Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2010-2011
Bài 31 : THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Trình bày được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
- Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
3. Thái độ: - Giáo dục hs vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong cuộc sống.
II. Phương pháp: Trực quan, so sánh.
III. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị hình 31.1 (sgk).
-HS: Xem kĩ bài ở nhà.
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
H: Cho biết những đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió? Những đặc điểm đó có lợi gì?
H: Trong thực tế con người chủ động thụ phấn nhằm mụch đích gì ? Thường ứng dụng cho những loại cây nào ?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả.
GV: Ghi tên bài lên bảng
4/Củng cố:
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
- GV: Thụ tinh là gì?
- HS: Là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- GV: quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
a/ Hạt
b/ Noãn
c/ Bầu nhuỵ
d/ Hợp tử
- HS: c
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr104
- Đọc phần “Em có biết”
- Nghiên cứu bài 32, trả lời các câu hỏi sau:
+ Căn cứ vào đặc điểm nào để chia các loại quả?
+ Có mấy loại quả chính? Cho ví dụ?
V. Rút kinh nghiệm:
1. Kiến thức:
Nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả: quả khô, quả thịt
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, thực hành, so sánh.
3. Thái độ: - Giáo dục hs vận dụng kiến thức để bảo quản quả và hạt sau khi thu hoạch.
II. Phương pháp:
- Trực quan, thực hành, so sánh.
III. Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị tranh: 32.1, các loại quả trong bài học.
- Hs: Mỗi nhóm chuẩn bị: 3 đến 5 loại quả.
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
H: Trình bày hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh ?
H: Trình bày sự kết hạt và tạo quả?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: -Gv: Giới thiệu bài mới .
GV: Ghi tên bài lên bảng
tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa,quả, hạt. Hạt nằm trong quả (hạt kín). Là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép). 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ: - Giáo dục hs yêu thích bộ môn. II. Phương pháp: - Trực quan, so sánh. III. Phương tiện: - Gv: Chuẩn bị mẫu vật như SGK. Bảng phụ; kính lúp, giao, kim; phiếu học tập . - Hs: Kẻ phiếu theo mẫu gv hướng dẫn. IV. Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2/ Kiểm tra bài cũ: H: Cơ quan sinh dưỡng của thông có đặc điểm gì ? H: Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Nêu rõ cấu tạo của chúng ? 3/ Giảng bài mới: Vào bài: Chúng ta đã quen thuộc với nhiều cây có hoa như: cam, đậu, ngôChúng được gọi chung là cây hạt kín tại sao vậy? Chúng khác với cây hạt trần ở đặc điểm gì? GV: Ghi tên bài lên bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoat động 1: Quan sát cây hạt kín: -Gv: Yêu cầu hs quan sát mẫu vật theo nhóm nhỏ (2 bàn /nhóm); phát phiếu học tập. -Gv: Gợi y: Cho hs quan sát theo nội dung, làm bài tập ở phần a: a. Cơ quan sinh dưỡng: Thân? Lá? Rễ? -Hs: Quan sát theo nhóm, hoàn thành nội dung1. -Gv: Quan sát, rèn kỷ năng thu thập kiến thức trên tranh (mẫu vật) cho hs. -Gv: Sau khi hs làm xong phần 1. Yêu cầu hs làm tiếp phần b: b. Cơ quan sinh sản: Hoa? Đài? Tràng? Nhị? Nhụy? -Hs: Quan sát, thảo luận nhóm, hoàn thành bảng nội 2 -Gv: Trong khi hs quan sát, Gv hướng dẫn cho hs về kỷ năng quan sát: Các bộ phận nhỏ của các bộ phận bằng kính lúp.. -Gv: Treo bảng phụ (bảng tổng thể, để trống). Yêu cầu hs đại diện nhóm lên làm bảng. -Hs: Lần lược hoàn thành bảng -Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung.. Thu phiếu học tập để nhận xét, đưa bảng chuẩn: 1. Quan sát cây có hoa: (Bảng bài tập) Stt Cây Dạng thân Dạng rễ Kiểu lá Gân lá Cánh hoa Quả (nếu có) Môi trường sống 1 Bưởi Gỗ Cọc Đơn H.mạng Rời Mọng Ở cạn 2 Đậu Cỏ Cọc Kép H.mạng Rời Khô Ở cạn 3 Huệ Cỏ Chùm Đơn S.song Dính Ở cạn 4 Bèo tây Cỏ Chùm Đơn H.cung Dính Ở nước -Gv: Yêu cầu hs về nhà lấy thêm vd....Hoàn thành bảng vào vở H: Khi quan sát nhụy noãn nằm ở đâu ? Khi tạo quả noãn biến thành gì ? Hạt nằm ở đâu ? -Hs: Trả lời. Gv: Chứng minh “Hạt kín” Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của thực vật hạt kín. -Gv: Căn cứ vào bảng bài tập, yêu cầu: H: Hãy nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt ? H: Nêu đ.điểm chung của các cây hạt kín ? -Hs: trả lờiGv: nhận xét, bổ sung: Hạt được dấu kín trong quả, bảo vệ tốt hơn, sống nhiều m.trường, đa dạng và phong phú . 2. Đặc điểm của thực vật hạt kín: Hạt kín là thực vật có hoa. -Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép). Trong thân có mạch dẫn phát triển. -Có hạt nằm trong quả (hạt kín), là nhóm thực vật phát triển nhất, tiến hóa hơn cả. -Môi trường sống rất đa dạng. 4/Củng cố: Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”. - GV: trong nhóm cây sau, nhóm nào gồm toàn cây hạt kín? a/ Cây mịt, cây rêu, cây ớt. b/ Cây thông, cây lúa, cây đào. c/ Cây ổi, cây cải, cây dừa. - HS: c - GV: Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là gì? a/ Có hoa, quả, hạt nằm trong quả. b/ Có sự sinh sản bằng hạt. c/ Có rễ, thân, lá. - HS: a. 5/ Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài - Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr136 - Đọc phần “Em có biết” - Chuẩn bị: mỗi nhóm mang 1 cây dừa cạn, 1 cây hành, lúa V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 28 Ngày soạn: 26/02/2011 Tiết: 55 Ngày dạy: 28/02/2011 Bài 42 : LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - So sánh được thực vật thuộc lớp 2 lá mầm với thực vật thuộc lớp 1 lá mầm. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, thực hành. 3. Thái độ: - Giáo dục hs bảo vệ thiên nhiên thực vật. II. Phương pháp: - Trực quan, thực hành, thảo luận nhóm. III. Phương tiện: - Gv: Chuẩn bị tranh: 42.1 A-B. Bảng phụ - Hs: Sưu tầm mẫu vật: Cây rẽ quạt, cây dừa cạn, lúa, ngô, hoa dâm bụt IV. Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2/ Kiểm tra bài cũ: H: Trình bày đặc điểm chung của thực vật hạt kín ? Lấy vd về cây hạt kín ? 3/ Giảng bài mới: Vào bài: Các cây hạt kín rất khác nhau về cơ quan sinh dưỡng lẫn cơ quan sinh sản. Để các cây hạt kín với nhau, các nhà khoa học đã chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn, đó là lớp, họThực vật hạt kín gồm 2 lớp: lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm. GV: Ghi tên bài lên bảng. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoat động 1: Phân biệt cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm. -Gv: Cho hs nhắc lại kiến thức cũ: H: Hạt kín có kiểu: Rễ, gân lá, hạt (lá mầm) như thế nào ? -Hs: Trả lời -Gv: Bổ sung. Cho hs quan sát 42.1, gv giới thiệu tranh. Yêu cầu: Quan sát tranh: Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng (sgk/ T:137). -Hs: Hoạt động theo nhóm nhỏ, làm bảng b.t. -Gv: Sau khi hs thảo luận, gv treo bảng. Gọi hs lên bảng Hs đại diện nhóm lên bảng làm b.t -Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung trên tranh: Đ.điểm phân biệt cây 1 lá mầm với cây 2 lá mầm(Đưa bảng chuẩn, thu phiếu học tập). -Hs: Bổ sung kẽ vào vở (phần nội dung). -Hs: Đọc phần thông tin sgk. H: Cây 1 lá mầm có đ.điểm gì ? và cây 2 lá mầm có đặc điểm gì ? -Hs: Dựa vào bảng trên, trả lời -Gv: Nhận xét, bổ sung Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm phân biệt giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm: -Gv: Yêu cầu hs nhắc lại: H: Đặc điểm phân biệt giữa cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm ? -Hs: Trả lời. -Gv: Yêu cầu : H: Hãy quan sát H: 42.2 và mẫu vật (nếu có). Hoàn thành bài tập sau: Cây thuộc lớp 1 lá mầm là cây số:. Cây thuộc lớp 2 lá mầm là cây số:. -Hs: Lên bảng làm b.t. -Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung đáp án đúng: Cây thuộc lớp 1 lá mầm: số 2, 5. Cây thuộc lớp 2 lá mầm: số 1, 3, 4. -Gv: bổ sung trên tranh. H: Hãy lấy ví dụ về cây 1 lá mầm ? Cây 2 lá mầm ? -Hs: Cây 1 lá mầm: cây lúa, cây ngô, cây mía Cây 2 lá mầm: cây cà phê, cây mít, cây ớt -H: Vậy đặc điểm cơ bản để phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm là gì ? -Hs: Đó là kiểu gân lá, số cánh hoa Gv: Nhấn mạnh cho hs đặc điểm phân biệt: + Cây 2 lá mầm: rễ cọc, gân hình mạng, hoa có 5 cánh hoặc có thể 4 cánh Vd: Hoa mẫu đơn + Cây 1 lá mầm: rễ chùm, gân hình cung, song song, hoa 6 cánh hoặc có hoa chỉ 3 cánh Vd: Hoa cây rau mácChốt lại nội dung 1. Cây một lá mầm và cây hai lá mầm. Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm Đặc điểm Lớp 1 lá mầm Lớp 2 lá mầm Rễ Rễ chùm Rễ cọc Gân lá Song song Hình mạng Thân Thân cỏ, cột. Thân gỗ, cỏ leo. Hạt Phôi có 1 lá mầm Phôi có 2 lá mầm 2. Đặc điểm phân biệt giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm: -Lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm, hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu: Số lá mầm của phôi, rễ, gân lá, số cánh hoa 4/Củng cố: Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”. Bài tập: Hoàn thành bảng dưới đây: Tên cây Rễ Thân Kiểu gân lá Thuộc lớp 1 lá mầm 2 lá mầm 1. 2. 3. 4 5/ Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài - Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr139 - Đọc phần “Em có biết” - Chuẩn bị: nghiên cứu bài 42, trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là phân loại thực vật? + Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 28 Ngày soạn: 02/03/2011 Tiết: 56 Ngày dạy: 04/03/2011 Bài 43 : KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: -Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kĩ năng phân biệt 2 lớp của ngành hạt kín. 3. Thái độ: - Giáo dục hs yêu thích bộ môn. II. Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm. III. Phương tiện: - Gv: Chuẩn bị sơ đồ trang: 141 vào bảng phụ. - Hs: Đọc trước bài mới. IV. Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2/ Kiểm tra bài cũ: *H: Đặc điểm cơ bản để phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm là gì ? Cho VD Về cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm ? 3/ Giảng bài mới: Vào bài: Chúng ta đã tìm hiểu các nhóm thực vật từ tảo đến cây hạt kín. Chúng hợp thành giới thực vật. Như vậy giới thực vật gồm rất nhiều dạng khác nhau về tổ chức cơ thể. Để nghiên cứu sự đa dạng của giới thực vật, người ta phải tiến hành phân loại chúng. GV: Ghi tên bài lên bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoat động 1: Tìm hiểu khái niêm phân loại thực vật là gì ? -Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu t.tin sgk, tái hiện kiến thức cũ hoàn thành bài tập (phần lệnh sgk. T 140). -Hs: Làm bài tập độc lập. -Gv: Treo bảng phụ, kiểm tra hs: Gọi hs lên bảng -Hs: Phải hoàn thành được: 1.giống nhau; 2 khác nhau. -Gv: Nhận xét, bổ sung H: Tại sao người ta xếp cây thông, cây trắc bách diệp vào 1 nhóm ? Vì chúng có đặc điểm, cấu tạo giống nhau H: Tại sao tảo và rêu thì xếp thành 2 nhóm khác nhau ? Vì chúng có đặc điểm và cấu tạo khác nhau -Hs: Trả lời . -Gv: Cho hs đọc thông tin .Trả lời: H: Phân loại thực vật là gì ? -Hs: trả lời . Gv: Chốt lại nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu các bậc phân loại. Gv: Giới thiệu các bậc phân loại từ cao đến thấp theo sơ đồ: Ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài. +Ngành: là bậc phân loại cao nhất. +Loài: là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều điển giống nhau về hình dạng, cấu tạo. VD: Họ cam có nhiều loại: Bưởi, Chanh, Quất + “Nhóm”: Không phải là 1 khái niệm trong phân loại, mà nó có thể chỉ 1 hoặc 1 vài bậc phân loại lớn như: ngành, lớp. VD: nhóm tảo, nhóm quyết, nhóm tv bậc thấp -Hs: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức H: Vậy người ta phân loại thực vật thành các bậc phân loại như thế nào ? -Hs: +Trả lời theo ghi nhận của mình +Đại diện lên bảng trình bày lại sơ đồ: Các bậc phân loại Hoạt động 3: Các ngành thực vật: -Gv: +Treo sơ đồ câm (sơ đồ như sgk, bị khuyết các cụm từ màu xanh). +Và giới thiệu các tờ bìa có sẵn đáp án cho hs chọn như: 1.Giới Tv; 2.các ngành tảo; 3.Ngành rêu; 4.Ngành dương xĩ; 5.Hạt trần; 6.Hạt kín. Yêu cầu hs nhớ lại kiến thức cũ, hoạt động nhóm hoàn thành sơ đồ: Bằng cách dùng tờ bìa dính đúng nội dung của sơ đồ. -Hs: Thảo luận, cử đại diện lên bảng đính sơ đồ -Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung đưa đáp án đúng. Yêu cầu hs: Tiếp tục phân chia lớp
File đính kèm:
- SH 6 chuan KT KN.doc