Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17: Thân to ra do đâu - Năm học 2007-2008

I. Mục tiêu bài học:

 - Hs trả lời được thân cây to ra do đâu?

 - Phân biệt được dác và ròng, tập xác định tuổi của cây do việc đếm số vòng gỗ hàng năm.

 - Có ý thức bảo vệ cây, bảo vệ rừng.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Gv: đoạn thân gỗ già cưa ngang, tranh phóng to hình 15.1, 16.1, 16.2

 - Hs : chuẩn bị 1 thớt, dao nhỏ , giấy lau.

 III. Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, làm việc với sgk .

 IV.Hoạt động dạy học:

 1. Ổ n định

 2. kiểm tra bài cũ:

 So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ

 3. Mở bài: hs đã biết cây dài ra do phần ngọn nhưng cây không những dài ra mà còn to ra, vậy cây to ra do đâu?

 4. Bài mới:

* HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH TẦNG PHÁT SINH

 - Mục tiêu: phân biệt được tầng phát sinh vỏ và tầng phát sinh trụ

GV HS

- Gv treo tranh 15.1 và 16.1 hỏi:

 + Cấu tạo trong của thân non khác thân trưởng thành như thế nào?

- Hs trả lời gv nhận xét

- Gv hướng dẫn hs xã định vị trí 2 tầng phát sinh: dùng dao cạo cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh( tầng sinh vỏ) . Tiếp tục dùng dao khía sâu vào cho tới lớp gỗ lấy tay sờ thấy nhớt là tầng sinh trụ.

- Cho hs đọc thông tin sgk thảo luận:

 + Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?

 + Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?

 + Vậy thân cây to ra nhờ bộ phận nào?

- Gv nhận xét rút ra kết luận - Hs quan sát tranh thảo luận thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trả lời:

 + Khác nhau ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

 

- Hs theo dõi gv xác định 2 tầng phát sinh

- Hs tiến hành thao tác theo gv để xác định 2 tầng phát sinh.

 

- Hs thảo luận đại diện trả lời:

 + Tầng sinh vỏ sinh ra vỏ

 + Tầng sinh trụ sinh ra mạch gỗ và mạch rây

 + Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu có

* TIỂU KẾT: 1/ TẦNG PHÁT SINH

 Thân cây gỗ to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

 - Tầng sinh vỏ sinh ra vỏ.

 - Tầng sinh trụ: sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17: Thân to ra do đâu - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9 Ngày soạn : 15/10/2007 Ngày dạy : /10/2007
Tiết : 17
 I. Mục tiêu bài học:
 - Hs trả lời được thân cây to ra do đâu?
 - Phân biệt được dác và ròng, tập xác định tuổi của cây do việc đếm số vòng gỗ hàng năm.
 - Có ý thức bảo vệ cây, bảo vệ rừng.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - Gv: đoạn thân gỗ già cưa ngang, tranh phóng to hình 15.1, 16.1, 16.2
 - Hs : chuẩn bị 1 thớt, dao nhỏ , giấy lau.
 III. Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, làm việc với sgk..
 IV.Hoạt động dạy học: 
 1. Ổ n định
 2. kiểm tra bài cũ: 
 So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ
 3. Mở bài: hs đã biết cây dài ra do phần ngọn nhưng cây không những dài ra mà còn to ra, vậy cây to ra do đâu?
 4. Bài mới: 
* HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH TẦNG PHÁT SINH
 - Mục tiêu: phân biệt được tầng phát sinh vỏ và tầng phát sinh trụ
GV
HS
- Gv treo tranh 15.1 và 16.1 hỏi: 
 + Cấu tạo trong của thân non khác thân trưởng thành như thế nào?
- Hs trả lời gv nhận xét
- Gv hướng dẫn hs xã định vị trí 2 tầng phát sinh: dùng dao cạo cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh( tầng sinh vỏ) . Tiếp tục dùng dao khía sâu vào cho tới lớp gỗ lấy tay sờ thấy nhớt là tầng sinh trụ.
- Cho hs đọc thông tin sgk thảo luận:
 + Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?
 + Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?
 + Vậy thân cây to ra nhờ bộ phận nào?
- Gv nhận xét rút ra kết luận
- Hs quan sát tranh thảo luận thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trả lời:
 + Khác nhau ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Hs theo dõi gv xác định 2 tầng phát sinh
- Hs tiến hành thao tác theo gv để xác định 2 tầng phát sinh.
- Hs thảo luận đại diện trả lời:
 + Tầng sinh vỏ sinh ra vỏ
 + Tầng sinh trụ sinh ra mạch gỗ và mạch rây
 + Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu có
* TIỂU KẾT: 1/ TẦNG PHÁT SINH
 Thân cây gỗ to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
 - Tầng sinh vỏ sinh ra vỏ.
 - Tầng sinh trụ: sinh ra lớp mạch rây và mạch gỗ
* HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT VÒNG GỖ HÀNG NĂM, TẬP XÁC ĐỊNH TUỔI CÂY
Mục tiêu: biết đếm vòng của cây gỗ, xác định tuổi cây.
GV
HS
- Gv cho hs đọc sgk, quan sát hình tập đếm vòng gỗ thảo luận.
+ Vòng gỗ hàng năm là gì? Tại sao có vòng gỗ màu sẫm và vòng gỗ màu sáng.
 + Làm thế nào để đếm được tuổi cây?
- Ch hs mang miếng gỗ trước lớp đếm số vòng gỗ, xác định tuổi cây.
- Gv nhận xét lưu ý: năm nào có nhiều thức ăn thì màu to
- Hs đọc thông tin và đọc phần em có biết, quan sát hình 16.3 thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung
- Hs đếm số vòng gỗ: 1 vòng màu sáng và 1 vòng màu sẫm là 1 năm hay 1 tuổi.
* TIỂU KẾT: 2/ VÒNG GỖ HÀNG NĂM
Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định tuổi cây.
* HOẠT ĐỘNG 3: DÁC VÀ RÒNG
- Mục tiêu: phân biệt được dác và ròng
GV
HS
- Gv cho hs quan sát hình 16.2 và thông tin hỏi:
+ Thế nào là dác và ròng?
+ Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?
- Gv đưa ra ví dụ: chặt gỗ xoan ngâm dưới nước sau 1 thời gian thấy phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng còn phần trong cứng hãy giải thích.
- Muốn làm nhà, trụ cầu thì sử dụng dác hay ròng? 
- Gv cho hs bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường.
- Cá nhân đọc thông tin và trả lời hs khác nhận xét bổ sung.
- Hs dựa vào vị trí đã xác định trên hình trả lời; phần bong ra là dác, phần cứng là ròng.
- Ròng
- Hs nêu 1 số ví dụ để bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường.
* TIỂU KẾT: 3/ DÁC VÀ RÒNG
 - Dác màu sáng phía ngoài gồm những tế bào sống có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
 - Ròng màu sẫm ở phía trong gồm những tế bào chết có chức năng nâng đỡ cây.
5. Kiểm tra, đánh gia: 
 Hãy khoanh tròn câu đúng nhất
 1/ Bộ phận giúp cây to ra là:
 a. Biểu bì	(b). Tầng phát sinh	c. Mạch gỗ	d. Mạch rây
 2/ Tầng phát sinh vỏ ở thân cây nằm trong
 a. Lớp biểu bì	(b). Lớp thịt vỏ	c. Bó mạch	d. Trụ giữa
 3/ Đối với cây trưởng thành có thể xác định tuổi cây dựa vào;
 (a.) các vòng gỗ	b. kích thước thân cây	c. Số mạch rây	
 4/ Cưa ngang 1 thân cây gỗ già thấy được 2 miền gỗ khác nhau là:
 a. Thịt vỏ	(b). Dác và ròng	c. Lõi và gỗ	d. Vỏ và mạch
6. Dặn dò: 
 - Học bài
 - Ô n lại phần cấu tạo và chức năng của bó mạch
 - làm thí nghiệm bài 17 mang vào lớp
- Chú ý sự vận chuyển nước và muối khoáng, chất hữu cơ.
*Rút kinh nghiệm :.

File đính kèm:

  • doctiet 17.doc