chăng lưới; b. Cái ghẻ, ve bò; c. Bò cạp; d. Nhện nhà. Câu 9: Ở châu chấu sự trao đổi khí được thực hiện: a. qua da. b. nhờ hệ thống ống khí. c. màng tế bào. d. lớp vỏ ngoài cơ thể. Câu 10: Để thích nghi với môi trường sống khác nhau thì Chân khớp có đặc điểm nào sau đây? a. Có vỏ kitin nâng đỡ; b. Có vỏ kitin, các chân phân đốt phát triển; c. Cơ quan miệng có nhiều phần phụ để giữ bắt mồi; d. Cơ thể lột xác. 2.4 Đáp án- biểu điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm Đáp án d d d c c d a b b d 1 câu*25 3. Các hoạt động dạy và học: * Mở bài: Các đại diện của ngành chân khớp gặp ở khắp nơi trên hành tinh: Dưới nước, trên cạn, ao, hồ, sông hay biển khơi, ở trong lòng đất hay trên không trung, ở sa mạc hay vùng cực. Chúng sống tự do hay kí sinh. Chân khớp tuy rất đa dạng nhưng chúng đều mang những đặc điểm chung nhất của toàn ngành và cò vai trò nhất định đối với đời sống con người. Hoạt động 1: Đặc điểm chung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Chúng ta đã học những lớp nào của ngành chân khớp? + Ba lớp trên khác nhau ở điểm nào? (GV gợi ý để HS trả lời) - GV yêu cầu HS quan sát H 29.1 -> 6 SGK. - GV chốt lại bằng đáp án đúng + Lớp sâu bọ, giáp xác, hình nhện + Lớp vỏ bên ngoài, hình dạng cơ thể, s8iố lượng chân bò, có cánh bay hay không - Thảo luận nhóm: Đánh dấu vào ô trống những đặc điểm lựa chọn - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét. *Tiểu kết: Đặc điểm chung - Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chổ bám cho cơ. - Phần phụ phân đốt các đốt khớp động với nhau - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. Hoạt động 2: Sự đa dạng của chân khớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trang 96 SGK - Kẻ bảng gọi HS lên thực hiện hoàn thành bảng. - Chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn - Vận dụng kiến thức trong ngành để đánh dấu và điền bảng 1 - Một vài HS lên điền bảng lớp nhận xét bổ sung. Bảng đáp án chuẩn Tên đại diện Môi trường sống Các phần cơ thể Râu Số đôi chân ngực Cánh Nước Nơi ẩm Cạn Số lượng Không Không Có Giáp xác x 2 2đôi 5 X Hình nhện x 2 x 4 X Sâu bọ x 3 1đôi 3 x - Cho HS thảo luận hoàn thành bảng 2 trang 97 - Kẻ nhanh bảng 2 và gọi HS lên điền bảng - Chốt lại kiến thức đúng + Vì sao chân khớp đa dạng về tập tính? - Thảo luận hoàn thành bảng 2 Lưu ý: Một đại diện có thể có nhiều tập tính. - Một vài HS hoàn thành bảng các HS khác nhận xét bổ sung * Tiểu kết: Nhờ sự thìch nghi với điều kiện sống và mối trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính. Hoạt động 3: Vai trò thực tiễn Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS: Dựa vào kiến thức đã học liên hệ thực tế để hoàn thành bảng 3 trang 97 SGK - Cho HS kể thêm tên các đại diện có ở đia phương mình. - Tiếp tục cho HS thảo luận + Nêu vai trò của chân khớp đối với tự nhiên và đời sống con người? - Chốt lại kiến thức đúng. - Dựa vào kiếnthức của ngành và hiểu biết của bản thân lựa chọn những đại diện có ở dịa phương điền vào bảng 3. - Một vài HS báocáo kết quả - Thảo luận nhóm neu được lợi ích và tác hại của chân khớp *Tiểu kết: - Ích lợi: + Cung cấp thực phẩm cho con người + Làm thức ăn của động vật khác + Làm thuốc chữa bệnh + Thụ phấn cho cây trồng + Làm sạch môi trường - Tác hại: Làm hại cây trồng, làm hại cho nông nghiệp, hại đồ gỗ tàu thuyền, là vật trung gian truyền bệnh IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Cũng cố: Gọi HS đọc kết luận trong SGK - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: a. Đặc điểm nào giúp chân khớp phân bố rộng rãi? b. Đặc điểm đặc trưng để nhận biết chân khớp? c. Lớp nào trong ngành chân khớp có giá trị thực phẩm lớn nhất? 2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi trong SGK - Ôn tập toàn bộ động vật không xương sống - Kẻ bảng 1, 2, 3 bài 30 vào vỏ bài tập. *Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 7 Tiet 30.doc