Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 25: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác - Năm học 2006-2007

I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:

 1. Kiến thức

- HS nhận biết một số giáp xác thường gặp đại diện cho các môi trường sống và lối sống khác nhau.

- HS xác định được vai trò của giáp xác đối với tự nhiên và với đời sống con người.

2. Kỹ năng

 - Quan sát, vận dụng , trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.

- So sánh đặc điểm của động vật, tiếp nhận kiến thức qua kênh hình, kênh chữ.

 3. Thái độ - Biết vận dụng vào thực tiễn đời sống, bảo vệ các giáp xác có lợi.

II/Đồ dùng dạy học:

 +GV: Tranh phóng to H.24.1 SGK.

 +HS: Chuẩn bị bài mới ở VBT.

III/Tiến trình dạy học:

+Hoạt động 1: Tìm hiểu TÌM HIỂU MỘT SỐ GIÁP XÁC

*Mục tiêu: Trình bày được một số đặc điểm về cấu tạo và lối sông của một số giáp xác thường gặp. Thấy được sự đa dạng của giáp xác.

• Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- GVcho HS quan sát mẫu ngâm, mẫu khô kể cả mẫu sống các đại diện của giáp xác, nghiên cứu từ H. 24.1 đến H.24.7 cùng với các chú thích kèm theo, liên hệ đến thực tế địa phương, trả lời các câu hỏi thảo luận:

+ Trong số các đại diện giáp xác ở trên, loài nào có kích thước lớn, loài nào có kích thước nhỏ? Loài nào có hại, có lợi và lợi như thế nào?

 

 

 

 

 

+ Ở địa phương thường gặp các loài giáp xác nào và chúng sống ở đâu?

 

- Giáo viên nhận xét kết quả trả lời và cho đáp án.

- Cho HS nhận xét về: Số lượng loài, môi trường sống và lối sống của giáp xác? - Quan sát mẫu ngâm, mẫu khô hoặc sống, kết hợp với các H. 24.1 đến 24.7, liên hệ thực tế theo hướng dẫn của GV.

 

- 2 HS trả lời câu hỏi của phần thảo luận.

C.1:+ Về kích thước: Cua, nhện có kích thước lớn; rận nước, chân kiếm có kích thước nhỏ.

+ Loài có hại: sun, chân kiếm kí sinh; loài có lợi: cua nhện, cua đồng, rận nước

( Có lợi :

. Tôm, cua. là nguồn thực phẩm quý .

. Rận nước, chân kiếm tự do. là thức ăn của các loài cá và động vật khác.

C.2: Các giáp xác thường gặp ở địa phương: Tôm sông, cua đồng, ghẹ, mọt ẩm, rận nước

- Vài HS khái quát kiến thức

-Các HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 25: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 25
 Ngày soạn: 1/12/06
 Ngày dạy: 04/12/06
ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 1. Kiến thức 
- HS nhận biết một số giáp xác thường gặp đại diện cho các môi trường sống và lối sống khác nhau.
- HS xác định được vai trò của giáp xác đối với tự nhiên và với đời sống con người.
2. Kỹ năng 
 - Quan sát, vận dụng , trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.
- So sánh đặc điểm của động vật, tiếp nhận kiến thức qua kênh hình, kênh chữ.
 3. Thái độ - Biết vận dụng vào thực tiễn đời sống, bảo vệ các giáp xác có lợi.
II/Đồ dùng dạy học:
	+GV: Tranh phóng to H.24.1 SGK. 
 +HS: Chuẩn bị bài mới ở VBT.
III/Tiến trình dạy học:
+Hoạt động 1: Tìm hiểu TÌM HIỂU MỘT SỐ GIÁP XÁC
*Mục tiêu: Trình bày được một số đặc điểm về cấu tạo và lối sông của một số giáp xác thường gặp. Thấy được sự đa dạng của giáp xác..
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GVcho HS quan sát mẫu ngâm, mẫu khô kể cả mẫu sống các đại diện của giáp xác, nghiên cứu từ H. 24.1 đến H.24.7 cùng với các chú thích kèm theo, liên hệ đến thực tế địa phương, trả lời các câu hỏi thảo luận:
+ Trong số các đại diện giáp xác ở trên, loài nào có kích thước lớn, loài nào có kích thước nhỏ? Loài nào có hại, có lợi và lợi như thế nào?
+ Ở địa phương thường gặp các loài giáp xác nào và chúng sống ở đâu?
- Giáo viên nhận xét kết quả trả lời và cho đáp án.
- Cho HS nhận xét về: Số lượng loài, môi trường sống và lối sống của giáp xác?
- Quan sát mẫu ngâm, mẫu khô hoặc sống, kết hợp với các H. 24.1 đến 24.7, liên hệ thực tế theo hướng dẫn của GV.
- 2 HS trả lời câu hỏi của phần thảo luận.
C.1:+ Về kích thước: Cua, nhện có kích thước lớn; rận nước, chân kiếm có kích thước nhỏ.
+ Loài có hại: sun, chân kiếm kí sinh; loài có lợi: cua nhện, cua đồng, rận nước
( Có lợi :
. Tôm, cua... là nguồn thực phẩm quý .
. Rận nước, chân kiếm tự do... là thức ăn của các loài cá và động vật khác.
C.2: Các giáp xác thường gặp ở địa phương: Tôm sông, cua đồng, ghẹ, mọt ẩm, rận nước
- Vài HS khái quát kiến thức
-Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
*Tiểu kết: - Giáp xác có số lượng loài lớn.
 - Môi trường sống và lối sống phong phú.
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA GIÁP XÁC
 * Mục tiêu: HS xác định vai trò của giáp xác trong tự nhiên và với đời sống con người.
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Dựa vào bảng: Ý nghĩa thực tiễn của lớp giáp xác. Nêu tên các loài tương ứng và liên hệ thực tế để kể tên các loại có ở địa phương ?
- Ngoài những vai trò được nêu ở bảng, em có thể phát hiện thêm được những vai trò nào nữa ?
- HS trao đổi nhóm, hoàn thành bảng.
- Đại diện đọc kết quả, nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: - HS điền được tên các loài ví dụ ở SGK và tên các loài có ở địa phương.
*Tiểu kết - GV ghi những kết quả đúng vào bảng.
STT
Các mặt có ý nghĩa thực tiễn
Tên các loài ví dụ
Tên các loài có ở địa phương
1
Thực phẩm đông lạnh
Tôm sú, tôm he
Tôm nương
2
Thực phẩm phơi khô
Tôm he
Tôm đỏ, tôm bạc
3
Nguyên liệu để làm mắm
Tôm, tép
Cáy, còng
4
Thực phẩm tươi sống
Tôm, cua
Cua bể, ghẹ, ruốc
5
Có hại cho giao thông thuỷ
Sun
6
Kí sinh gây hại cá
Chân kiếm kí sinh
IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
1. Những động vật có đặc điểm như thế nào được xếp vào lớp giáp xác?
a. Mình có một lớp vỏ kitin và đá vôi.
b. Phần lớn đều sống ở nước và thở bằng mang.
c. Đầu có 2 đôi râu, chân có nhiều đốt khớp với nhau.
d. Đẻ trứng, ấu trùng lột xác nhiều lần.
 2. Trong những động vật sau, con nào thuộc lớp giáp xác?
- Tôm sông - Mối
- Tôm sú - Kiến
- Cua biển - Rận nước
- Nhện - Rệp
- Cáy - Hà
- Mọt ẩm - Sun
V/Dặn dò: 
- Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc. 
- Đọc mục: “Em có biết?”. 
- Chuẩn bị mỗi nhóm (4 em) 1 con nhện.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:

File đính kèm:

  • docT25.doc