Giáo án Sinh học Lớp 6 học kỳ II - Chủ đề: Quả và hạt - Năm học 2014-2015

I. Mạch kiến thức có liên quan:

1. Các loại quả:

 Nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả: quả khô và quả thịt ( Bài 32 SGK SH 6)

2. Hạt và các bộ phận của hạt:

 - Mô tả được các bộ phận của hạt: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ ( Bài 33 SGK SH 6)

 - Phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm ( Bài 33 SGK SH 6)

3. Phát tán của quả và hạt:

- Phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt ( Bài 34 SGK SH 6)

- Đặc điểm của quả phù hợp với các cách phát tán ( Bài 34 SGK SH 6)

4. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:

- Làm được các thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm ( Bài 35 SGK SH 6)

II. Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề:

 a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS xác định mục tiêu: Đặc điểm hình thái, cấu tạo của các loại quả; các bộ

phận của hạt, phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm; giải thích được vì sao ở một số loài thực vật, quả và hạt có thể được phát tán xa, phân biệt được các cách phát tán và đặc điểm của quả phù hợp với cách phát tán; thiết kế được thí nghiệm tìm hiểu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Thực hiện kế hoạch học tập như nghiên cứu bài 32, 33, 34, 35; tranh ảnh minh họa trong các bài, sưu tầm vật mẫu các loại quả và hạt có tại địa phương.

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: Dựa

vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả; hạt được giữ lại làm giống phải to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh; đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt; những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm; những biện pháp kĩ thuật, xử lí đất trồng để nâng cao năng suất cây trồng ở địa phương.

- Năng lực sáng tạo: HS đặt nhiều câu hỏi khác nhau: Tại sao phải chọn hạt tốt để làm giống; đề

xuất các thí nghiệm và hình thành ý tưởng về các điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm .

- Năng lực giao tiếp: Thông qua tranh luận về cách phân chia các loại quả, các bộ phận của hạt,

phân biệt hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm, đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt, các điều kiện bên trong và bên ngoài cần cho hạt nảy mầm, học sinh hình thành được năng lực giao tiếp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 học kỳ II - Chủ đề: Quả và hạt - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: CHỦ ĐỀ DẠY HỌC - HỌC KÌ II
Tổ: MÔN: SINH HỌC 6 - NĂM HỌC: 2014 - 2015
 Chủ đề: QUẢ VÀ HẠT
 Thời lượng: 4 tiết ( Theo PPCT tiết 39, 40, 41, 42) 
I. Mạch kiến thức có liên quan:
1. Các loại quả:
 Nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả: quả khô và quả thịt ( Bài 32 SGK SH 6)
2. Hạt và các bộ phận của hạt:
 - Mô tả được các bộ phận của hạt: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ ( Bài 33 SGK SH 6)
 - Phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm ( Bài 33 SGK SH 6)
3. Phát tán của quả và hạt:
- Phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt ( Bài 34 SGK SH 6)
- Đặc điểm của quả phù hợp với các cách phát tán ( Bài 34 SGK SH 6)
4. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
- Làm được các thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm ( Bài 35 SGK SH 6)
II. Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề:
 a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS xác định mục tiêu: Đặc điểm hình thái, cấu tạo của các loại quả; các bộ
phận của hạt, phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm; giải thích được vì sao ở một số loài thực vật, quả và hạt có thể được phát tán xa, phân biệt được các cách phát tán và đặc điểm của quả phù hợp với cách phát tán; thiết kế được thí nghiệm tìm hiểu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Thực hiện kế hoạch học tập như nghiên cứu bài 32, 33, 34, 35; tranh ảnh minh họa trong các bài, sưu tầm vật mẫu các loại quả và hạt có tại địa phương.
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: Dựa
vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả; hạt được giữ lại làm giống phải to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh; đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt; những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm; những biện pháp kĩ thuật, xử lí đất trồng để nâng cao năng suất cây trồng ở địa phương.
- Năng lực sáng tạo: HS đặt nhiều câu hỏi khác nhau: Tại sao phải chọn hạt tốt để làm giống; đề
xuất các thí nghiệm và hình thành ý tưởng về các điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm .
- Năng lực giao tiếp: Thông qua tranh luận về cách phân chia các loại quả, các bộ phận của hạt,
phân biệt hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm, đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt, các điều kiện bên trong và bên ngoài cần cho hạt nảy mầm, học sinh hình thành được năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Thông qua việc học sinh thảo luận tìm hiểu các vấn đề về quả và hạt, học sinh
biết được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS nói chính xác, đúng ngữ điệu, trình bày được nội dung chính
hay nội dung chi tiết của bảng thảo luận.
b. Năng lực chuyên biệt:
 - Quan sát hình thái các loại quả, các bộ phận của hạt, đặc điểm các loại quả và hạt phù hợp với từng cách phát tán, thí nghiệm tìm hiểu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
 - Sưu tầm, phân loại các loại quả, hạt dựa vào đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả và hạt.
 - Đưa ra các tiên đoán về thí nghiệm những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
 - Hình thành nên các giả thuyết khoa học về điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
 - Thiết kế thí nghiệm chứng minh những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
 - Ghi chép xử lý và trình bày số liệu: Bảng ghi kết quả thí nghiệm những điều kiện nảy mầm của hạt.
 - Phát hiện và giải quyết vấn đề: Dựa vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả, giải thích được tại sao cần phải chống úng, chống hạn, chống rét và phải gieo hạt đúng thời vụ,...
 - Vận dụng kiến thức về chủ đề quả và hạt vào thực tiễn thu hoạch các cây họ Đậu trước khi quả chín khô; bảo quản và chế biến các loại quả thịt, bảo quản hạt để làm giống và thực hiện các biện pháp kĩ thuật để nâng cao hiệu quả nảy mầm của hạt, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh để bảo vệ môi trường.
 - Sử dụng ngôn ngữ để khái niệm, phân tích, trình bày, mô tả, giải thích, kiến thức của chủ đề quả và hạt.
III. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề 
NỘI DUNG CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI TRONG CHỦ ĐỀ
(Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ)
CÁC MỨC NĂNG LỰC
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU 
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO 
1. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS xác định mục tiêu: Đặc điểm hình thái, cấu tạo của các loại quả; các bộ phận của hạt, phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm; giải thích được vì sao ở một số loài thực vật, quả và hạt có thể được phát tán xa, phân biệt được các cách phát tán và đặc điểm của quả phù hợp với cách phát tán; thiết kế được thí nghiệm tìm hiểu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Thực hiện kế hoạch học tập như nghiên cứu bài 32, 33, 34, 35; tranh ảnh minh họa trong các bài, sưu tầm vật mẫu các loại quả và hạt có tại địa phương.
- Năng lực giải quyết vấn đề : HS phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập: Dựa vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả; hạt được giữ lại làm giống phải to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh; đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt; những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm ; những biện pháp kĩ thuật, xử lí đất trồng để nâng cao năng suất cây trồng ở địa phương.
- Năng lực sáng tạo: HS đặt nhiều câu hỏi khác nhau: Tại sao phải chọn hạt tốt để làm giống; đề xuất các thí nghiệm và hình thành ý tưởng về các điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm .
- Năng lực giao tiếp: Thông qua tranh luận về cách phân chia các loại quả, các bộ phận của hạt, phân biệt hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm, đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt, các điều kiện bên trong và bên ngoài cần cho hạt nảy mầm, học sinh hình thành được năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Thông qua việc học sinh thảo luận tìm hiểu các vấn đề về quả và hạt, học sinh biết được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS nói chính xác, đúng ngữ điệu, trình bày được nội dung chính hay nội dung chi tiết của bảng thảo luận.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát hình thái các loại quả, các bộ phận của hạt, đặc điểm các loại quả và hạt phù hợp với từng cách phát tán, thí nghiệm tìm hiểu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Sưu tầm, phân loại các loại quả, hạt dựa vào đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả và hạt.
- Đưa ra các tiên đoán về thí nghiệm những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Hình thành nên các giả thuyết khoa học về điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Thiết kế thí nghiệm chứng minh những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Ghi chép xử lý và trình bày số liệu : bảng ghi kết quả thí nghiệm những điều kiện nảy mầm của hạt.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề : Dựa vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả, giải thích được tại sao cần phải chống úng, chống hạn, chống rét và phải gieo hạt đúng thời vụ,...
- Vận dụng kiến thức về chủ đề quả và hạt vào thực tiễn thu hoạch các cây họ Đậu trước khi quả chín khô; bảo quản và chế biến các loại quả thịt, bảo quản hạt để làm giống và thực hiện các biện pháp kĩ thuật để nâng cao hiệu quả nảy mầm của hạt, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh để bảo vệ môi trường.
- Sử dụng ngôn ngữ để khái niệm, phân tích, trình bày, mô tả, giải thích, kiến thức của chủ đề quả và hạt.
-Phân biệt được các loại quả dựa vào đặc điểm của vỏ quả (1)
-Nhận biết được các bộ phận của hạt.
-Xác định được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Phân biệt được cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm. 
-Phân tích sự phù hợp giữa đặc điểm cấu tạo và cách phát tán của quả và hạt (2)
- Phân loại các loại quả trong thực tiễn .
- Áp dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng quen thuộc trong thực tế. (3)
-Tập thiết kế thí nghiệm chứng minh những điều kiện cần cho hạt nảy mầm .
- Đưa ra các biện pháp để nâng cao năng suất cây trồng ở địa phương
(4)
IV. Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả
STT
Mức độ
Nội dung câu hỏi
1
Nhận biết
Quan sát các loại quả trong hình 32 . Hãy phân nhóm dựa trên đặc điểm giống nhau của chúng. 
2
Thông hiểu
Quan sát hình 33.1-33.2 các bộ phận của hạt. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá mầm. 
3 
Vận dụng thấp
Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Vì sao người ta thu hoạch đậu xanh và đậu đen trước khi quả chín khô?
4
Vận dụng cao
Đề ra các biện pháp kĩ thuật để nâng cao hiệu quả nảy mầm của hạt giúp tăng năng suất cây trồng.
 Dự án này dùng để dạy bài 32, 33, 34, 35- Sinh học 6
 Thời lượng tổ chức học sinh thực hiện chủ đề: 4 tiết
* Mô tả chủ đề:
Tiết 1: Các loại quả: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân chia các loại quả ( quả khô và quả thịt)
Tiết 2: Hạt và các bộ phận của hạt:
 - Xác định được các bộ phận của hạt
 - Phân biệt hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm.
Tiết 3: Phát tán của quả và hạt:
 - Các cách phát tán của quả và hạt
 - Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt.
Tiết 4: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
 - Thiết kế thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
 - Vận dụng những điều kiện nảy mầm của hạt vào trong thực tiễn sản xuất. 
TỔ TRƯỞNG DUYỆT 
., ngày tháng năm 2014
Giáo viên soạn 
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.., ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KT.TRƯỞNG PHÒNG 
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG 

File đính kèm:

  • docCHU DE SINH 6 QUA VA HAT.doc
Giáo án liên quan