Giáo án Sinh học Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2007-2008

I/ MỤC TIÊU:

 1)Kiến thức

- Nắm được sự đa dạng của cá về số loài, lối sống, môi trường sống.

- Đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn với lớp cá xương

- Vai trò của cá trong đời sống con người.

 2). Kỹ năng

 Quan sát, so sánh, phân biệt,

 3). Thái độ: Bảo vệ các loài cá có giá trị kinh tế

 4). Trọng tâm : Sự đa dạng và đặc điểm chung của cá.

II/ CHUẨN BỊ:

 * GV: bảng phụ, soạn giảng.

 * HS: kẻ bảng, nghiên cứu bài.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1) Ổn định lớp

2) Bài cũ:

HS: Nêu những đặc điểm cấu tạo trong của cá thích nghi đời sống ở nước?

3) Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống

* Đa dạng về thành phần loài

HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm các nội dung sau:

 So sánh lớp cá sụn với lớp cá xương về:

+ Nơi sống

+ Đặc điểm nhận biết

+ Đại diện

GV treo bảng phụ, gọi đại diện nhóm lên điền kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV tổng kết

H: Qua bảng trên hãy nêu nhận xét về sự đa dạng của các lớp cá?

* Đa dạng về môi trường sống

HS quan sát H: 34.1 đến 34.7 đọc thông tin ở mỗi hình hoàn thành BT trang 111 SGK

GV treo bảng phụ gọi lần lượt các HS lên bảng sữa, HS khác nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, đưa đáp án đúng, HS tự sữa chữa. I. Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống

 

 

 

 

 

 

- Số lượng loài lớn

- Gồm hai lớp chính:

+ Lớp cá sụn: bộ xương bằng chất sụn

+ Lớp cá xưong: bộ xương bằng chất xương

 

 

 

S

T

T Đặc điểm môi trường Đại diện Hình dạng thân Đ2 khúc đuôi Đ2 vây chẵn Khả năng di chyển

1

 

2 Tầng mặt thiếu nơi ẩn náu

 

Tầng giữa và tầng đáy có nhiều nơi ẩn náu Cá nhám

 

Cá vền

Cá chép Thon dài

 

Tương đối ngắn khỏe

 

yếu Bình thường

Bình thường

 nhanh

 

Bơi chậm

3 Trong những hốc bùn đất ở đáy Lươn rất dài rất yếu Không có rất chậm

4 Trên mặt đáy biển Cá bơn

Cá đuối dẹt, mỏng rất yếu To hoặc nhỏ chậm

 

H: ĐK sống đã ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài của cá như thế nào?

GV cho HS liên hệ việc thả ghép nhiều loài cá trong ao nuôi.

 *Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của cá

HS dựa vào kiến thức đã học, GV dùng câu hỏi gợi mở cho HS nêu các đặc điểm chung của các lớp cá.

 

GV liên hệ một số loài cá có hiện tượng thụ tinh trong.

*Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của cá

HS đọc thông tin SGK nêu vai trò của cá trong tự nhiên và trong đời sống con người.

GV lưu ý cho HS một số loài cá có hại cho người: cá nóc, mật cá trắm

GV giáo dục HS bảo vệ và phát triển nguồn lợi về cá.

 

HS đọc ghi nhớ SGK

ĐK sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá

 

II. Đặc điểm chung

Cá là ĐVCXS thích nghi đời sống hoàn toàn ở nước

- Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang

- Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

- Thụ tinh ngoài

- Là động vật biến nhiệt.

III. Vai trò của cá

- Cung cấp thực phẩm như: thịt, trứng, nước mắm.

- Là nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh: dầu gan cá nhám, cá thu,

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp: da cá nhám

- Diệt bọ gậy, sâu hại lúa

 

doc54 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận sau có cấu tạo tiến bộ nhất
III. Thần kinh và giác quan
* Bộ não thỏ phát triển hơn bộ não các lớp ĐV đã học thể hiện ở:
- Bán cầu đại não phát triển che lấp ác phần khác
- Tiểu não lớn nhiều nếp gấp liên quan đến cử động phức tạp
* Giác quan : bài 46
Kiểm tra đánh giá
Câu hỏi 1, 2 SGK
Dặn dò
- Học bài
- Kẻ bảng tr 157 SGK
- Đọc bài 48.
*** RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 50
TUẦN 25 NS:05/03/08
	ND: 08/03/08
Bài 48 ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI
Mục tiêu
Kiến thức
- Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài , số bộ, tập tính của chúng
- Đặc điểm cơ bản phân biệt bộ Thú huyệt , bộ Thú túi với các bộ Thú nhau
- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài , đ/s tập tính của Thú mỏ vịt, Thú túi thích nghi với đời sống
- Giải thích sự sinh sản của Thú túi là tiến bộ hơ Thú huyệt.
Kỹ năng: Quan sát, so sánh
Thái độ: Yêu thích bộ môn
Trọng tâm: Đặc điểm của bộ Thú hyệt, bộ Thú túi thích nghi với đ/s
Chẩun bị
GV: Bảng phụ, soạn giảng
HS: Kẻ bảng, ngh/c bài
Hoạt động dạy học
Ổn định lơp
Bài cũ
HS: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của các hệ cơ quan bên trong của thỏ thể hiện sự hoàn thiện hơn so với các ĐVCXS đã học
Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hểu sự đa dạng của lớp thú
- GV y/c HS đọc thông tin SGK
- GV treo bảng phụ ghi sơ đồ giới thiệu 1 số bộ thú
- H: Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm nào ?
- H: Khi phân chia lớp thú dựa trên những đặc điểm cơ bản nào ?
 - GV giới thiệu 1 số căn cứ để phân chia lớp thú: lấy VD minh họa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài, đ/s và tập tính của Thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đ/s
- HS đọc thông tin SGK, qs tranh H: 48.1, 48.2 hoàn thành bảng BT SGK tr 157
- GV treo bảng phụ
- GV gọi đại diện lần lượt các nhóm lên điền KQ
- HS khác NX, bổ sung.
- GV tổng kết, đưa đáp án đúng. HS tự sửa vào tập.
I. Sự đa dạng của lớp thú
- Lớp thú có số lượng loài lớn, sống ở khắp nơi
- Phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi
II. Bộ thú huyệt và bộ Thú túi
Loài
Nơi sống
Cấu tạo chi
Sự di chuyển
Sinh sản
Con sơ sinh
Bộ phận tiết sữa
Cách cho con bú
Thú mỏ vịt
Nước ngọt
Chi có màng bơi 
Đi trên cạn, bơi trong nước
Đẻ trứng
Bình thường
Không có vú chỉ có tuyến sữa
Hấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ
Kaguru
Đồng cỏ
Chi sau lớn khỏe
Nhảy
Đẻ con
Rất nhỏ
Có vú
Ngoặm chặt lấy vú bú thụ động
- GV y/c HS qua bảng trên hãy thảo luận hoàn thành các nội dung sau:
- Tại sao Thú mỏ vịt đẻ trứng mà xếp vào lớp thú?
- Tại sao Thú mỏ vịt không bú mẹ như mèo con, chó con ?
- Thú mỏ vịt có c.tạo phù hợp với đ/s bơi lội trong nước ntn ?
- Kaguru có c.tạo ntn phù hợp với lối sống trên đồng cỏ ? 
- Tại sao kaguru con phải nuôi trong túi ấp của thú mẹ ?
- HS thảo luận trong 5 phút
- GV gọi lần lượt các nhóm báo cáo, nhóm khác NX, bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ SGK
1) Bộ Thú huyệt
* Đại diện : Thú mỏ vịt
* Đặc điểm:
- Sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn
- Có lông mao dày, không thấm nước
- Chân có màng bơi
- Đẻ trứng, thú mẹ chưa có múm vú, nuôi con bằng sữa chảy ra thấm vào lông hoặc uống sữa mẹ hòa lẫn trong nước.
2) Bộ Thú túi
* Đai diện : Kanguru
* Đặc điểm
- Sống ở đồng cỏ Châu Úc
- Chi sau dài, khỏe, đuôi dài.
- Đẻ con rất nhỏ, con sơ sinh yếu chưa phát triển đầy đủ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ, thú mẹ có núm vú, nuôi con bằng sữa.
Kiểm tra đánh giá
Câu hỏi 1, 2 SGK
Dặn dò
- Học bài
- Đọc mục em có biết
- Kẻ bảng tr 161 SGK
- Đọc bài 49.
*** RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 51
TUẦN 26 NS:09/03/08
	ND: 12/03/08
Bài 49 ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt)
 BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI
Mục tiêu
Kiến thức
- Đặc điểm cấu tạo của Dơi và Cá voi phù hợp với đk sống
- Một số tập tính của Dơi và Cá voi
Kỹ năng: Quan sát, so sánh
Thái độ: Yêu thích , bảo vệ ĐV có ích
Trọng tâm: Đặc điểm cấu tạo của dơi và cá voi thích nghi với đời sống
Chuẩn bị
GV: Bảng phụ
HS: Kẻ bảng
Hoạt động dạy học
Ổn định lớp
Bài cũ
HS: Nêu đặc điểm cấu tạo của Thú mỏ vịt vả Kanguru thích nghi với đ/s? Vì sao Thú mỏ vịt được xếp vào trong lớp Thú ?
Bài mới BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI
Hoạt động 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay
- HS đọc thông tin SGK, qs H: 49.1 hoàn thành bảng BT ở phần cột dơi
- GV treo bảng phụ, gọi lần lượt các HS lên bảng hoàn thành
- HS khác NX, bổ sung.
- GV tổng kết, đưa đáp án đúng.
- GV mở rộng vai trò của dơi, cách kiếm ăn, ngủ đông của dơi.
Hoạt động 2: Đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của cá voi thích nghi với đ/s bơi lặn trong nước.
- HS đọc thông tin SGK, qs H: 49.2 hoàn thành bảng tiếp theo ở cột cá voi
- GV treo bảng phụ, gọi vài HS lên bảng sửa.
- HS khác NX, bổ sung. GV tổng kết
- GV gọi 1 HS đọc to cột đã hoàn thành.
- GV cho HS nêu đặc điểm tại sao cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú.
- GV cho HS liên hệ về các vai trò của cá voi, cá heo. GD HS bảo vệ ĐV có ích.
I. Bộ dơi
* Đại diện : Dơi ăn quả, dơi ăn sâu bọ.
* Đặc điểm cấu tạo phù hợp với đ/s bay
- Cơ thể thon, nhỏ.
- Chi trước biến đổi thành cánh da
- Chi sau yếu nên không tự cất cánh lên từ mặt đất mà phải bám vào vật thả mình từ trên cao xuống.
- Tai thính, dơi có khả năng phát ra siêu âm để tránh chướng ngại vật.
II. Bộ cá voi
* Đại diện:Cá voi xanh, cá heo(cá đenphin)
* Đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống ở nước.
- Cơ thể hình thoi, thon dài.
- Cổ ngắn, không phân biệt với thân
- Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo.
- Chi sau tiêu giảm
- Có lớp mỡ dưới da dày
- Vây đuôi nằm ngang
- Bơi bằng cách uốn ình theo chiều dọc.
Kiểm tra đánh giá
Câu hỏi 1, 2 SGK
Dặn dò
- Học bài
- Đọc mục em có biết
- Kẻ bảng / 164 SGK
- Đọc bài 50 tìm hiểu vai trò của Thú ăn sâu bọ, Thú gặm nhấm, Thú ăn thịt.
*** RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 52
TUẦN 26 NS:02/03/08
	ND: 15/03/08
Bài 50 ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt)
BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT
Mục tiêu
Kiến thức
- HS nêu được cấu tạo thích nghi với đ/s của bộ Thú ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
- HS phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng của tứng bộ
Kỹ năng: Quan sát, phân tích, tìm kiến thức
Thái độ: Bảo vệ ĐV có ích
Trọng tâm:Đặc điểm cấu tạo các bộ thú thích nghi với đ/s
Chuẩn bị
GV: Bảng phụ
HS: Kẻ bảng, ngh/c bài
Hoạt động dạy học
Ổn định lớp
Bài cũ
HS1: Nêu đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đ/s ? Dơi có vai trò gì?
HS2: Cá voi có những đặc điểm c.tạo ntn để phù hợp với đ/s ở nước? Vì sao xếp cá voi vào lớp thú ?
Bài mới BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT
Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- GV y/c HS đọc thông tin các bộ thú trong SGK, qs H: 50.1 50.3, thảo luận nhóm hoàn thành bảng BT SGK trang 164 trong 7 phút
- GV treo bảng phụ.
Gọi đại diện lần lượt các nhóm lên điền KQ vào bảng, nhóm khác NX, bổ sung.
- GV đưa đáp án đúng, HS tự sửa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phù hợp với đ/s của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
- GV cho HS dựa vào bảng BT nêu đặc điểm cấu tạo của từng bộ.
- GV mở rộng về 1 số đặc điểm khác của từng bộ
- GV cho HS phân biệt các bộ dựa vào bộ răng
- HS đọc ghi nhớ SGK
I. Bộ Ăn sâu bọ
* Đại diện : chuột chù, chuột chũi
* Đặc điểm
- Mõm kéo dài thành vòi
- Răng nhọn
- Chân trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay khỏe để dào hang
II. Bộ Gặm nhấm
* Đại diện : chuột đồng, sóc, nhím
* Đặc điểm
- Răng cửa lớn, mọc dài liên tục
- Thiếu răng nanh, có khoảng trống hàm.
III. Bộ Ăn thịt
* Đại diện: Mèo, báo , chó, gấu,
* Đặc điểm
- Bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:
+ Răng cửa ngắn, sắc
+ Răng nanh lớn, dài, nhọn
+ Răng hàm có nhiều mấu dẹp, sắc.
- Ngón chân có vuốt cong , dưới có đệm thịt dày.
Kiếm tra đánh giá
Câu hỏi 1, 2, 3 SGK
Dặn dò
- Học bài
- Đọc mục em có biết
- Kẻ bảng / 167 SGK
- Đọc bài 51: Tìm hiểu cấu tạo chân các loài móng guốc, đặc điểm vai trò của các loài bộ Linh trưởng
*** RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 27 NS: 15/30/08
Tiết 53 ND: 18/03/08	
Bài 51 ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tt)
CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG
Mục tiêu
Kiến thức
- Đặc điểm cơ bản của Thú móng guốc, phân biệt các bộ thú móng guốc, giải thích sự thích nghi với sự di chuyển nhanh của Thú móng guốc
- Đặc điểm của bộ Ling trưởng, phân biệt các đại diện trong bộ Linh trưởng
- Vai trò của Lớp thú
- Đặc điểm chung của lớp thú
Kỹ năng:Quan sát, so sánh, phân biệt
Thái độ: Bảo vệ ĐV có ích
Trọng tâm: Đặc điểm của thú móng guốc, bộ Linh trưởng 
Chuẩn bị
GV: Bảng phụ
HS: kẻ bảng
Hoạt động dạy học
Ổn định lớp
Bài cũ
HS: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt bộ Ăn sâu bọ, bộ Ăn thịt, bộ Gặm nhấm
Bài mới
Hoạt động 1: So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của các loài thú móng guốc và giải thích sự thích nghi với sự di chuyển nhanh.
HS đọc thông tin SGK, qs H: 51.1 đến 51.3
H: Thú móng guốc có đặc điểm gì chung ?
GV y/c HS nêu các đặc điểm của thú móng guốc có cấu tạo thích nghi sự di chuyển nhanh.
GV treo bảng phụ y/c HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng trong 4 phút
GV gọi đại diện các nhóm lên ghi KQ, nhóm khác NX, bổ sung. GV đưa đáp án đúng, HS tự sửa vào tập
I. Các bộ Móng guốc
Tên ĐV
Số ngón chân phát triển
Sừng
Chế độ ăn
Lối sống
Lợn
Hươu
Ngựa
Voi
Tê giác
chẵn
chẵn
lẻ
5 ngón
lẻ
Không
Có
Không
Không
Có
Ăn tạp
Nhai lại
Không nhai lại
Không nhai lại
Không nhai lại
Đàn
Đàn
Đàn
Đàn
Đơn độc
Từ bảng trên GV cho HS rút ra đặc điểm chung của Thú móng guốc
GV y/c HS phân biệt Bộ guốc chẵn với Bộ guốc lẻ.
H: Hãy nêu đặc điểm của bộ voi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ Linh trưởng
HS đọc thông tin SGK + tranh H: 51.4
Nêu đặc điểm bộ linh trưởng thích nghi với đ/s leo trèo và cầm nắm.
GV y/c HS phân biệt các loài trong bộ linh trưởng.
GV liên hệ thực tế cho HS thấy sự thông minh , tiến hóa của khỉ hình người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thú
GV gợi ý cho HS nêu vai trò thực tiễn của thú. Từ đó gd HS ý thức bảo vệ các loài thú có ích.
Hoạt động 4: Tìm hiểu Đặc điểm chung của lớp thú.
GV cho HS thảo luận nhóm tìm đặc điểm chung của lớp thú về cấu tạo các hệ cơ quan.
HS đọc ghi nhớ SGK
1) Đặc điểm
- Số ngón chân tiêu giảm
- Đốt cuối mỗi ngón có 1 bao sừng bao bọc g

File đính kèm:

  • docGA- SINH7HKII.doc