Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 24: Quang hợp - Năm học 2009-2010

I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:

 HS tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận : Khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí O2

 Giải thích đựoc một vài hiện tượng thực tế như : Vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng , Vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh .

II/Đồ dùng dạy học:

 GV : Dung dịch iôt , lá khoai lang , ống nhỏ, kết quả thí nghiệm : 1 vài lá đã thử dung dịch iôt

Tranh : Hình 21.1 , 21.2 sgk

III/Tiến trình dạy học:

 -Kiểm tra bài cũ:

 -Bài mới:

+Hoạt động 1: Tìm hiểu Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- GV : yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 21.2 sgk

+ Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì ?

+ Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm chế tạo được tinh bột ?

+ Qua thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận gì ?

- GV cho HS quan sát thí nghiệm GV tự làm nhằm giúp HS có cơ sở thực tế để khẳng định kết luận của thí nghiệm .

- GV treo tranh và yêu cầu HS tự trình bày lại thí nghiệm

- GV mở rộng : Từ tinh bột và các muối khoáng hoà tan khác lá sẽ tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây .

 - HS tiến hành thảo luận theo nội dung :

- Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận các nhóm khác nhận xét , bổ sung

- HS tự rút ra kết luận

- HS tự trình bày lại thí nghiệm

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 24: Quang hợp - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26/10/09
Tuần 12
Tiết 24
QUANG HỢP 
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
 HS tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận : Khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí O2
Giải thích đựoc một vài hiện tượng thực tế như : Vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng , Vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh .
II/Đồ dùng dạy học:
	GV : Dung dịch iôt , lá khoai lang , ống nhỏ, kết quả thí nghiệm : 1 vài lá đã thử dung dịch iôt
Tranh : Hình 21.1 , 21.2 sgk
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: 
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV : yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 21.2 sgk
+ Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì ?
+ Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm chế tạo được tinh bột ?
+ Qua thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận gì ?
GV cho HS quan sát thí nghiệm GV tự làm nhằm giúp HS có cơ sở thực tế để khẳng định kết luận của thí nghiệm .
GV treo tranh và yêu cầu HS tự trình bày lại thí nghiệm 
GV mở rộng : Từ tinh bột và các muối khoáng hoà tan khác lá sẽ tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây .
HS tiến hành thảo luận theo nội dung :
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận các nhóm khác nhận xét , bổ sung 
HS tự rút ra kết luận 
HS tự trình bày lại thí nghiệm 
*Tiểu kết Lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột 
Mục tiêu 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HS tiến hành thảo luận nhóm theo nội dung :
+ Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột ? Vì sao ?
+ Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thảy ra chất khí ? Đó là khí gì ?
GV nhận xét 
GV hỏi : Tạo sao vế mùa hè khi trời nắng nóng đứng dưới bóng cây to lại thấy mát và dễ thở ?
HS tiến hành thảo luận nhóm theo nội dung :
Ta có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm trên ?
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận , các nhóm khác nhận xét , bổ sung
HS rút ra kết luận 
HS đọc kết luận chung sgk
*Tiểu kết:Lá nhả khí O2 trong quá trình chế tạo tinh bột 
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Làm thế nào để biết được lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ?
Tại sao khi nuôi cá cảnh người ta thường thả thêm vào bể các loại rong ?
Vì sao phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng ?
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, SGK.
Đọc mục :Em có biết?

File đính kèm:

  • docSinh 6(6).doc