Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 15: Ngành giun đốt - Giun đất - Võ Văn Chi

I/Mục tiêu:

1.Kiến thức: Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, sinh sản của giun đất.

 + Chỉ rõ đặc điểm tiến hóa của giun đốt so với giun tròn.

2.Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng quan sát – phân tích. Kỹ năng hoạt động nhóm.

3.Thái độ: + Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

II/Đồ dùng dạy học:

+ Tranh 15.1 -> 15.6 SGK ( trang 53 -> 55)

+ Vật thật : Mỗi bàn 2 con giun đất bò trên giấy.

III/Hoạt động dạy học

1.Kiểm tra: Trình bày đặc điểm – sự lây nhiễm và tác hại của giun kim, móc câu, rễ lúa?

+ Nêu đặc điểm chung và các biện pháp phòng chống bệnh giun tròn?

Giới thiệu bài mới Giun đất – sống trong đất ẩm thường chui lên mặt đất để kiếm ăn hoặc sau những trận mưa lớn kéo dài – Là đại diện của ngành giun đốt – Vậy giun đất có đặc điểm như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 15: Ngành giun đốt - Giun đất - Võ Văn Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 :Từ ngày11/10/đến16/10/2010 	Võ Văn Chi	 
Tiết 15Ngày soạn: 12/10/2010 
	NGÀNH GIUN ĐỐT – GIUN ĐẤT
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, sinh sản của giun đất.
	+ Chỉ rõ đặc điểm tiến hóa của giun đốt so với giun tròn.
2.Kỹ năng: 	+ Rèn luyện kỹ năng quan sát – phân tích. Kỹ năng hoạt động nhóm. 
3.Thái độ:	+ Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
II/Đồ dùng dạy học:
+ Tranh 15.1 -> 15.6 SGK ( trang 53 -> 55)
+ Vật thật : Mỗi bàn 2 con giun đất bò trên giấy.
III/Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra: Trình bày đặc điểm – sự lây nhiễm và tác hại của giun kim, móc câu, rễ lúa?
+ Nêu đặc điểm chung và các biện pháp phòng chống bệnh giun tròn?
Giới thiệu bài mới Giun đất – sống trong đất ẩm thường chui lên mặt đất để kiếm ăn hoặc sau những trận mưa lớn kéo dài – Là đại diện của ngành giun đốt – Vậy giun đất có đặc điểm như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 1:CẤU TẠO GIUN ĐẤT
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động HS
Nội dung
Yêu cầu hs quan sát hình 15.1 -> 15.5 SGK trả lời.
Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rúc như thế nào?
Tìm cơ quan và hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đất để so sánh với giun tròn?
Hệ cơ quan của giun đất có cấu tạo như thế nào?
GV giảng giải. Nhờ có khoang cơ thể chính thức chứa chất dịch -> cơ thể luôn căng tròn.
Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy -> trơn.
Dạ dày có thành cơ dày -> co bóp nghiền thức ăn.
Hệ thần kinh tập trung chuỗi hạch, xuất hiện hệ tuần hoàn -> máu màu đỏ.
Hệ tiêu hóa của giun đất gồm những cơ quan nào?
Hệ tuần hoàn? Hệ thần kinh gồm những cơ quan nào?
Cá nhân đọc thông tin quan sát tranh -> quan sát giun đất đang bò – ghi nhớ kiến thức.
Thảo luận nhóm – thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày đáp án -> các nhóm nhận xét- bổ sung. Rút ra kết luận.
Quan sát tranh – đọc thông tin phát triển ý kiến-> lớp bổ sung -> rút ra kết luận đúng.
Kết luận 1:
Cơ thể dài thun tròn hai đầu gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một vòng cơ.
Phần đầu có lỗ sinh dục cái, lỗ sinh dục đực ở mặt bụng và đai sinh dục.
Thành cơ thể phát triển tiết chất nhầy làm da luôn trơn ướt.
Cấu tạo trong:
Có khaong cơ thể chính thức chứa dịch.
Hệ tiêu hóa: miệng ->hầu -> thực quản-> diều-> dạ dày cơ-> ruột tịt-> ruột -> hậu môn.
Hệ tuần hoàn:Mạch lưng -> mạch bụng, vòng hầu(tuần hoàn kín).
Hệ thần kinh: Hạch não-> vòng thần kinh hầu->chuỗi hạch bụng.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU DI CHUYỂN CỦA GIUN ĐẤT.
Yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu SGk trang 54 mục IV. Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi đọc thông tin haòn thành bài tậpĐ trang 54 đánh số vào ô trống đúng thứ tự động tấc di chuyển của giun đất( hình 15.3)
Cá nhân đọc thông tin,quan sát hình ghi nhớ kiến thức – Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập.
Kết luận 2:
Di chuyển: Cơ thể phình duỗi xen kẽ – vòng tơ làm chổ dựa kéo cơ thể về một phía.
HOẠT ĐỘNG 3:TÌM HIỂU DINH DƯỠNG CỦA GIUN ĐẤT.
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 54 mụ IV. Trao đổi nhóm. Quá trình tiêu hóa giun đất diễn ra như thế nào?
Tại sao mưa nhiều nước ngập giun đất chui lên khỏi mặt đất?
Cuốc phải giun đất chất lỏng màu đỏ chảy ra đó là chất gì?
Tại sao máu giun có màu đỏ?
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
Cá nhân đọc thông tin trang 54 ghi nhớ kiến thức.
Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày đáp án – các nhóm bổ sung – rút ra kết luận
Kết luận 3:
Dinh dưỡng: 
Thức ăn vào miệng -> hầu -> diều -> dạ dày (nghiền nhỏ) Enzim biến đổi->ruột tịt-> chất bã ra ngoài qua hậu môn. Chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.
Hô hấp qua da
HOẠT ĐỘNG 4: SINH SẢN.
Yêu cầu học sinh quan sát hình 15.6 nghiên cứu SGk trả lời câu hỏi.
Giun đất sinh sản như thế nào?
GV giúp hs rút ra kết luận.
Chú ý:Giun đất lưỡng tính – khi sinh sản chúng ghép đôi để trao đổi tinh dịch-> ý nghĩa hiện tượng ghép đôi?
Học sinh thu thập thông tin qua nghiên cứu SGK.
Phát biểu, mô tả hiện tượng ghép đôi -> tạo kén.
Lớp nhận xét – bổ sung – rút ra kết luận.
Két luận 4:
Sinh sản: 
Chúng ghép đôi trao đổi tinh dịch ở đai sinh dục 
Thành đai sinh dục bong ra tuột khỏi cơ thể tạo thành kén chứa trứng.
Trứng nở thành giun non.
Kết luận chung:Yêu cầu học sinh đọc kết luận SGK.
IV/KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
Giun đất có cấu tạo phù hợp với đời sống chui rúc trong đất như thế nào?
Giun đất tiến hóa hơn so với các ngành động vật đã học như thế nào?
V/DẶN DÒ
Học thuộc bài theo nội dung đã ghi
Vẽ hình 15.2;15.4;15.5 trang 53 ;54 SGK.
Hoàn thành cácc yêu cầu của vở bài tập trang 36,37,38.
Sưu tầm các câu tục ngữ,câu ví ,các bài thơ,câu ca dao nĩi về vai trị của giun đất đối với sản xuất nơng nghiệp.
Nghiên cứu bài 16 theo nội dung trang 39,40 – vở bài tậpsinh 8.
Mỗi nhóm chuẩn bị 3 con giun to – xà phòng thơm.

File đính kèm:

  • docCopy of T15.doc