Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 1 đến 8 - Năm học 2008-2009

I. Mục tiêu.

Qua bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức.

- Học sinh trình bày được khái niệm cấu trúc chung của gen và nêu được hai loại gen chính.

- Học sinh nêu và giải thích được mã di truyền.

- HS mô tả quá trình nhân đôi ADN ở Ecoli và phân biệt được sự khác nhau giữa nhân sơ và nhân chuẩn.

2. Kỹ năng.

- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.

- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.

3. Thái độ.

- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu.

II. Phương tiện dạy học.

Tranh vẽ hoặc máy chiếu, phiếu học tập.

III. Phương pháp dạy học.

Vấn đáp tìm tòi.

IV. Tiến trình tiết học.

1. Ổn định lớp - kiểm diện.

2. Kiểm tra bài cũ.

Thay bằng: Giới thiệu chung chương trình sinh học 12.

3. Bài mới.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 12 - Bài 1 đến 8 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biẹt được khái niệm đột biến gen và thể đột biến. 
- Phân biệt đựoc các dạng đột biến. 
- Nêu đựơc nguyên nhân và cơ ché phát sinh đột bến. 
- Nêu được hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.
- Giải thích tính chất biểu hiện của đột biến gen.
2. Kỹ năng.
- Phát triển tư duy phân tích logic và khả năng khái quát hoá.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ. 
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền. 
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu. 
II. Phương tiện dạy học.
Tranh vẽ hình 4.1, 4.2
III. Phương pháp dạy học.
Vấn đáp tìm tòi.
IV. Tiến trình tiết học.
1. Ổn định lớp - kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ.
Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ. Cơ chế điều hòa ở sinh vật nhân sơ có gì khác so với sinh vật nhân thực ?
3. Bài mới. 
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- GV đặt vấn đề thế nào là đột biến gen ?
- Em hãy phân biệt đột biến gen và thể đột biến. 
HS trả lời câu hỏi.
GV yêu cầu h/s q/s hình 4.1 sgk và cho biết sự thay đổi các nucleotit sau khi đột biến xảy ra. 
- Vậy có những dạng đột biến nào ?
- Hậu quả của từng loại ?
HS trả lời có 3 loại.
- Đột biến thay thế làm thay đổi 1 bộ ba có thể thay đổi 1 aa.
- Đột biến thêm và mất 1 nuclêôtit gây dịch khung nên dẫn đến thay thế các aa từ vị trí đột biến.
- Đột biến do những nguyên nhân nào ?
GV yêu cầu h/s q/s hình 4.2 SGK 
HS trình bày cơ chế gây đột biến do chất 5-BU gây nên.
GV giảng cơ chế gây đột biến của acrdin.
-GV đặt đột biến xảy ra sẽ làm a/h đến tính trạng như thế nào ?
HS thảo luận và trả lời 
HS bổ xung 
Đột biến có ý nghĩa gì ?
HS cho VD về thành tựu của gây đột biến 
GV giảng về đột biến tự nhiên hay gây tạo và đưa ra VD cho h/s 
GV chia nhóm cho h/s tự tìm hiểu thảo luận về sự biểu hiện của đột biến và hoàn thành phiếu học tập. 
ĐB 
giao tử
ĐB tiền phôi
ĐB xôma
Phát sinh
Khả năng di truyền 
Thể hiện 
I. khái niệm và các dạng đột biến gen.
1. Khái niệm. 
Là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm hoặc một số cặp nucleotit.
- Tần số đột biến trong tự nhiên 10-6 - 10-4.
- Nhân tố gây đột biến gọi là tác nhân gây đột biến. 
* Thể đột biến là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ra kiểu hình. 
2. Các dạng đột biến gen.
a. Đột biến thay thế.
Một cặp nuclêôtit riêng lẻ trên ADN được thay thế bằng một cặp nuclêôtit khác 
b. Đột biến thêm hay mất một họac một số cặp nuclêôtit. 
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.
1. Nguyên nhân.
- Sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN do đứt gãy các liên kết hoá học.
- Tác động của các tác nhân vật lí, hoá học sinh học làm biến đổi cấu trúc của gen dẫn đến đột biến.
2. Cơ chế phát sinh đột biến.
* Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN các bazơ nitơ tồn tại dạng thường và dạng hiếm, dang hiếm có vị trí liên kết hidrro thay đổi làm chúng kết cặp không đúng trong tái bản dẫn đến phát sinh đột biến gen.
- Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân liều lượng, cường độ và đặc điểm cấu trúc của gen.
- Tác nhân hóa học như 5- brôm uraxin gây thay thế A-T bằng G-X (5-BU).
- Chất acridin có thể làm mất hoặc xen thêm một cặp nuclêôtit trên ADN. Nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo nên đột biến mất một cặp nuclêôtit. 
3. Hậu quả và vai trò của đột biến gen.
Hậu quả của đột biến gen là làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein nên nhiều đột biến là có hại, làm giảm sức sống của cơ thể. Một số đột biến tạo ra cơ thể có sức sống tốt hơn và có khả năng chống chịu, một số là trung tính.
* Ý nghĩa của đột biến gen.
- Đối vơi tiến hoá: xuất hiện các alen mới cung cấp cho tiến hoá.
- Đối với chọn giống: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.
III. Sự biểu hiện của đột biến gen. 
- Đột biến giao tử: phát sinh trong quá trình giảm phân hình thành giao tử qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử.
đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay, đột biến gen lặn sẽ phát tán trong quần thể giao phối và thể hiện khi có tổ hợp đồng hợp tử lặn.
- Đột biến tiền phôi: xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử trong giai đoạn 2-8 phôi bào sẽ truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. 
- Đột biến xôma: xảy ra trong nguyên phân ở một TB sinh dưỡng sẽ được nhân lên ở một mô, được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng. 
V. Củng cố.
Nhắc lại các dạng đột biến gen và lấy ví dụ.
VI. Hướng dẫn về nhà.
- HS đọc phần ghi nhớ sgk.
- Về nhà làm bài tập SGK và chuẩn bị bài mới.
Tuần: 03	 
Ngày soạn: 05/9/2008
Tiết: 05
Ngày dạy: 08/9/2008
[ 	
Bài 5. NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu.
Qua bài học, học sinh phải:
1. Kiến thức.
Nêu được điểm khác nhau giữa vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn.
2. Kỹ năng.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ. 
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền. 
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu. 
II. Phương tiện dạy học.
Tranh vẽ hình 5.1
Máy chiếu. 
III. Phương pháp dạy học.
Vấn đáp tìm tòi.
IV. Tiến trình tiết học.
1. Ổn định lớp - kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ.
Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ. Cơ chế điều hòa ở sinh vật nhân sơ có gì khác so với sinh vật nhân thực ?
3. Bài mới. 
Hoạt động dạy - học
Nội dung
GV yêu cầu đọc sgk, thảo luận về NST ở sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn. 
 HS đọc sgk, thảo luận và các nhóm nêu đại cương về NST. nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV yêu cầu học sinh q/s hình 5.
Nêu nhận xét 
- Cấu tạo NST ?
- Hình thái ? 
- Cấu trúc ?
- Cấp độ xoắn ?
- Kích thước từng loại sợi ?
- Trình bày các cấp độ xoắn của NST 
- Trong nhân mỗi tế bào đơn bội ở người chứa 1m ADN. Bằng cách nào lượng ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong nhân ?
+ ADN được xếp vào trong 23 NST và được gói bọc theo các mức độ xoắn cuộn khác nhau làm chiều dài co ngắn hàng ngàn lần.
GV yêu cầu h/s tự tìm hiểu vai trò của NST 
- Dựa vào cấu trúc, hãy nêu chức năng của NST ? Tại sao NST lại có được chức năng đó ?
+ Lưu giữ vì NST mang gen.
Bảo quản vì ADN liên kết với histon nhờ trình tự nu đặc hiệu và các mức độ xoắn khác nhau. Truyền đạt vì NST có khả năng tự nhân đôi, phân li và tổ hợp trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
I. Đại cương về nhiễm sắc thể 
- NST ở vi khuẩn chỉ là phân tử ADN trần, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin. Ở một số virut NST là ADN trần hoặc ARN.
- Ở sinh vật nhân thực NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc chủ yếu là ADN và prôtêin histon.
- Ở TB xôma NST tồn tại thành từng cặp tương đồng có 1 cặp NST giới tính.
- Bộ NST của mỗi loài SV đặc trưng về số lượng, hình thái cấu trúc.
II. Cấu trúc NST sinh vật nhân thực. 
1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của NST.
Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc đặc thù qua các thế hệ tế bào và cơ thể, nhưng có biến đổi qua các giai đoạn của chu kì tế bào.
2. Cấu trúc siêu hiển vi.
- NST gồm chủ yếu là ADN và prôtêin loại histon, xoắn theo các mức khác nhau.
- NST gồm các gen, tâm động các trình tự đầu mút và trình tự khởi đầu tái bản. 
- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối prôtêin (8 phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.
các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc 30nm. Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm (1nm = 10-3 micromet).
III. Chức năng của NST. 
- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. 
- Các gen trên NST được sắp xếp theo một trình tự xác định và được di truyền cùng nhau.
- Các gen được bảo quản bằng liên kết với prôtêin histon nhờ các trình tự nu đặc hiệu và các mức xoắn khác nhau.
- Gen nhân đôi theo đơn vị tái bản.
- Mỗi NST sau khi tự nhân đôi tạo nên 2 crôma tit gắn với nhau ở tâm động. 
- Bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của NST.
- Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào. 
V. Củng cố.
+ Sợi có chiều ngang 10nm là: (sợi cơ bản).
+ Mỗi nuclêôxôm được một đoạn ADN dài chứa bao nhiêu cặp nu quấn quanh: (chứa 146 cặp nu).
+ Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh: (tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài).
VI. Hướng dẫn về nhà.
- HS đọc phần ghi nhớ sgk.
- Tại sao nói NST là cơ sở vật chất di truyền ở mức độ TB ?
- Về nhà làm bài tập SGK và chuẩn bị bài mới.
Tuần: 03	 
Ngày soạn: 08/9/2008
Tiết: 06
Ngày dạy: 12/9/2008
[ 	
Bài 6. CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu.
Qua bài học, học sinh phải:
1. Kiến thức.
- Học sinh nêu khaí niệm đột biến NST. 	
- Phân biệt đựoc đặc điểm của 4 dạng đột biến cấu trúc. 
- Học sinh trình bày được nguyên nhân cơ chế phát sinh, hậu quả vai trò và ý nghĩa của các dạng đột biến. 
2. Kỹ năng.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ. 
Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu. 
II. Phương tiện dạy học.
Tranh vẽ hình 6 SGK.
III. Phương pháp dạy học.
Vấn đáp tìm tòi.
IV. Tiến trình tiết học.
1. Ổn định lớp - kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu cấu trúc và chức năng của NST ?
- Tại sao NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào ?
3. Bài mới. 
Hoạt động dạy - học
Nội dung
GV hỏi thế nào là đột biến cấu trúc NST ?
GV yêu cầu h/s q/s hình 6 và cho biết có những dạng đột biến cấu trúc nào ? và điền nội dung vào phiếu học tập. 
Dạng ĐB
hiện tượng 
nguyên nhân
hậu quả
VD
ĐB mất đoạn 
ĐB lặp đoạn 
ĐB đảo đoạn 
ĐB chuyển đoạn 
HS thảo luận và các nhóm đưa ra nội dung các dạng đột biến. 
mỗi nhóm lên trình bày 1 loại đb. 
HS:Các nhóm khác nhận xét và bổ xung. 
GV yêu cầu tìm hiểu kỹ phần chuyển đoạn NST các gen trên đó bị thay đổi như thế nào ?
GV hoàn thiện bổ xung -giải

File đính kèm:

  • docGIAOAN.doc