Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010
Tiết 2 PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
1. Kiến thức:
- HS nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.
- Nêu được đặcđiểm chung của động vật.
- HS nắm được sơ lược sự phân chia giới động vật
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Có ý thức yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H2.1, bảng phụ
- HS: Kẻ bảng 1 và 2 vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Sự đa dạng và phong phú của động vật được thể hiện ở những điểm nào?
- Vì sao động vật có mặt ở khắp nơi trên trái đất?
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật
- GV yêu cầu HS quan sát H2.1, thảo luận hoàn thành bảng 1 “ So sánh động vật và thực vật”
HS quan sát H2.1, thảo luận nhóm sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nêu câu hỏi:
+ Động vật giống thực vật ở điểm nào?
+ Động vật khác thực vật ở điểm nào?
HS dựa vào bảng 1, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét và bổ sung
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của động vật
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong SGK rồi từ đó rút ra các đặc điểm chung của động vật
HS hoàn thành bài tập sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự phân chia giới động vật
- GV giảng giải:
+ Do sự phân loại mà giới động vật được chia làm 20 ngành, thể hiện ở H2.2
+ Chương trình SH 7 chỉ học 8 ngành cơ bản
* Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của động vật
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 trong SGK và thảo luận:
+ Động vật có vai trò gì trong đời sống con người?
HS hoàn thành bảng 2 và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung I. Phân biệt động vật với thực vật
- Giống nhau:
+ Đều được cấu tạo từ tế bào
+ Lớn lên, sinh sản
- Khác nhau:
+ Động vật có khả năng di chuyển, sống dị dưỡng, có hệ thần kinh và giác quan
+ Thực vật phần lớn không di chuyển, tự dưỡng và tế bào có thành xenlulô
II. Đặc điểm chung của động vật
- Có khả năng di chuyển
- Có hệ thần kinh và giác quan
- Chủ yếu sống dị dưỡng
III. Sơ lược phân chia giới động vật
- Giới động vật đực chia thành ĐV không xương sống và ĐV có xương sống
+ ĐV không xương sống gồm 7 ngành từ ĐVNS đến chân khớp
+ ĐV có xương sống có 1 ngành gồm cá, lưỡng cư. bò sát, chim, thú
IV. Vai trò của động vật
- Động vật cung cấp nguyên liệu làm thực phẩm, làm thí nghiệm, hỗ trợ con người trong lao động và giải trí
- Một số động vật gây bệnh truyền nhiễm
3. Kiểm tra đánh giá:
- Nêu các đặc điểm chung của động vật?
- Động vật giống và khác thực vật ở điểm nào?
4. Dặn dò:
- Học bài
- Đọc mục “ Em có biết”
- Soạn bài mới
điểm vây chẵn Di chuyển Tầng mặt thường thiếu nơi ẩn náu Cá nhám Thon dài Khỏe Bình thường Nhanh Tầng giữa và tầng đáy, bơi ẩn náu thường nhiều Cá vền Cá chép Tương đối ngắn Yếu Bình thường Bình thường Trong những hốc bùn đất ở đáy Lươn Rất dài Rất yếu Không có Rất chậm Trên mặt đáy biển Cá bơn Cá đuối Dẹt mỏng Rất yêu To hoặc nhỏ Chậm Lớp lưỡng cư Tiết 39 ếch đồng Ngày soạn Ngày dạy Số học sinh vắng Ghi chú I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức: - HS nắm được đặc điểm đời sống của ếch đồng - HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Yêu thích bộ môn II. Phương pháp dạy học - Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải - Tổ chức hoạt động nhóm III. Đồ dùng dạy học - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ, mô hình ếch đồng, bảng phụ - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở IV. Tiến trình dạy học 1.ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày các đặc điểm chung của cá? - Nêu vai trò của cá và các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi cá? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống ếch đồng - GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận: + ếch đồng sống ở đâu? + Thức ăn của chúng là gì? Kiếm ăn vào lúc nào? + Tại sao nói ếch đồng là ĐVbiến nhiệt? + Vì sao ếch có hiện tượng trú đông? HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và sự di chuyển + VĐ 1: Tìm hiểu di chuyển của ếch - GV yêu cầu HS quan sát cách di chuyển của ếch trong tranh vẽ, thảo luận: + Mô tả động tác di chuyển của ếch ở trên cạn và ở dưới nước? HS quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận + VĐ 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài - GV yêu cầu HS quan sát mô hình, tranh vẽ thảo luận hoàn thành bảng: “Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch” HS quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận - GV hoàn thiện kiến thức cho HS * Hoạt động 3: Tìm hiểu sinh sản và phát triển của ếch đồng - GV yêu cầu HS quan sát H35.4, đọc thông tin, thảo luận: + Trình bày đặc điểm sinh của ếch? + Trứng ếch có đặc điểm gì? + Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá? HS quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận - GV hoàn thiện kiến thức cho HS: Trong quá trình phát triển, nòng nọc có những đặc điểm giống cá chứng tỏ nguồn gốc của ếch - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung I. Đời sống - Môi trường sống: vừa sống ở cạn vừa sống ở nước - Đời sống: - Kiếm ăn vào ban đêm - Có hiện tượng trú đông - Là động vật biến nhiệt II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Di chuyển - Khi ngồi, chi sau gấp hình chữ Z, lúc nhảy chi sau bật thẳng: hình thức nhảy cóc - Dưới nước, chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái: hình thức bẻ lái 2. Cấu tạo ngoài - Nội dung ghi như phiếu học tập III. Sinh sản và phát triển - Sinh sản: vào cuối mùa xuân, có tập tính ghép đôi, thụ tinh ngoài, trứng được bảo vệ trong chất nhày - Vòng đời: Trứng được thụ tinh phát triển qua giai đoạn nòng nọc ở dưới nước sau đó trở thành ếch trưởng thành. 4. Kiểm tra đánh giá: - Trình bày cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước? - Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch? * Câu hỏi “ Hoa điểm 10”: Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm? 5. Dặn dò: - Học bài - Soạn bài mới V. rút kinh nghiệm Phiếu học tập: Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài Thích nghi với đời sống ý nghĩa thích nghi ở nước ở cạn Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước x Giảm sức cản của nước Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu(mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở) x Khi bơi vừa thở vừa quan sát Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí x Giúp hô hấp trong nước Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ x Bảo vệ mắt, giữ cho mắt không bị khô, nhận biết âm thanh Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt x Thuận lợi cho việc di chuyển Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón x Tạo chân bơi để đẩy nước Tiết 40 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng Ngày soạn Ngày dạy Sô học sinh vắng Ghi chú I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức: - HS nhận dạng được các cơ quan trên mẫu mổ, mô hình - HS tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, thực hành. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Yêu thích bộ môn II. Đồ dùng dạy học - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ cấu tạo trong, mô hình ếch đồng III. Phương pháp dạy học - Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải - Tổ chức hoạt động nhóm IV. Tiến trình dạy học 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước? - Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch? 3. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Quan sát bộ xương ếch - GV hướng dẫn HS quan sát H36.1 SGK để nhận biết các xương trong bộ xương ếch sau đó xác định chúng trên mẫu mổ(mô hình) HS quan sát và xác định trên mẫu mổ (mô hình) sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung - GV yêu cầu HS thảo luận: + Bộ xương ếch có chức năng gì? HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận - GV hoàn thiện kiến thức cho HS * Hoạt động 2: Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ(mô hình) + VĐ 1: Quan sát da - GV yêu cầu HS quan sát H36.2 thảo luận: + Da có vai trò gì? HS quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận + VĐ 2: Quan sát các nội quan - GV yêu cầu HS quan sát H36.3, đối chiếu mô hình để xác định các cơ quan của ếch HS quan sát, thảo luận sau đó lên bảng chỉ từng cơ quan trên mô hình - GV yêu cầu HS thảo luận sau khi nghiên cứu bảng “Đặc điểm cấu tạo trong của ếch” + Hệ tiêu hóa của ếch có gì khác so với cá? + Vì sao ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da? + Tim ếch khác cá ở điểm nào? Trình bày sự tuần hoàn máu của ếch? + Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn ở cấu tạo trong của ếch? HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận - GV yêu cầu HS đọc lại nội dung bảng “Đặc điểm cấu tạo trong của ếch” sau đó viết thu hoạch - GV nhận xét tinh thần học tập của HS, nhận xét kết quả, cho điểm I. Bộ xương - Gồm xương đầu(sọ ếch), xương cột sống, xương đai hông, xương đai vai, xương chi trước và xương chi sau - Chức năng: tạo khung nâng đỡ cơ thể, là nơi bám của các cơ, tạo khung bảo vệ nội quan II. Các nội quan 1. Da - Da ếch trần, trơn, ẩm ướt, mặt trong có nhiều mạch máu để trao đổi khí - Dưới nước, chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái: hình thức bẻ lái 2. Các nội quan - Nội dung như bảng “Đặc điểm cấu tạo trong của ếch” 4. Kiểm tra đánh giá: - Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch? 5. Dặn dò: - Học bài - Soạn bài mới V. rút kinh nghiệm Tiết 41 Bài 37: đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư Ngày soạn Ngày dạy Số học sinh vắng Ghi chú I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức: - HS trình bày được sự đa dạng của lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng - HS hiểu rõ vai trò của nó với đời sống - HS trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Yêu thích bộ môn II. Đồ dùng dạy học - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ, bảng phụ - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở III. Phương pháp dạy học - Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải - Tổ chức hoạt động nhóm IV. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch? 2. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng về thành phần loài - GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận: + Phân biệt 3 bộ lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất? HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS * Hoạt động 2: Tìm hiểu đa dạng về môi trường sống và tập tính - GV yêu cầu HS quan sát H37.1, đọc các chú thích, thảo luận hoàn thành bảng “Một số đặc điểm sinh học của Lưỡng cư” HS quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận * Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của lưỡng cư - GV yêu cầu HS đọc thông tin bảng, thảo luận: + Hãy nêu đặc điểm chung của Lưỡng cư? HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận * Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của lưỡng cư - GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận: + Lưỡng cư có vai trò gì đối với con người? Cho ví dụ? HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung I. Đa dạng về thành phần loài - Lớp lưỡng cư có 4000 loài, được chia làm 3 bộ: + Bộ lưỡng cư có đuôi: hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau + Bộ lưỡng cư không đuôi: hai chi sau dài hơn hai chi trướnc + Bộ lưỡng cư không chân: thiếu chi II. Đa dạng về môi trường sống và tập tính - Nội dung ghi như phiếu học tập III. Đặc điểm chung của lưỡng cư - Môi trường sống: nước và cạn - Da: da trần(không có vảy), ẩm ướt - Cơ quan di chuyển: bốn chi có màng ít hoặc nhiều(trừ ếch giun) - Cơ quan hô hấp: Mang(nòng nọc), phổi và da(cá thể trưởng thành) - Cơ quan tuần hoàn: tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
File đính kèm:
- sinh 7(1).doc