Giáo án Sinh học Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2008-2009

Tuần 1: Ngày soạn: Ngày dạy:

 

Tiết 2 :

 

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức

- Nêu được vài VD cho thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, mặt hại của chúng.

- Kể được tên 4 nhóm sinh vật chính.

- Hiểu được Sinh học nói chung và Thực vật nói riêng nghiên cứu gì, nhằm mục đích gì.

 2.Kỹ năng:

- Quan sát tranh ảnh, nhận xét, tổng hợp kiến thức

- Sử dụng SGK, hoạt động nhóm.

 3.Thái độ: Yêu thích môn học

II.Phương tiện dạy học cần chuẩn bị:

 1.Giáo viên chuẩn bị:

_Tranh phóng to H2.1 SGK và quang cảnh tự nhiên có một số ĐV và TV khác nhau.

_Bảng phụ kẻ sẵn bảng SGK trang 7

 2.Học sinh chuẩn bị: Kẻ sẵn bảng SGK trang 7 vào vở bài tập

III.Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ

- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp

IV.Tiến trình:

1.Ổn định lớp(1’)

2.Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu hỏi: Phân biệt và kể tên vài vật sống và vật không sống. Nêu những đặc điểm của cơ thể sống?

 3.Bài mới

*Giới thiệu bài mới: (1’) Trong thiên nhiên có nhiều cơ thể sống khác nhau, chúng vừa có ích, vừa có hại. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về chúng. Có những loại sinh vật nào tồn tại trong tự nhiên?

Tiết 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC

*Các hoạt động:

 

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

ghi bảng

10’ HĐ1: Sự đa dạng của thế giới sinh vật

Mục tiêu: Thấy được sự đa dạng của thế giới sinh vật 1.Sinh vật trong tự nhiên:

a, Sự đa dạng của thế giới sinh vật:

 -GV treo bảng phụ kẻ sẵn bảng SGK trang 7 và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập -HS hoạt động nhóm (3’)

 -GV chữa bảng bằng cách gọi lần lượt từng nhóm lên điền bảng và nhận xét, bổ sung. -Cả lớp cùng hoàn thành bảng

 -Qua bảng thống kê, em có nhận xét gì về thế giới sinh vật? (gợi ý: Nhận xét về nơi sống, kích thước, vai trò đối với con người) -Thế giới sinh vật rất đa dạng: chúng sống nhiều nơi khác nhau, kích thước khác nhau, di chuyển được và không di chuyển được, có loài có ích, có loài có hại. -Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú.

 *Tiểu kết: Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú.

12’ HĐ2: Các nhóm sinh vật trong tự nhiên

Mục tiêu: Nắm được các nhóm SV trong tự nhiên b, Các nhóm sinh vật trong tự nhiên:

 -Yêu cầu HS quan sát lại bảng thống kê và xếp loại các sinh vật vào các nhóm. (GV lưu ý giải thích rõ khi HS xếp nấm rơm vào nhóm TV) -HS trao đổi toàn lớp

 -Có thể chia làm mấy nhóm? -4nhóm: Vi khuẩn, nấm, TV, ĐV -Vi khuẩn

-Nấm

-Thực vật

-Động vật

 -GV đưa hình ảnh xác định 3 nhóm sinh vật và giới thiệu thêm nhóm vi khuẩn. -HS quan sát hình và xác định các nhóm SV.

 -Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt 4 nhóm? (lưu ý cần phân biệt cụ thể để HS dễ hình dung) -Dựa vào đặc điểm về hình dạng, cấu tạo, hoạt động sống,

 *Tiểu kết: Sinh vật trong tự nhiên được chia làm 4 nhóm.

8’ HĐ3: Nhiệm vụ của sinh học

Mục tiêu: Nắm được nhiệm vụ của sinh học nói chung và thực vật học nói riêng 2.Nhiệm vụ của sinh học:

 -Gọi HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Nhiệm vụ của sinh học là gì? -HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi SGK

 -GV lấy VD cụ thể để giảng giải nhiệm vụ của sinh học -HS tập trung

 -Thực vật học có nhiệm vụ gì? -HS trả lời

 -GV giới thiệu cụ thể chương trình Sinh học lớp 6 nghiên cứu những gì. -HS tập trung

 *Tiểu kết: Nhiệm vụ của sinh học và thực vật học? -HS trả lời

1’ *Tổng kết bài: Gọi HS đọc kết luận SGK -HS đọc kết luận SGK

 

 4.Kiểm tra – đánh giá: (5’)

 *Thế giới sinh vật rất đa dạng được thể hiện như thế nào?

 *Người ta đã phân chia sinh vật trong tự nhiên thành mấy nhóm? Hãy kể tên các nhóm?

 *Cho biết nhiệm vụ Thực vật học?

 5.Dặn dò: (2’)

- Học bài cũ

- Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm chung của thực vật

 + Sưu tầm tranh ảnh các loại TV sống ở nhiều môi trường.

 + Xem lại kiến thức về quang hợp

 + Trả lời trước các câu hỏi trong SGK.

 

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Học kỳ I - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, chúng còn khác nhau ở đặc điểm nào nữa không?
èVỏ của miền hút còn có tế bào lông hút
-GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và tổng kết theo bảng
-1 nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
So sánh cấu tạo của rễ và thân
Rễ (miền hút)
Thân (thân non)
Vỏ
Biểu bì + lông hút
Vỏ
Biểu bì
Thịt vỏ
Thịt vỏ
Trụ giữa
Bó mạch
Mạch rây
(xếp xen kẽ)
Trụ giữa
Bó mạch
Mạch rây 
(ở ngoài)
(xếp thành vòng)
Mạch gỗ
Mạch gỗ (ở trong)
Ruột
Ruột
*Tiểu kết: Điểm khác nhau cơ bản giữa cấu tạo trong của thân non và rễ?

èCách sắp xếp của bó mạch
1’
*Tổng kết bài: Gọi HS đọc kết luận SGK
_HS đọc kết luận SGK
 4.Kiểm tra – đánh giá: (5’)
 Hãy tìm câu trả lời đúng về cấu tạo trong của thân non:
 1.Vỏ gồm thịt vỏ và ruột
 2.Vỏ gồm biểu bì, thịt vỏ, mạch rây
 3.Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ
 4.Vỏ có chức năng vận chuyển chất hữu cơ
 5.Vỏ chứa chất dự trữ
 6.Vỏ vận chuyển nước và muối khoáng
 7.Vỏ bảo vệ các bộ phận ở bên trong, dự trữ và tham gia quang hợp
 8.Trụ giữa gồm mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ và ruột
 9.Trụ giữa gồm một vòng bó mạch (mạch rây ở ngoài, mạch gôc ở trong) và ruột
10.Trụ giữa có chức năng vận chuyển chất hữu cơ, nước, muối khoáng và chứa chất dự trữ 
 5.Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ, đọc mục “Điều em nên biết?”
- Chuẩn bị bài mới: Thân to ra do đâu?
 +Mẫu vật: 1 đoạn thân cây gỗ già (đa, xoan)
 +Tìm hiểu thân to ra do đâu?
 +Tìm hiểu xem người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầuTại sao?
Tuần:	Ngày soạn:	 Ngày dạy:
THÂN TO RA DO ĐÂU?
Tiết :
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức
- Trả lời được câu hỏi: Thân cây to ra do đâu?
- Phân biệt được dác và ròng, tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hằng năm.
 2.Kỹ năng:
- Quan sát tranh ảnh, nhận xét, tổng hợp kiến thức
- Sử dụng SGK, hoạt động nhóm.
 3.Thái độ: Yêu thích môn học, say mê nghiên cứu những bí ẩn trong thế giới thực vật
II.Phương tiện dạy học cần chuẩn bị:
 1.Giáo viên chuẩn bị:
- Tranh phóng to H16.1, 16.2, 15.1 SGK
- Mẫu vật: 1 đoạn thân cây gỗ già
 2.Học sinh chuẩn bị: Mẫu vật: 1đoạn thân cây gỗ già/1nhóm
III.Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp
IV.Tiến trình:
1.Ổn định lớp(1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Cấu tạo thân non gồm những thành phần nào? Chức năng cụ thể của các thành phần đó? (Cấu tạo thân và rễ có điểm nào khác nhau?)
 3.Bài mới 
*Giới thiệu bài mới: (1’) Trên thực tế , chúng ta thấy, thân cây không chỉ dài ra mà còn to ra nữa. Hôm trước, các em đã biết thân dài ra như thế nào rồi, vậy thân to ra nhờ đâu? Thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo gì đặc biệt? Các em sẽ trả lời được sau tiết học hôm nay.
Tiết 17: THÂN TO RA DO ĐÂU?
*Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
ghi bảng
14’
HĐ1: Xác định tầng phát sinh vỏ và tầng phát sinh trụ
Mục tiêu: Phân biệt được tầng phát sinh vỏ và tầng phát sinh trụ
1.Tầng phát sinh
-GV treo tranh H15.1 và 16.2 
-HS quan sát tranh
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm
-HS hoạt động nhóm (5’)
1.Thân trưởng thành cấu tạo gồm những thành phần nào? (chỉ trên tranh).Theo em, nhờ bộ phận nào mà thân cây to ra được?
èBiểu bì, thịt vỏ, tầng sinh vỏ, mạch rây, tầng sinh trụ, mạch gỗ và ruột. (Dự đoán của HS: thân cây to ra có thể do phần vỏ, hoặc phần trụ giữa, hoặc cả hai)
-Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh: tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
+Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ
+Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
2.Quan sát tranh và so sánh cấu tạo thân trưởng thành có điểm nào khác với cấu tạo thân non? (chỉ trên tranh)
èCó thêm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
4.Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?
èTầng sinh vỏ
5.Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?
èTầng sinh trụ
6.Thân cây to ra do đâu?
èTầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
-GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi.
-1 nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
-Hướng dẫn HS xác định vị trí của hai tầng phát sinh: dùng dao khẽ cạo cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh đó là tầng sinh vỏ. Tiếp tục dùng dao khía sâu vào cho đến lớp gỗ - tách khẽ lớp vỏ này ra - lấy tay sờ lên phần gỗ thấy nhớt đó là tầng sinh trụ.
-Các nhóm xác định vị trí tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, lên xác định trước lớp.
*Tiểu kết: Thân cây to ra do đâu?
èTầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
9’
HĐ2: Nhận biết vòng gỗ hằng năm, tập xác định tuổi của cây
Mục tiêu: Biết đếm vòng của cây gỗ, xác định tuổi của cây
2.Vòng gỗ hằng năm
-Gọi HS đọc thông tin SGK
-HS đọc thông tin SGK
-Treo tranh H16.2
-HS quan sát tranh
-Yêu cầu các nhóm đặt mẫu vật lên bàn
-Các nhóm trưởng báo cáo sự chuẩn bị mẫu vật của nhóm
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm
-HS hoạt động nhóm (3’)
1.Vòng gỗ hằng năm là gì?
èLà những vòng màu sáng và màu sẫm của thân cây
2.Tại sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu?
èMùa mưa, cây hấp thụ được nhiều thức ăn, tầng sinh trụ tạo nhiều mạch gỗ to, có thành mỏng, xếp thành một vòng dày, màu sáng. Mùa khô, ít thức ăn, các tế bào gỗ sinh ra ít hơn, bé hơn, có thành dày, xếp thành một vòng mỏng, màu sẫm
3.Làm thế nào để đếm được tuổi cây?
èĐếm số vòng gỗ hằng năm của cây
-Hằng năm, cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định tuổi của cây.
4.Thử đếm tuổi của mẫu vật các nhóm.
-Các nhóm tập xác định tuổi của cây
-GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
-Hoạt động cá nhân
-Xác định tuổi của mẫu vật mang theo
-Từng nhóm báo cáo trước lớp
*Tiểu kết: Làm thế nào để xác định tuổi của cây?
-HS trả lời
8’
HĐ3: Tìm hiểu khái niệm dác và ròng
Mục tiêu: Phân biệt được dác và ròng
3.Dác và ròng
-Gọi HS đọc thông tin SGK
_HS đọc thông tin SGK
-Thế nào là dác?
èDác là lớp màu gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng
-Thế nào là ròng?
èRòng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, có vách dày có chức năng nâng đỡ cây.
-Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?
èDác nằm ngoài, màu sáng, gồm những tế bào sống, còn ròng nằm phía trong, màu thẫm và gồm những tế bào chết.
-GV mở rộng: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau một thời gian vớt lên, có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần trong cứng chắc. Em hãy giải thích?
èPhần bong ra là dác (tế bào sống), phần cứng là ròng
-Thân cây gỗ lâu năm có dác và ròng:
+Dác (lớp màu sáng) gồm những tế bào sống
+Ròng (lớp gỗ màu thẫm) gồm những tế bào chết
-Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, người ta sử dụng phần nào của gỗ?
èPhần ròng vì phần này cứng chắc
-GV giáo dục ý thức bảo vệ rừng
*Tiểu kết: Thân cây gỗ lâu năm có dác và ròng.
1’
*Tổng kết bài: Gọi HS đọc kết luận SGK
-HS đọc kết luận SGK
 4.Kiểm tra – đánh giá: (5’)
 *Thân cây gỗ trưởng thành gồm những thành phần nào?(chỉ tranh)Thân cây to ra do đâu? è Biểu bì, thịt vỏ, tầng sinh vỏ, mạch rây, tầng sinh trụ, mạch gỗ và ruột.Thân cây to ra nhờ sự phân chia tế bào của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. 
 *Xác định tuổi của cây bằng cách nào? Thử xác định tuổi của miếng gỗ (mẫu vật mang theo) è Xác định số vòng gỗ hằng năm.
 5.Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ, đọc mục “Em có biết?”
- Chuẩn bị bài mới: Vận chuyển các chất trong thân
 +Làm thí nghiệm 2 trong SGK và thử giải thích kết quả
 +Một lọ hoa thủy tinh, cành hoa hồng (hoa huệ) trắng, một lọ mực, 1cành cây chiết/1nhóm
 +Xem lại chức năng của mạch gỗ và mạch rây
Tuần :	Ngày soạn:	 Ngày dạy:
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
Tiết :
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
 2.Kỹ năng:
- Làm được thí nghiệm, kỹ năng thực hành 
- Sử dụng SGK, hoạt động nhóm.
 3.Thái độ: Yêu thích môn học, say mê nghiên cứu những bí ẩn trong thế giới thực vật
II.Phương tiện dạy học cần chuẩn bị:
 1.Giáo viên chuẩn bị:
- Mẫu vật: một cành hồng trắng, một cành chiết 
- Dụng cụ: một lọ mực, một cốc thủy tinh, giấy thấm, dao
- Làm trước thí nghiệm 1 để HS thấy được kết quả vào giờ học
 2.Học sinh chuẩn bị: 
- Mẫu vật: một cành hoa hồng hoặc hoa huệ trắng hoặc hoa loa kèn trắng, một cành mang lá nhỏ (dâm bụt) và một cành cây chiết
- Dụng cụ: cốc thủy tinh, lọ mực, màu nước (Làm thí nghiệm trước ở nhà)
- Xem lại chức năng của mạch gỗ và mạch rây
III.Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thí nghiệm tìm tòi
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp
IV.Tiến trình:
1.Ổn định lớp(1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Thân cây to ra do đâu? Làm thế nào để xác định được tuổi của cây? Phân biệt dác và ròng?
 3.Bài mới 
*Giới thiệu bài mới: (1’) Gọi HS nhắc lại chức năng của mạch gỗ và mạch rây? è mạch gỗ vận chuyển nươc và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hưua cơ. Và tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng chứng minh điều đó bằng các thí nghiệm.
Tiết 18: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
*Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
ghi bảng
17’
HĐ1: Chứng minh nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
Mục tiêu: Biết nước và muối khoáng được vận chuyển qua mạch gỗ
1.Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
-Các nhóm đặt mẫu vật, dụng cụ lên bàn và kết quả thí nghiệm đã chuẩn bị 
-Gọi từng nhóm lên báo cáo về thí nghiệm của mình:
-Từng nhóm lên báo cáo
 +Đối tượng thí nghiệm
 +Cách tiến hành thí nghiệm
 +Thời gian thí nghiệm
 +Kết quả thí nghiệm
-Yêu cầu nhóm trưởng mang hai lọ có màu và không màu để cả lớp xác nhận kết quả thí nghiệm
-Lần lượt từng nhóm mang 2 lọ của nhóm mình cho cả lớp quan sát.
-Hướng dẫn nhóm trưởng cắt ngang cành những lát mỏng (kể cả cành không nhuộm) đặt lên giấy thấm mang về cho nhóm mình quan sát ® bó mạch gôc bị nhuộm màu bằng kính lúp
-Nhóm trưởng cắt lnhững lát mỏng qua thân và mang về quan sát theo nhóm
-Hướng dẫn HS bóc vỏ cành, quan sát bằng mắt thường thấy các mchj gỗ bị nhuộm màu, quan sát các gân lá bị nhuộm màu.
-HS bóc vỏ cành và qu

File đính kèm:

  • docsinh6 hk1.doc