Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 63+64: Nấm
I. Mục tiêu bài học:
- Nắm được đặc điểm cấu tạo của mốc trắng
- Phân biệt các phần của nấm rơm.
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung : cấu tạo , dinh dưỡng, sinh sản .
- Biết được 1 vài điều kiện thích hợp cho sợ phát triển của nấm.
- Nêu 1 số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại.
- Rèn kĩ năng quan sát.
- Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa 1 số bệnh ngoài da do nấm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu nấm rơm và 1 số nấm khác
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổ n định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên?
- Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ thức ăn khỏi bị ôi thiu phải làm như thế nào?
3. Mở bài: đồ để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen do 1 số nấm mốc gây nên . Nấm mốc là tên chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé chúng thuộc nhóm nấm . Nấm gồm cả loại lớn sống trên đất ẩm , rơm rạ, gỗ mục.
4. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: A. MỐC TRẮNG
1. QUAN SÁT HÌNH DẠNG CẤU TẠO CỦA MỐC TRẮNG
- Mục tiêu: quan sát được hình dạng của mốc trắng với túi bào tử và quan sát được bào tử
GV HS
- Gv nhắc lại thao tác xem kính hiển vi .
- Hướng dẫn cách lấy mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng , màu sắc , cấu tạo sợi mốc , vị trí túi bào tử.
- Cho cả lớp thảo luận –
- Gv tổng kết bổ sung nếu cần .
- Gv đưa thông tin về dinh dưỡng , sinh sản của mốc trắng . - Hs hoạt động nhóm .
- Quan sát mẫu thật.
+ Đối chiếu với hình vẽ.
- Nhận xét về hình dạng và cấu tạo yêu cầu nêu:
+ Hình dạng: dạng sợi phân nhánh.
+ Màu sắc: không màu , không có diệp lục.
+ Cấu tạo: sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân , không có vách ngăn giữa các tế bào.
* TIỂU KẾT: 1/ QUAN SÁT HÌNH DẠNG CẤU TẠO CỦA MỐC TRẮNG
- Hình dạng: dạng sợi phân nhánh .
- Cấu tạo : có chất tế bào và nhiều nhân nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào.
- Màu sắc: trong suốt , không có diệp lục.
- Dinh dưỡng: theo kiểu hoại sinh.
- Sinh sản : bằng bào tử là sinh sản vô tính.
Tuần : 32 Tiết : 63,64 Bài 51: NẤM I. Mục tiêu bài học: - Nắm được đặc điểm cấu tạo của mốc trắng - Phân biệt các phần của nấm rơm. - Nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung : cấu tạo , dinh dưỡng, sinh sản . - Biết được 1 vài điều kiện thích hợp cho sợ phát triển của nấm. - Nêu 1 số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại. - Rèn kĩ năng quan sát. - Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa 1 số bệnh ngoài da do nấm. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu nấm rơm và 1 số nấm khác III. Hoạt động dạy học: 1. Ổ n định 2. Kiểm tra bài cũ: - Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên? - Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ thức ăn khỏi bị ôi thiu phải làm như thế nào? 3. Mở bài: đồ để lâu nơi ẩm thấp sẽ thấy xuất hiện những chấm đen do 1 số nấm mốc gây nên . Nấm mốc là tên chung của nhiều loại mốc mà cơ thể rất nhỏ bé chúng thuộc nhóm nấm . Nấm gồm cả loại lớn sống trên đất ẩm , rơm rạ, gỗ mục. 4. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: A. MỐC TRẮNG 1. QUAN SÁT HÌNH DẠNG CẤU TẠO CỦA MỐC TRẮNG - Mục tiêu: quan sát được hình dạng của mốc trắng với túi bào tử và quan sát được bào tử GV HS - Gv nhắc lại thao tác xem kính hiển vi . - Hướng dẫn cách lấy mốc và yêu cầu quan sát về hình dạng , màu sắc , cấu tạo sợi mốc , vị trí túi bào tử. - Cho cả lớp thảo luận – - Gv tổng kết bổ sung nếu cần . - Gv đưa thông tin về dinh dưỡng , sinh sản của mốc trắng . - Hs hoạt động nhóm . - Quan sát mẫu thật. + Đối chiếu với hình vẽ. - Nhận xét về hình dạng và cấu tạo yêu cầu nêu: + Hình dạng: dạng sợi phân nhánh. + Màu sắc: không màu , không có diệp lục. + Cấu tạo: sợi mốc có chất tế bào, nhiều nhân , không có vách ngăn giữa các tế bào. * TIỂU KẾT: 1/ QUAN SÁT HÌNH DẠNG CẤU TẠO CỦA MỐC TRẮNG - Hình dạng: dạng sợi phân nhánh . - Cấu tạo : có chất tế bào và nhiều nhân nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. - Màu sắc: trong suốt , không có diệp lục. - Dinh dưỡng: theo kiểu hoại sinh. - Sinh sản : bằng bào tử là sinh sản vô tính. * HOẠT ĐỘNG 2: LÀM QUEN 1 VÀI LOẠI MỐC KHÁC GV HS - Gv dùng tranh giới thiệu mốc xanh , mốc tương , mốc rượu. - Phân biệt các loại mốc này với mốc trắng . - Gv có thể giới thiệu qui trình làm tương hay làm rượu cho hs nắm. - Hs quan sát hình 51.2. Nhận biết mốc xanh, mốc tương , mốc rượu. - Nhận biết các loại mốc này trong thực tế. * TIỂU KẾT: 2/ MỘT VÀI LOẠI MỐC KHÁC - Mốc tương: màu vàng hoa cau dùng làm tương. - Mốc rượu: màu trắng. - Mốc xanh: màu xanh gặp ở vỏ cam, bưởi. * HOẠT ĐỘNG 3: QUAN SÁT HÌNH DẠNG CẤU TẠO CỦA NẤM RƠM - Mục tiêu: phân biệt được các phần của mũ nấm, nhận biết được bào tử vag vị trí của chúng trên mũ nấm. GV HS - Yêu cầu quan sát mẫu vật và đối chiếu với tranh vẽ, phân biệt các phần mũ nấm. - Gọi hs chỉ tranh và tên từng phần của nấm . - Hướng đãn hs klaasy từng phiến mỏng dưới mũ nấm , đặt lên phiến kính dầm nhẹ quan sát bào tử bằng kính lúp. - Yêu cầu hs nhắc lại cấu tạo của mũ nấm . - Hs quan sát mẫu nấm rơm phân biệt + Mũ nấm , cuống nấm , sợi nấm . + Các phiến mỏng dưới mũ nấm - 1 hs chỉ các phần của nấm , lớp bổ sung. - Hs quan sát bào tử nấm bằng kính lúp . - Mô tả hình dạng - 1 số hs nhắc lại cấu tạo. * TIỂU KẾT: 3/ NẤM RƠM - Cơ quan sinh dưỡng là sợi nấm . - Cơ quan sinh sản là mũ nấm nằm trên cuống nấm . - Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử. - Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn , mỗi tế bào đều có 2 nhân và cũng không có chất diệp lục. B. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM * ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC: * HOẠT ĐỘNG 4: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA NẤM GV HS - Yêu cầu thảo luận 3 câu hỏi: + Tại sao muốn gây mốc trắng chỉ cần để cơm ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm ít nước ? + Tại sao quần áo lâu không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị mốc ? + Tại sao trong chổ tối nấm vẫn phát triển được? - Gv cho hs đọc thông tin để củng cố lại kết luận. - Hs hoạt động nhóm . - Trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi . - Yêu cầu đạt được: + Bào tử nấm mốc phát triển ở nơi nhiều chát hữu cơ , ấm và ẩm. + Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn . - Các nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung và tự rút ra kết luận. * TIỂU KẾT: 4/ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA NẤM: Nâm chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn và cần nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển ( 25- 30 oc ) * HOẠT ĐỘNG 5: CÁCH DINH DƯỠNG GV HS -Yêu cầu hs đọc thông tin mục 2, trả lời câu hỏi. - Nấm không có diệp lục vậy nấm sinh dưỡng bằng những hình thức nào ? - Cho hs lấy ví dụ về nấm kí sinh và nấm hoại sinh? - Hs đọc thông tin, suy nghĩ để trả lời, yêu cầu nêu các hình thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. - Hs phát biểu các hs khác bổ sung nếu cần. * TIỂU KẾT: 5/ CÁCH DINH DƯỠNG Nấm là cơ thể dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh , 1 số nấm cộng sinh ( rễ cây họ đậu) * HOẠT ĐỘNG 6: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM GV HS A. NẤM CÓ ÍCH - Yêu cầu hs đọc thông tin ô vuông trang 169. - Trả lời câu hỏi , nêu cộng dụng của nấm ? ví dụ ? - Gv tổng kết lại công dụng của nấm có ích. B. NẤM CÓ HẠI: - Cho h s quan sát trên mẫu hoặc tranh 1 số bộ phận cây bị nấm hỏi : nấm gây những tác hại gì cho thực vật? - Yêu cầu lớp thảo luận . - Gv nhận xét bổ sung - Gv giới thiệu 1 số nấm gây hại ở thực vật. - Yêu cầu nhs đọc thông tin sgk. - Hỏi: kể 1 số nấm gây hại cho người ? - Cho hs nhận dạng 1 số nâùm độc? - Yêu cầu thảo luận. - Muốn phòng trị bệnh do nấm gây ra cần phải làm gì? + Đồ dạc không bị mốc cần phải làm gì? - Hs đọc bảng thông tin , ghi nhớ lại các công dụng . - Hs trả lời câu hỏi , nêu 4 công dụng. - Hs nhận dạng 1 số nấm có ích. - Hs quan sát nấm và kết hợp với tranh , thảo luận trả lời. + Nêu được những bộ phận cây bị nấm. + Tác hại của nấm - Đại diện nhóm trả lời - Nấm kí sinh trên thực vật gây bệnh cho cây trồng làm thiệt hại mùa màng . + Ở người: hắc lào, lang ben, nấm tóc + Ở thực vật: đạo ôn, vàng lá - Hs phát biểu lớp bổ sung. * TIỂU KẾT: A. NẤM CÓ ÍCH - Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ : nấm hiển vi trong đất. - Sản xuất rượu , bia , chế biến 1 số thực phẩm , làm mem nở bột mì là nấm men - Làm thức ăn : men bia, nấm rơm ,nấm sò, mộc nhĩ. - Làm thuốc: mốc xanh , nấm linh chi B. NẤM CÓ HẠI - Nấm kí sinh gây bệnh cho người và thực vật. + Nấm von trên lúa: lúa nhạt màu , bông nhỏ, lép + Nấm mốc bông , chè, cà phê, cao su. + Ở người: hắc lào, nước ăn kẻ chân, nấm tóc. - Nấm mốc làm hỏng thức ăn đồ dùng . - Nấm độc gây ngộ độc: nấm độc đỏ, nấm lim 5/ Kiểm tra đánh giá: - Hs trả lời câu hỏi cuối bài. - Kể 1 số naasm gây hại cho người, động vật, thực vật 6/ Dặn dò: - Học bài và soạn bài mới - Lấy mẫu địa y trên thân cây , mỗi em 1 mẫu.
File đính kèm:
- tiet 63,64.doc