Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức;

- Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học).

- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể : quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.

 2. Kĩ năng:

- Lấy được ví dụ minh hoạ về quần thể, lấy được ví dụ minh họa về các mối quan hệ đó.

- Rèn kĩ năng quan sát phân tích, khái quát hóa kiến thức.

 3. Thái độ: Rèn thói quen nuôi trồng hợp lí, đúng mật độ giảm sự cạnh tranh quá mức.

II. Phương tiện dạy học:

- Tranh hình SGK, tư liệu mối quan hệ giữa các các thể trong quần thể.

III. Phương pháp dạy học: thuyết trình, hỏi đáp, phân tích tranh

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp:

- Kiểm diện và ghi vắng vào sổ đầu bài.

2. Kiểm tra bài cũ:

 CH1: Nêu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng, nhiệt độ lên sinh vật?

 CH2: Làm bài tập 4 SGK trang 155

3. Nội dung bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn: 
Tiết: Ngày dạy: 
 BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ 
 GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Mục tiêu bài học
Kiến thức;
- Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học).
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể : quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.
 2. Kĩ năng:
Lấy được ví dụ minh hoạ về quần thể, lấy được ví dụ minh họa về các mối quan hệ đó.
Rèn kĩ năng quan sát phân tích, khái quát hóa kiến thức.
 3. Thái độ: Rèn thói quen nuôi trồng hợp lí, đúng mật độ giảm sự cạnh tranh quá mức.
II. Phương tiện dạy học:
Tranh hình SGK, tư liệu mối quan hệ giữa các các thể trong quần thể.
III. Phương pháp dạy học: thuyết trình, hỏi đáp, phân tích tranh
IV. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp:
- Kiểm diện và ghi vắng vào sổ đầu bài.
Kiểm tra bài cũ:
 CH1: Nêu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng, nhiệt độ lên sinh vật?
 CH2: Làm bài tập 4 SGK trang 155
Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động học sinh
Nội dung
HĐI. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể:
- Lệnh HS quan sát hình a,b,c h36.1 nhắc lại: khái niệm quần thể là gì ? nêu thêm một số ví dụ ?
- Lấy 2 ví dụ không phải là quần thể sịh vật ? 
- Quần thể được hình thành như thế nào ?
- GV nhấn mạnh: mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể thực chất là mối quan hệ trong nội bộ loài. Trong quần thể có những mối quan hệ gì?
HĐII. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
- Các cá thể trong quần thể thường có những mối quan hệ nào ?
- Đặc điểm của các quan hệ đó ? Ý nghĩa của nó ? Cho ví dụ minh hoạ ?
* Yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu học tập theo nhóm. Sau đó, cử đại diện trình bày: 
- PHT:
Loại quan hệ
Khái niệm
Ví dụ
Ý nghĩa
Quan hệ hỗ trợ
Quan hệ cạnh tranh
* Lệnh hoàn thành bảng 36
-GV nêu vấn đề:
 + Nếu trồng cây dày quá sẽ dẫn đến hiện tượng gì?
 +Nếu trong quần thể trâu rừng có cá thể đực nhhiều hơn cá thể cái, hoặc thiếu thức ăn sẽ dẫn đến hiện tượng gì?
* Lệnh câu hỏi SGK:
- Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến ? Nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó ?
? Theo em cạnh tranh trong quần thể là có lợi hay có hại đối với sự phát triển của quần thể?
- Hãy nêu nguyên nhân tự tỉa thưa ở thực vật, nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cơ thể động vật ra khỏi đàn là gì ?
* Liên hệ: Trong sản xuất con người đã vận dụng mối quan hệ cạnh tranh như thế nào?
* HS thực hiện lệnh quan sát hình SGK, thảo luận và trả lời:
- Tập hợp các cá thể cùng loài
- Sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
- Thời gian nhất định.
- Sinh sản và tạo ra thế hệ mới.
- Ví dụ: Một tổ kiến ở cuối gốc vườn nhà, một tổ mối,
- Cá thể phát tán ® môi trường mới ® CLTN tác động ® cà thể thích nghi ® quần thể
- Chủ yếu là mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
- HS thảo luận và trả lời: (HS lên bảng trình bày theo dạng sơ đồ hoá)
- Trên cơ sở HS phân tích mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể từ ví dụ trên. Từ đó, HS rút ra được các mối quạn hệ.
- Có hai mối quan hệ:
+ Quan hệ hỗ trợ:
+ Quan hệ cạnh tranh:
* HS hoàn thành phiếu học tập:
* HS thực hiện lệnh:
- Thiếu ánh sáng, một số cây vươn cao, số khác không vươn cao được sẽ chết à tỉa thưa cây rừng.
- Tranh giành con cái tranh giành thức ăn.
- Cạnh tranh cùng loài là phổ biến.
- Nguyên nhân và hiêu quả:
+ Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, dinh dưỡng, giữa các cá thể trong cùng một quần thể.
+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành nhau con cái (hoặc ngược lại) trong đàn.
Có lợi, vì những quần thể tồn tại đều là những cá thể có KG khỏe à duy trì QT ổn định, giữ cân bằng trong hệ sinh thái.
- Nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa ở thực vật là ho các cây mọc gần nhau nêu thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng, khi đó cạnh tranh giữa các cá thể xảy ra gay gắt tranh giành nhau ánh sáng, nước, muối khoáng.
+ Tự tỉa loại bỏ bớt các cành yếu hơn: (những cây cao phát triển tốt hơn, cây dưới thấy kém phát triển, chết sớm.)
- Do cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành con cái hoặc do tập tính của từng loài chỉ tồn tại với một số lượng cá thể vừa phải trong đàn.
- Hiệu quả: làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn, giảm mật độ cá thể và hạn chế ô nhiễm MT.
- Tỉa bớt cành, khi gieo rau cải, thường tỉa lượng lớn cây con, để đảm bảo nguồn sống cho những cây còn lại
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể:
1. Quần thể sinh vật: 
- Tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.
2. Quá trình hình thành quần thể:
- Cá thể phát tán ® môi trường mới ® CLTN tác động ® cà thể thích nghi ® quần thể.
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
1. Quan hệ hỗ trợ: là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản
- Ví dụ: hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông.
 Chó rừng thường quần tụ từng đàn..
- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
+ Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
+ làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể ( hiệu quả nhóm ).
2. Quan hệ cạnh tranh : Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể ® các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác ; các con đực tranh giành con cái.
-Ví dụ: thực vật cạnh tranh ánh sang, động vật cạnh tranh thức ăn,nơi ở,bạn tình.
-Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
V. Củng cố, dặn dò
 1.Củng cố:
 - Học sinh tóm tắt kiến thức của bài theo nội dung cuối SGK.
 - Nêu thêm các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài.
2 Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục em có biết.
- Hãy nêu cảm nhận của mình về vấn đề môi trường hiện nay từ đó chọn 1 đề tài ( môi truờng đất, nước, không khí) và nêu giải pháp có thể để bảo vệ môi trường theo suy nghĩ của mình. (Làm trong vòng 2 tháng nộp bài, trên giấy A4)

File đính kèm:

  • docbai 36 sh12.doc