Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 50: Hạt trần - Cây thông

I. Mục tiêu bài học:

 - Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây thông.

 - Phân biệt sự khác nhau giữa nón và hoa.

 - Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần và cây có hoa.

 - Rèn hs hoạt động theo nhóm.

 - Có ý thức bảo vệ thực vật.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Mẫu: cành thông có nón.

 - Tranh : cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái.

III. Hoạt động dạy học:

 1. Ổ n định

 2. Kiểm tra bài cũ

 3. Mở bài:

 Hình 40.1 thấy 1 nón thông đã chín mà thường gọi là quả vì nó mang các hạt. Gọi như vậy đã chính xác chưa? Ta đã biết quả phát triển từ hoa? Vậy cây thông đã có hoa quả thật sự chưa. Hôm nay ta tìm hiểu bài mới.

 4. Bài mới:

* HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY THÔNG

- Mục tiêu: nêu được đặc điểm bên ngoài của thân, cành, lá

GV HS

- Gv giới thiệu qua về cây thông.

- Hướng dẫn hs quan sát cành , lá thông:

+ Đặc điểm thân, cành, màu sắc?

+ Lá hình dạng , màu sắc?

- Nhổ cành con quan sát cạh mọc lá( chú ý vảy nhỏ ở gốc lá)

- Thông có rễ to khoe mọc sâu

- Gv kết luận. - Cá nhóm quan sát cành, lá thông, ghi đặc điểm thống nhất trong nhóm.

+ Cành sù xì với các vết sẹo khi lá rụng để lại.

+ Lá hình kim.

- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 50: Hạt trần - Cây thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Tiết : 50
Bài 40 : HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I. Mục tiêu bài học:
 - Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây thông.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa nón và hoa.
 - Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần và cây có hoa.
 - Rèn hs hoạt động theo nhóm.
 - Có ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu: cành thông có nón.
 - Tranh : cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Ổ n định
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Mở bài:
 Hình 40.1 thấy 1 nón thông đã chín mà thường gọi là quả vì nó mang các hạt. Gọi như vậy đã chính xác chưa? Ta đã biết quả phát triển từ hoa? Vậy cây thông đã có hoa quả thật sự chưa. Hôm nay ta tìm hiểu bài mới.
 4. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY THÔNG
- Mục tiêu: nêu được đặc điểm bên ngoài của thân, cành, lá
GV
HS
- Gv giới thiệu qua về cây thông.
- Hướng dẫn hs quan sát cành , lá thông:
+ Đặc điểm thân, cành, màu sắc?
+ Lá hình dạng , màu sắc?
- Nhổ cành con quan sát cạh mọc lá( chú ý vảy nhỏ ở gốc lá)
- Thông có rễ to khoe mọc sâu
- Gv kết luận.
- Cá nhóm quan sát cành, lá thông, ghi đặc điểm thống nhất trong nhóm.
+ Cành sù xì với các vết sẹo khi lá rụng để lại.
+ Lá hình kim.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
* TIỂU KẾT: 1/ CƠ QUAN SINH DƯỠNG
 - Thân , cành màu nâu sù xì( cành có vết sẹo khi lá rụng).
 - Lá nhỏ hình kim mọc từ 2- 3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn.
 - Rễ dài ăn sâu và rộng.
* HOẠT ĐỘNG 2: QUAN SÁT CƠ QUAN SINH SẢN ( NÓN)
- Mục tiêu: nắm được đặc điểm cấu tạo của nón
GV
HS
- Cấu tạo nón đực và nón cái?
- Gv thông báo có 2 loại nón: nón đực và nón cái.
- Yêu cầu hs:
+ Xác định nón đực và nón cái trên cành?
+ Đặc điểm của 2 loại nón, số lượng và kích thước 2 loại?
- Cho hs quan sát sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái trả lời câu hỏi:
+ Nón đực có cấu tạo như thế nào?
+ Nón cái có cấu tạo như thế nào?
- Hs quan sát mẫu và tranh xác định nón đực và nón cái.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Hsquan sát trả lời câu hỏi thông qua rtharo luận
* TIỂU KẾT: 
 - Nón đực: 
 + Nhỏ mọc thành cụm.
 + Trục nón
 + Vảy ( nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn.
 - Nón cái:
 + Lớn mọc riêng lẻ.
 + Trục nón
 + Vảy ( lá noãn) mang 2 noãn.
* SO SÁNH HOA VÀ NÓN
GV
HS
- Yêu cầu hs so sánh cấu tạo của hao và nón bằng cách điền vào bảng trang 133.
- Nón khác hoa ở chổ nào?
- Gv bổ sung hoàn thành kết luận
- Thảo luận hoàn thành bảng.
- Đại diện điền trên bảng phụ.
- Cho các nhóm khác nhận xét.
- Kết luận.
* TIỂU KẾT: SO SÁNH HOA VÀ NÓN
 Chưa có cấu tạo nhị và nhụy điển hình, đặc biệt chưa có bầu nhụy chứa noãn nên không thể coi như hoa mặc dù cũng có bộ phận mang hạt phấn và noãn.
* QUAN SÁT 1 NÓN CÁI ĐÃ PHÁT TRIỂN
GV
HS
- Quan sát hạt trên hình vẽ.
+ Hạt có đặc điểm gì nằm ở đâu?
+ Tại sao gọi thông là cây hạt trần?
- Hs quan sát và trả lời câu hỏi
+ Có cánh mỏng
+ Hạt có cánh mỏng nằm ở trên lá noãn hở phía ngoài nên gọi là cây hạt trần.
* TIỂU KẾT: Hạt nằm trên lá noãn hở chưa có quả thật.
* SỰ THỤ PHẤN VÀ THỤ TINH:
GV
HS
- Hạt phấn thông có đặc điểm gì nổi bậc? Có tác dụng gì?
- Hạt phấn chín rơi vào đâu?
- Sau khi đến noãn sẽ làm nhiệm vụ gì?
- Sự thụ tinh ở thông có cần nước không?
- sau khi thụ tinh noãn phát triển thành gì? Nằm ở đâu?
- Hạt thông có đặc điểm gì có tác dụng gì?
- Có 2 túi khí 2 bên dễ bay theo gió.
- Rơi vào noãn giữ lại 1 thời gian.
- Nảy mầm thành ống nhỏ đâm vào mô noãn đưa 2 tinh trùng vào túi tinh với 2 noãn cầu.
- Không cần nước
- Biến đổi thành hạt nằm trên các vảy( các lá noãn) hóa gỗ.
- Có cánh mỏng nên được phát tán đi xa khi rơi xuống đất gặp điều kiện nảy mầm thành cây thông.
* TIỂU KẾT: SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN CÂY THÔNG
 Nón đực túi phấn hạt phấn tinh trùng
Cây thông
 Hợp tử
 Nón cái lá noãn hở noãn noãn cầu
 Hạt
* HOẠT ĐỘNG 3: GIÁ TRỊ CỦA CÂY HẠT TRẦN
Gv
HS
- Gv đưa 1 số thông tin về cây hạt trần khác nhau cùng giá trị của chúng?
- Hs nêu được các giá trị thực tiễn của cây hạt trần.
* TIỂU KẾT: 3/ GIÁ TRỊ CỦA CÂY HẠT TRẦN
 - Cho gỗ tốt và thơm: thông pơmu, hoàng đàn, kim giao.
 - Làm cây cảnh: tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre.
5/ Kiểm tra bài cũ:
Đánh dấu x vào câu trả lời đúng
1/ Tính chất dặc trưng của cây hạt kín là:
 a. Sống trên cạn	(b). Có rễ, thân, lá
 c. Có sợ sinh sản bằng hạt	d. Có hoa quả hạt nằm trong quả
2/ Các cây hạt kín rất khác nhau thể hiện ở:
 a. Đặc điểm hình thái, cơ quan sinh dưỡng	b. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản
 (c) Đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản	d. Các đặc điểm khác ngoài 2 đặc điểm trên
6/ Dặn dò: 
 - Học bài trả lời câu hỏi 1, 2 sgk
 - Đọc em có biết.
 - Chuẩn bị cành bưởi, lá đơn , lá kép, rễ hành, hoa huệ, hoa hồng.

File đính kèm:

  • doctiet 50.doc