Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS phải:

- Nêu được khái niệm hóa thạch và sự hình thành hóa thạch, từ đó rút ra ý nghĩa của hóa thạch trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật và lịch sử vỏ quả đất.

- Nêu được các phương pháp để xác định tuổi hóa thạch và giải thích được vì sao lại dùng các nguyên tố phóng xạ làm đồng hồ địa chất.

- Nêu được ảnh hưởng của hiện tượng trôi dạt lục địa đến sự tiến hóa của sinh giới.

- Phân định các đại, các kỷ, cùng các sinh vật điển hình.

- Tóm tắt được trình tự phát sinh, phát triển và diệt vong của các ngành, các lớp chính của giới thức vật, động vật thông qua các bằng chứng điển hình.

- Giải thích được sự phát sinh, phát triển và diệt vong của một số ngành, lớp chính theo quan niệm hiện đại.

- Chứng minh được sự tiến hóa của sinh giới có quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi các điều kiện vô cơ, hữu cơ trên quả đất.

- Từ lịch sử phát triển của sinh vật, rút ra được nguyên nhân và chiều hướng tiến hóa của sự sống, rút ra được nhận xét chung về quá trình TH của sinh giới.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
BÀI 33. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS phải:
- Nêu được khái niệm hóa thạch và sự hình thành hóa thạch, từ đó rút ra ý nghĩa của hóa thạch trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật và lịch sử vỏ quả đất.
- Nêu được các phương pháp để xác định tuổi hóa thạch và giải thích được vì sao lại dùng các nguyên tố phóng xạ làm đồng hồ địa chất.
- Nêu được ảnh hưởng của hiện tượng trôi dạt lục địa đến sự tiến hóa của sinh giới.
- Phân định các đại, các kỷ, cùng các sinh vật điển hình.
- Tóm tắt được trình tự phát sinh, phát triển và diệt vong của các ngành, các lớp chính của giới thức vật, động vật thông qua các bằng chứng điển hình.
- Giải thích được sự phát sinh, phát triển và diệt vong của một số ngành, lớp chính theo quan niệm hiện đại.
- Chứng minh được sự tiến hóa của sinh giới có quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi các điều kiện vô cơ, hữu cơ trên quả đất.
- Từ lịch sử phát triển của sinh vật, rút ra được nguyên nhân và chiều hướng tiến hóa của sự sống, rút ra được nhận xét chung về quá trình TH của sinh giới. 
2. Kỹ năng: Rèn luyện một số kĩ năng
- Kỹ năng hình thành thiết lập mối quan hệ nhân quả thông qua việc chứng minh TH của sinh giới có quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi các điều kiện vô cơ, hữu cơ trên trái đất.
- Kỹ năng lập luận, biện giải và bảo vệ ý kiến của mình
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS có ý thức gìn giữ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên và ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, tránh sự tuyệt chủng của các loài sinh vật.
II. Kiến thức trọng tâm
- Hóa thạch và vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.
- Sinh vật trong các đại địa chất
III. Phương pháp 
- Seminar
- Đặt và giải quyết vấn đề
- Hoạt động nhóm
IV. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hoàn thành Seminar bài 33 bằng Powerpoint
- Câu hỏi thảo luận
- Máy tính, máy chiếu
 2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài 33
- Tìm hiểu đưa ra các câu hỏi thảo luận
V. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sỹ số
 2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Tại sao những hợp chất hữu cơ khi xuất hiện trên mặt đất xưa kia không bị tiêu huỷ nhanh chóng do sự oxy hoá? Tại sao chúng không bị vi sinh vật làm thối rữa?
Câu 2: Trình bày các sự kiện chính trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học?
 3. Vào bài mới
 a) Đặt vấn đề
Khủng long là một loài bò sát khổng lồ, chúng phát triển mạnh ở kỉ Jura. Tuy nhiên chưa ai trong chúng ta trực tiếp thấy chúng như thế nào mà chỉ qua mô phỏng. Vậy dựa vào đâu người ta có thể mô phỏng lại được hình dạng và biết được thời gian tồn tại của chúng? Mặt khác ta đã biết trong quá khứ có rất nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và hiện nay cũng vậy có rất nhiều loài sinh vật đã tuyệt chủng và đang nguy cấp. Nguyên nhân nào gây ra sự tuyệt chủng này? Sự tuyệt chủng của sinh vật trong các đại địa chất và hiện nay khác nhau như thế nào?
 b) Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới
Sile
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sile 2
Sile 3
Sile 4
Sile 5
Sile 6
* Phần trình bày của người báo cáo
GV: Chiếu sile 2, 3, cho HS quan sát các hóa thạch bằng đá, dấu chân, xác côn trùng bao bọc trong nhựa hổ phách.
HS: Quan sát tranh
GV: Chiếu sile 4, báo cáo:
- Khái niệm hóa thạch: Hóa thạch là những di tích và di thể của sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá.
- Các loại hóa thạch: + Hóa thạch là những xác nguyên vẹn: xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách.
+ Hóa thạch bằng đá (khuôn trong) 
+ Hóa thạch dưới dạng dấu vết (vết chân, hình dáng)
HS: Theo dõi và chép bài
GV: Chiếu sile 5, báo cáo:
- Vai trò của hóa thạch:
+ Căn cứ vào tuổi của các lớp đất chứa hóa thạch, có thể xác định được tuổi hóa thạch và ngược lại.
+ Từ tuổi của hóa thạch chứa trong các lớp đất đá, có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của SV và mối quan hệ giữa các loài. 
+ Hóa thạch là tài liệu có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử hình thành vỏ quả đất. 
HS: Theo dõi và suy nghĩ đưa ra các câu hỏi thảo luận
GV: Chiếu sile 6, báo cáo:
- Các phương pháp xác định tuổi của các lớp đất đá
+ Phương pháp đồng vị phóng xạ (C14, U238)
 + Đo tốc độ lùi của thác nước: áp dụng với những giai đoạn địa chất tương đối ngắn 
+ Tính toán dựa trên các lớp mùn lắng ở đáy ao, hồ
HS: Theo dõi và đưa ra các câu hỏi thảo luận
* Sau khi GV báo cáo xong mục I, GV đưa ra các câu hỏi thảo luận cho mục này. HS có thể thắc mắc đưa thêm các câu hỏi thảo luận ngoài câu hỏi giáo viên đã đưa ra:
(?) Có nhiều loại sinh vật như: Kì nhông New Zealand, 
cá Vây tay, sam biển, ốc anh vũ, đã xuất hiện từ hàng triệu năm trước, nay vẫn được tìm thấy, người ta gọi đó là hóa thạch sống. Vậy hóa thạch sống là gì?
(?) Trình bày cách xác định tuổi của các lớp đất đá dựa vào đồng vị C14?
Hoạt động 2: Tìm hiểu lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Sile
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sile 7
Sile 8
Sile 9
Sile 10
Sile 11
Sile 12
Sile 13
Sile 14
Sile 15
Sile 16
Sile 17
Sile 19
Sile 20
Sile 21
Sile 22
Sile 23
Sile 24
Sile 25
Sile 26, 27
Sile 28, 29
Sile 30
 Sile 31 – 38
Sile 39 – 41
Sile 43 - 53
GV: Chiếu sile 7, báo cáo:
- Hiện tượng trôi dạt lục địa
+ Lớp vỏ Trái Đất không phải là một khối thống nhất mà được chia thành những vùng riêng biệt gọi là các phiến kiến tạo
+ Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động. Hiện tượng di chuyển của các lục địa như vậy gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa.
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 8, báo cáo:
- Phiến kiến tạo
Bề mặt Trái Đất được chia thành 6 mảng kiến tạo chính: mảng Âu – Á, Thái Bình Dương, châu Mĩ, châu Phi, Ấn – Úc và Nam Cực và nhiều mảng phụ.
HS: Theo dõi và đưa ra các câu hỏi thảo luận
GV: Chiếu sile 9
- Các lục địa trôi dạt, ghép vao nhau và tách ra
+ Giới thiệu 4 hình ảnh sự tách rời của các lục địa qua thời gian
HS: Theo dõi 
GV: Chiếu sile 10, nêu đặc điểm:
- Các lục địa cách đây 400 triệu năm
+ Các lục địa không phân ra giống như hiện nay. Một phần lục địa vẫn còn chìm trong nước. Ở phía nam có một lục địa lớn, gọi là Gondwana, bao gồm châu Phi, Ấn Độ, Ả Rập, Nam Cực.
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 11, trình bày đặc điểm:
- Các lục địa cách đây 250 triệu năm:
+ Trái Đất đã hình thành một đại lục duy nhất có tên gọi là Pangea. 
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 12, trình bày đặc điểm:
- Các lục địa cách đây 180 triệu năm:
+ Pangea bị những khe nứt lớn làm tách vỡ và sự di chuyển của các mảng thạch quyển lại bắt đầu. Đại dương nguyên thủy bị thu hẹp dần. Biển Tethis được hình thành, ngăn Pangea thành hai lục địa cổ là Lauraxia ở phía bắc (gồm các mảng Bắc Mĩ và Âu – Á) và Gondwana ở phía nam (gồm các mảng Nam Mĩ, Châu Phi, Ấn – Úc và Nam Cực).
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 13, trình bày đặc điểm:
- Các lục địa cách đây 66 triệu năm:
+ Nam Mĩ tách khỏi Châu Phi bởi một vết nứt lớn.
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 14, trình bày đặc điểm:
- Thế giới hiện nay:
+ Bắc và Nam Mĩ nối với nhau. Ấn Độ đã băng dọc theo xích đạo đến nhập vào lục địa Á – Âu. Groenland lên đến vùng Bắc Cực. Các nhà khoa học dự đoán sau 50 triệu năm nữa Châu Phi lấn lên Địa Trung Hải và tách ra khỏi châu Á. Hai phần châu Mĩ lại tách rời khỏi nhau.
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 15, nêu thứ tự 5 đại địa chất 
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 16, nêu đặc điểm của đại cổ sinh 
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 17, từ hình ảnh về các sinh vật trong đại nguyên sinh, khái quát điều kiện tự nhiên và sinh vật điển hình trong đại
HS: Theo dõi
GV: Tiếp tục chiếu sile 18, nêu các kỉ trong đại cổ sinh
GV: Chiếu sile 19, 20 từ hình ảnh về các sinh vật và hóa thạch trong kỉ Cambri, khái quát điều kiện tự nhiên và sinh vật điển hình trong kỉ Cambri.
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 21, 22 từ hình ảnh về các sinh vật và hóa thạch trong kỉ Silua, khái quát điều kiện tự nhiên và sinh vật điển hình trong kỉ Silua.
HS: Theo dõi
GV: Chiếu sile 23, 24, 25 từ hình ảnh về các sinh vật và hóa thạch trong kỉ Đevon như trùng ba lá, hóa thạch thủy tùng, hóa thạch cúc đá, khái quát điều kiện tự nhiên và sinh vật điển hình kỉ Đevon
HS: Theo dõi, đưa ra câu hỏi thảo luận
GV: Chiếu sile 26, 27, từ hình ảnh về thực vật kỉ Cacbon, chuồn chuồn khổng lồ, khái quát điều kiện tự nhiên và sinh vật điển hình kỉ Cacbon
HS: Theo dõi, đưa ra câu hỏi thảo luận
GV: Chiếu sile 26, 27, giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên và sinh vật điển hình ở kỉ Pecmi.
HS: Theo dõi, đưa ra câu hỏi thảo luận
GV: Chiếu sile 30, giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên và sinh vật điển hình ở Đại Trung Sinh và các kỉ trong đại
HS: Theo dõi, đưa ra câu hỏi thảo luận
GV: Chiếu sile 31 - 38, giới thiệu các sinh vật trong các kỉ thuộc đại Trung sinh.
HS: Theo dõi, đưa ra câu hỏi thảo luận
GV: Chiếu sile 39 - 41, giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên và sinh vật điển hình ở Đại Tân Sinh và các kỉ trong đại.
HS: Theo dõi, đưa ra câu hỏi thảo luận
* Phần thảo luận
GV: Chiếu sile 43 – 53
- Đưa ra các câu hỏi thảo luận
HS: Theo dõi, thảo luận với nhau, đưa ra các thắc mắc của các em và bổ sung các câu hỏi thảo luận khác
GV: Đưa ra các đáp án về các câu hỏi thảo luận
4. Củng cố
- Cho học sinh làm bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 10 phút.
5. Dặn dò
- HS học bài, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài mới, bài 34: Sự phát sinh loài người.

File đính kèm:

  • docbai 33 su phat trien cua sinh gioi qua cac dai diachat.doc