Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 28: Thực hành: Biến dạng của lá

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học xong bài này học sinh có khả năng:

- Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 - Kỹ năng hợp tác nhóm để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật(các loại lá)

 - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát, so sánh sự khác nhau của các loại lá biến dạng

 - Kỹ năng quả lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm khi thực hành

 - Kỹ năng thuyết trình kết quả thảo luận nhóm.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Trực quan

- Thực hành – thí nghiệm

- Dạy học nhóm

- Biểu đạt sáng tạo

- Trình bày 1 phút

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Mẫu vật: Cây mây, đậu hà lan, cây hành còn lá xanh, củ dong ta, cành xương rồng.

- Tranh: Cây nắp ấm, cây bèo đất.

2. Học sinh

- Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công

- Kẻ bảng sgk trang 85 vào vở bài tập

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Khám phá: Mô tả thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước qua lá và nêu ý nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá đối với cây? . Nhắc lại chức năng chính của lá là gì? Ở một số cây lá đã thực hiện những chức năng khác để phù hợp với điều kiện sống, nên hình dạng của lá bị thay đổi  lá biến dạng

2. Kết nối:

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 28: Thực hành: Biến dạng của lá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 28: THỰC HÀNH: BIẾN DẠNG CỦA LÁ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
	- Kỹ năng hợp tác nhóm để sưu tầm mẫu vật và phân tích mẫu vật(các loại lá)
	- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát, so sánh sự khác nhau của các loại lá biến dạng
	- Kỹ năng quả lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm khi thực hành
	- Kỹ năng thuyết trình kết quả thảo luận nhóm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Trực quan 
- Thực hành – thí nghiệm
- Dạy học nhóm
- Biểu đạt sáng tạo
- Trình bày 1 phút
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên:
- Mẫu vật: Cây mây, đậu hà lan, cây hành còn lá xanh, củ dong ta, cành xương rồng. 
- Tranh: Cây nắp ấm, cây bèo đất.
2. Học sinh
- Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công
- Kẻ bảng sgk trang 85 vào vở bài tập
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: Mô tả thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước qua lá và nêu ý nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá đối với cây? . Nhắc lại chức năng chính của lá là gì? Ở một số cây lá đã thực hiện những chức năng khác để phù hợp với điều kiện sống, nên hình dạng của lá bị thay đổi à lá biến dạng
2. Kết nối: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số lá biến dạng
- Treo tranh 25.1 à25.7, yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, quan sát mẫu ,thảo luận các câu hỏi /83:
+ Lá cây xương rồng có đặc điểm gì?
+ Vì sao những đặc điểm đó giúp cây sống được những nơi khô hạn, thiếu nước?
+ Một số lá chét ở cây đậu Hà Lan và ở ngọn cây Mây có gì khác với lá bình thường?
+ Tìm những vảy nhỏ có ở trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng, màu sắc của chúng?
+ Những vảy đó có chức năng gì đối với các chồi của thân rễ?
+ Phần phình to của củ hành là do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì?
- Cho HS đọc thông tin về cây bèo đất và cây nắp ấm
- Yêu cầu HS dựa vào những đặc điểm về hình thái và chức năng của các loại lá biến dạng đã tìm hiểu ở trên hoàn thành bảng /85 ( kèm theo bảng ở dưới)
Hoạt động 2: Biến dạng của lá có ý nghĩa gì
- Có nhận xét gì đặc điểm hình thái của lá biến dạng so với lá bình thường?
- Những đặc điểm của lá biến dạng có ý nghĩa gì đối với cây?
- Quan sát mẫu vật, tranh, tự nghiên cứu thông tin, thảo luận theo các câu hỏi/83
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các nhóm khác nhận xét
- Đại diện đọc thông tin của cây cây bèo đất và cây nắp ấm
- HS hoàn thành bảng /85
- Khác so với lá bình thường
- HS suy nghĩ trả lời 
1. Có những loại lá biến dạng nào?
Bảng xanh/85
2. Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?
Lá của một số loại cây đã biến đổi hình thái thích hợp với các chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau.
3. Thực hành, luyện tập:
- Gọi đại điện lên xác định và gọi tên các loại lá biến dạng có ở tranh.
4. Vận dụng: 
- Tìm hiểu ở địa phương (nếu có) hay qua các tài liệu về lá biến dạng.
Dặn dò: 
	- Đọc mục em có biết
	- Xem lại nội dung chương lá để làm bài tập tiết sau
Bảng /85
STT
Tên mẫu vật
Đặc điểm hình thái
Chức năng
Tên lá biến dạng
1
Xương rồng
Lá có dạng gai nhọn
Làm giảm sự thoát hơi nước
Lá biến thành gai
2
Đậu Hà Lan
Lá ngọn có dạng tua cuốn
Giúp cây leo lên 
Tua cuốn
3
Lá mây
Lá ngọn có dạng tay móc
Giúp cây bám để leo lên cao
Tay móc
4
Củ dong ta
Lá phủ trên thân rễ có dạng vảy mỏng màu nâu nhạt
Bảo vệ, che trở cho chồi của thân rễ
Lá vảy
5
Củ hành
Bẹ lá phình to thành vảy dày màu trắng
Có chứa chất dự trữ cho cây
Lá dự trữ
6
Cây bèo đất
Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và tiêu hoá ruồi
Bắt và tiêu hoá ruồi
Lá bắt mồi
7
Cây nắp ấm
Gân lá phát triển thành bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hoá sâu bọ
Bắt và tiêu hoá sâu bọ chui và bình
Lá bắt mồi

File đính kèm:

  • doctiet 28kns.doc