Giáo án Sinh học Lớp 7 học kỳ II - Chủ đề: Sự tiến hóa của động vật - Năm học 2014-2015

I. Mạch kiến thức có liên quan:

1. Tiến hóa về tổ chức cơ thể (Bài 54 SH 7 )

- Dựa vào kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa về tổ chức cơ thể từ thấp lên cao.

+ Hệ hô hấp

+ Hệ tuần hoàn

+ Hệ thần kinh

+ Hệ sinh dục

2. Tiến hóa về sinh sản (Bài 55 SH 7 )

- Dựa vào kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức sinh sản từ thấp lên cao.

- So sánh sự sinh sản vô tính và hữu tính.

- Biết được sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.

3. Cây phát sinh giới Động vật (Bài 56 SH 7 )

- Nêu được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật - cây phát sinh động vật.

II. Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề:

1. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: học sinh dựa vào kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa về tổ chức cơ thể từ thấp lên cao.

+ Hệ hô hấp: từ chỗ chưa phân hóa, hoặc hô hấp bằng da đến hình thành thêm phổi chưa hoàn chỉnh, rồi hình thành hệ ống khí, túi khí, rồi phổi hoàn chỉnh.

+ Hệ tuần hoàn: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa; từ chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất đến chỗ tim đã phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất.

 + Hệ thần kinh: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa, từ phân hóa nhưng còn đơn giản (Ruột khoang, Giun đốt, Chân khớp) đến phức tạp (hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống ở ĐVCXS).

 + Hệ sinh dục: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa, từ phân hóa nhưng còn đơn giản, chưa có ống dẫn sinh dục (Ruột khoang) đến phức tạp, có ống dẫn sinh dục (Giun đốt, Chân khớp, ĐVCXS).

Qua đó học sinh tự so sánh để hiểu rõ sự tiến hóa của từng hệ cơ quan trong tổ chức cơ thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề: học sinh phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: nêu lên được sự tiến hóa về tổ chức cơ thể từ thấp lên cao;sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức sinh sản.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 học kỳ II - Chủ đề: Sự tiến hóa của động vật - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG: CHỦ ĐỀ DẠY HỌC - HỌC KÌ II 
TỔ: 	 MÔN: SINH 7 NĂM HỌC 2014 - 2015
CHỦ ĐỀ: SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
Thời lượng: 3 tiết ( PPCT: từ tiết 57 – 59)
Ngày soạn: 29/11/2014
I. Mạch kiến thức có liên quan: 
1. Tiến hóa về tổ chức cơ thể (Bài 54 SH 7 )
- Dựa vào kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa về tổ chức cơ thể từ thấp lên cao.
+ Hệ hô hấp
+ Hệ tuần hoàn
+ Hệ thần kinh
+ Hệ sinh dục
2. Tiến hóa về sinh sản (Bài 55 SH 7 )
- Dựa vào kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức sinh sản từ thấp lên cao. 
- So sánh sự sinh sản vô tính và hữu tính. 
- Biết được sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.
3. Cây phát sinh giới Động vật (Bài 56 SH 7 )
- Nêu được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật - cây phát sinh động vật.
II. Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề: 
1. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: học sinh dựa vào kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa về tổ chức cơ thể từ thấp lên cao.
+ Hệ hô hấp: từ chỗ chưa phân hóa, hoặc hô hấp bằng da đến hình thành thêm phổi chưa hoàn chỉnh, rồi hình thành hệ ống khí, túi khí, rồi phổi hoàn chỉnh.
+ Hệ tuần hoàn: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa; từ chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất đến chỗ tim đã phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất. 
 + Hệ thần kinh: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa, từ phân hóa nhưng còn đơn giản (Ruột khoang, Giun đốt, Chân khớp) đến phức tạp (hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống ở ĐVCXS).
 + Hệ sinh dục: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa, từ phân hóa nhưng còn đơn giản, chưa có ống dẫn sinh dục (Ruột khoang) đến phức tạp, có ống dẫn sinh dục (Giun đốt, Chân khớp, ĐVCXS).
Qua đó học sinh tự so sánh để hiểu rõ sự tiến hóa của từng hệ cơ quan trong tổ chức cơ thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề: học sinh phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: nêu lên được sự tiến hóa về tổ chức cơ thể từ thấp lên cao;sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức sinh sản. 
- Năng lực sáng tạo : hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho, so sánh và bình luận đưa ra các giải pháp đề xuất.
- Năng lực tự quản lí: ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân, tự đánh giá và điều chỉnh những hành động chưa hợp lí.
- Năng lực giao tiếp: thông qua hoạt động hợp tác nhóm,học sinh biết lắng nghe tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: biết vai trò và trách nhiệm của mình trong hợp tác nhóm ứng với công việc cụ thể; nhận biết được năng lực của từng thành viên trong nhóm.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: trình bày ý kiến của bản thân, của nhóm một cách rõ ràng, mạch lạc, chính xác.
2. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát : Qua hình 54.1“ Sự tiến hóa một số hệ cơ quan của đại diện các ngành ĐV” phát triển kĩ năng lập bảng so sánh rút ra nhận xét.
- Sưu tầm, phân loại: so sánh 01 số hệ cơ quan.
- Đưa ra các tiên đoán: về ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh.
- Hình thành nên các giả thuyết khoa học : về sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính. Bằng chứng về mối quan hệ về nguồn gốc giữa các nhóm động vật.Cây phát sinh động vật: phản ánh quan hệ nguồn gốc, họ hàng, mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp: từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện cơ thể thích nghi với điều kiện sống thậm chí còn so sánh được số lượng loài giữa các nhánh với nhau.
III. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề: 
NỘI DUNG CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI TRONG CHỦ ĐỀ
(Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ)
CÁC MỨC NĂNG LỰC
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU 
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO 
1. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: học sinh dựa vào kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa về tổ chức cơ thể từ thấp lên cao.
+ Hệ hô hấp: từ chỗ chưa phân hóa, hoặc hô hấp bằng da đến hình thành thêm phổi chưa hoàn chỉnh, rồi hình thành hệ ống khí, túi khí, rồi phổi hoàn chỉnh.
+ Hệ tuần hoàn: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa; từ chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất đến chỗ tim đã phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất. 
 + Hệ thần kinh: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa, từ phân hóa nhưng còn đơn giản (Ruột khoang, Giun đốt, Chân khớp) đến phức tạp (hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống ở ĐVCXS).
 + Hệ sinh dục: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa, từ phân hóa nhưng còn đơn giản, chưa có ống dẫn sinh dục (Ruột khoang) đến phức tạp, có ống dẫn sinh dục (Giun đốt, Chân khớp, ĐVCXS).
Qua đó học sinh tự so sánh để hiểu rõ sự tiến hóa của từng hệ cơ quan trong tổ chức cơ thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề: học sinh phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: nêu lên được sự tiến hóa về tổ chức cơ thể từ thấp lên cao;sự tiến hóa thể hiện ở các hình thức sinh sản. 
- Năng lực sáng tạo : hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho, so sánh và bình luận đưa ra các giải pháp đề xuất.
-Năng tự quản lí: ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân, tự đánh giá và điều chỉnh những hành động chưa hợp lí.
- Năng lực giao tiếp: thông qua hoạt động hợp tác nhóm,học sinh biết lắng nghe tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: biết vai trò và trách nhiệm của mình trong hợp tác nhóm ứng với công việc cụ thể; nhận biết được năng lực của từng thành viên trong nhóm.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: trình bày ý kiến của bản thân, của nhóm một cách rõ ràng, mạch lạc, chính xác.
2. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát : Qua hình 54.1“ Sự tiến hóa một số hệ cơ quan của đại diện các ngành ĐV” phát triển kĩ năng lập bảng so sánh rút ra nhận xét.
- Sưu tầm, phân loại: so sánh 01 số hệ cơ quan.
- Đưa ra các tiên đoán về ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh.
- Hình thành nên các giả thuyết khoa học : về sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính. Bằng chứng về mối quan hệ về nguồn gốc giữa các nhóm động vật.Cây phát sinh động vật: phản ánh quan hệ nguồn gốc, họ hàng, mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp: từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện cơ thể thích nghi với điều kiện sống thậm chí còn so sánh được số lượng loài giữa các nhánh với nhau.
- Biết các hình thức sinh sản ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở ĐV và giải thích sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính.
- Trình bày mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật
- Quan sát H.56.3 cho biết ngành Chân khớp với ngành thân mềm
Hơn hay là gần với Động vật có xương sống hơn.
- Biết được mối quan hệ họ hàng giữa các loài ĐV trong thực tế.
IV. Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả
STT
Mức độ
Nội dung câu hỏi
1
Nhận biết
- Nêu sự phân hoá và chuyên hoá một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hoá của các ngành động vât: Hô hấp, tuần hoàn.
- Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật
2
Thông hiểu
- Phân biệt các hình thức sinh sản ở động vật.
- Giải thích sự tiến hoá hình thức sinh sản hữu tính? Cho ví dụ? 
3
Vận dụng thấp
- Quan sát H.56.3 cho biết ngành Chân khớp với ngành thân mềm
Hơn hay là gần với Động vật có xương sống hơn.
4
Vận dụng cao
- Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay với cá chép hơn.
Chủ đề này dự kiến thực hiện giảng dạy: 3 tiết.
* Mục tiêu: 
- Nêu được hướng tiến hoá trong tổ chức cơ thể minh hoạ được sự tiến hoá tổ chức cơ thể thông qua các hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục..
- Phân biệt được sự sinh sản vô tính với sự sinh sản hữu tính và nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.
- Biết được bằng chứng về mối quan hệ về nguồn gốc giữa các nhóm động vật.
- Trình bày được ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật.
* Mô tả chủ đề
Tiết 1. Tiến hóa về tổ chức cơ thể .
Tiết 2. Tiến hóa về sinh sản .
Tiết 3. Cây phát sinh giới Động vật .
TỔ TRƯỞNG DUYỆT 
., ngày tháng năm 2014
Giáo viên soạn 
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.., ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KT.TRƯỞNG PHÒNG 
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG 

File đính kèm:

  • docCHỦ ĐỀ SƯ TIEN HOA CUA DV - SH 7.doc