Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm ĐVNS. Thông qua quan sát nhận biết các đặc điểm chung nhất của ĐVNS

- HS quan sát được 2 đại diện điển hình cho ĐVNS là: trùng roi và trùng đế giày

- Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản ĐVNS để tìm hiểu cấu tạo ngoài của ĐVNS

- Kĩ năng giao hợp tác chia sẻ thông tin, đảm nhiệm và quản lý thời gian thực hành.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, hợp tác làm việc theo nhóm

 

II – KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng hợp tác, chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tiểu bản động vật nguyên sinh, tranh hình để hiểu cấu tạo ngoài của động vật nguyên sinh.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành.

 

III – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

- Thực hành – quan sát, dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút.

 

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Tranh vẽ trùng đế giày và trùng roi.

 - 5 bộ: kính hiển vi, lam kính, kim nhọn, ống hút, khăn lau.

 - Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh:

 - SGK, vở ghi, mẫu vật trùng roi.

 

V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (4/)

 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về mẫu vật. Giới thiệu qua cho học sinh về cách thức tiến hành thực hành.

2. Bài mới:

 * Mở bài: (1/)

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7D. Tiết TKB: Ngày giảng: ..tháng 08 năm 2012. Sĩ số: 23 Vắng: 
CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
TIẾT 3. BÀI 3. THỰC HÀNH: 
QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm ĐVNS. Thông qua quan sát nhận biết các đặc điểm chung nhất của ĐVNS
- HS quan sát được 2 đại diện điển hình cho ĐVNS là: trùng roi và trùng đế giày
- Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này 
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản ĐVNS để tìm hiểu cấu tạo ngoài của ĐVNS
- Kĩ năng giao hợp tác chia sẻ thông tin, đảm nhiệm và quản lý thời gian thực hành.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác làm việc theo nhóm
II – KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng hợp tác, chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tiểu bản động vật nguyên sinh, tranh hình để hiểu cấu tạo ngoài của động vật nguyên sinh.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Thực hành – quan sát, dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trình bày 1 phút.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ trùng đế giày và trùng roi.
	- 5 bộ: kính hiển vi, lam kính, kim nhọn, ống hút, khăn lau.
	- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh:
	- SGK, vở ghi, mẫu vật trùng roi.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
	- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về mẫu vật. Giới thiệu qua cho học sinh về cách thức tiến hành thực hành.
2. Bài mới: 
	* Mở bài: (1/)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: (18/)
Quan sát trùng giày
- GV hướng dẫn các thao tác: 
+ Dùng ống hút lấy một giọt nhỏ nước ở nước ngâm rơm (chỗ ở thành bình). 
+ Nhỏ lên lam kính và rải vài sợi bông để cản tốc độ v
à soi dưới kính hiển vi.
+ Điều chỉnh thị trường kính cho rõ.
+ Quan sát hình 3.1 tr 14 SGK nhận biết và vẽ trùng giày. 
- GV kiểm tra ngay trên kính của các nhóm.
- GV hướng dẫn học sinh cố định mẫu: Dùng lamen đậy lên giọt nước lấy giấy thấm bớt nước.
- HS làm việc theo nhóm đã phân công.
+ Các nhóm ghi nhớ các thao tác của giáo viên.
+ Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi và nhận biết trùng giày.
+ Vẽ sơ lược hình dạng của trùng giày.
+ HS quan sát trùng giày 
+ HS dựa vào kết quả quan sát hoàn thành bài tập.
1. Quan sát trùng giày
- Hình dạng, cấu tạo: gồm một tế bào có hình khối như chiếc giày không đối xứng.
- Di chuyển: nhờ lông bơi
- Dinh dưỡng: dị dưỡng
- Sinh sản: vô tính
HOẠT ĐỘNG 2: (17/)
Quan sát trùng roi
- GV cho HS quan sát hình 3.2 và 3.3 SGK tr 15.
- GV yêu cầu lấy mẫu và quan sát tương tự như trùng giày.
- Các nhóm tiến hành thao tác như ở hoạt động 1.
- GV kiểm tra ngay trên kính hiển vi của từng nhóm. 
- GV lưu ý cho học sinh sử dụng vật kính có độ phóng đại khác nhau để nhìn rõ mẫu. 
- Nếu nhóm nào chưa tìm thấy trùng roi thì GV hỏi nguyên nhân và cả lớp góp ý. 
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập tr 16. 
- HS quan sát hình vẽ SGK.
- HS tự quan sát hình vẽ trong SGK để nhận biết trùng roi.
- HS chú ý
- Trong nhóm thay nhau dùng ống hút lấy mãu để quan sát.
- Các nhóm dựa vào thực tế quan sát và thông tin SGK tr 16 trả lời câu hỏi. 
- HS làm bài tập.
2. Quan sát trùng roi
- Hình dạng, cấu tạo: Có hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn, ở đầu có roi, trong cơ thể có các hạt diệp lục và điểm mắt màu đỏ ở gốc roi.
- Di chuyển: nhờ roi bơi.
- Dinh dưỡng: tự dưỡng và dị dưỡng.
- Sinh sản: vô tính.
3. Củng cố: (4/)
- Yêu cầu HS về nhà vẽ và chú thích trùng giày và trùng roi vào vở. GV đánh giá, nhận xét buổi thực hành.
4. Dặn dò: (1/)
- Đọc mục “ Em có biết”. Tìm hiểu đặc điểm của trùng roi xanh.

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 7 TIET 3.doc