Giáo án Sinh học Lớp 10 - Tiết 10: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Năm học 2014-2015
I. Mục tiêu
+ Kiến thức: HS sinh nắm được và trình bày đựơc các kiểu vận chuyển các chất qua màng tế bào và hiện tượng nhập bào và xuất bào.
+ Kĩ năng: HS phân biệt được kiểu vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, hiện tượng nhập bào và xuất bào.
+ Giáo dục: cho HS ý nghĩa của cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào.
II. Phương tiện dạy học
Các hình vẽ sách giáo khoa.
III. Phương pháp dạy học
Vấn đáp + Trực quan.
IV. Trọng tâm bài giảng
Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
V. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Đã kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới
ĐVĐ: Tế bào là đơn vị cơ bản nhất của mọi cơ thể sống, do đó để thực hiện chức năng sống của mình tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường, các chất vào ra tế bào phải qua màng sinh chất. Vậy các chất vận chuyển qua màng theo những con đường nào và cách thức ra sao, chúng ta đi nghiên cứu bài 11: “ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT”
Tuần: 10 Ngày soạn: 20/10/2014 Tiết:10 Ngày giảng:25/10/2014 Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT I. Mục tiêu + Kiến thức: HS sinh nắm được và trình bày đựơc các kiểu vận chuyển các chất qua màng tế bào và hiện tượng nhập bào và xuất bào. + Kĩ năng: HS phân biệt được kiểu vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, hiện tượng nhập bào và xuất bào. + Giáo dục: cho HS ý nghĩa của cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào. II. Phương tiện dạy học Các hình vẽ sách giáo khoa. III. Phương pháp dạy học Vấn đáp + Trực quan. IV. Trọng tâm bài giảng Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. V. Tiến trình lên lớp ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Đã kiểm tra bài cũ Giảng bài mới ĐVĐ: Tế bào là đơn vị cơ bản nhất của mọi cơ thể sống, do đó để thực hiện chức năng sống của mình tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường, các chất vào ra tế bào phải qua màng sinh chất. Vậy các chất vận chuyển qua màng theo những con đường nào và cách thức ra sao, chúng ta đi nghiên cứu bài 11: “ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT” Hoạt động thầy trò Nội dung GV phát PHT cho HS tham khảo trước đó Hoạt động 1 GV giới thiệu 2 ví dụ: - VD1: Mở lọ nước hoa HS: quan sát hiện tượng và trả lời: ? Ai là người ngửi thấy mùi nước hoa đầu tiên? ? Tại sao có sự nhận biết mùi nước hoa khác nhau như vậy? - VD2: treo hình 11.1 SGK GV giới thiệu đó tế bào tại phổi và các phế nang: khi chúng ta thực hiện cử động hít vào, không khí lúc này rất giàu O2 , O2 ngoài TB sẽ cao hơn bên trong, di chuyển vào; còn CO2 sản phẩm quá trình TĐC trong sẽ cao hơn nên di chuyển từ trong ra ngoài. ? Chúng ta thấy 2 VD trên có chung đặc điểm là gì? HS: các chất v/c từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp(đây gọi là sự khuếch tán). Không tiêu tốn năng lượng. GV: Nhận xét và kết luận: đó là vận chuyển thụ động ? Khái quát lại thế nào là vận chuyển thụ động? ? Dựa trên nguyên lí nào? ? Thế nào là khuếch tán? ? Ngoài các phân tử chất tan, trong và ngoài tế bào còn có các phân tử nước, việc vận chuyển các phân tử nước này qua màng gọi là gì? ? Nước vận chuyển qua màng nhờ kênh protein đặc hiệu đó là gì? GV giới thiệu thêm: Thẩm tách là ht các chất hoà tan đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Thẩm thấu: các chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. ? Các chất được vận chuyển qua màng bằng cách nào ? (GV sử dụng hình SGK đã treo để giải thích thêm) HS: nghiên cứu, thảo luận và trả lời. ? Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc vào yếu tố nào ? HS: trả lời GV: nhận xét và bổ sung: Các chất càng nhỏ tốc độ vc càng nhanh. Các tế bào trong cơ thể có nhiệt độ tương đương nhau nên không chịu tác động của nhiệt độ. ? Có mấy loại môi trường? GV giới thiệu hình vẽ hiện tượng co nguyên sinh, phản co nguyên sinh ở TBTV. Hiện tượng tiêu huyết ở TBĐV ? Trả lời câu hỏi trong phiếu? HS: _ Ngâm nước muối: loại bỏ bơt các vsv, một phần chất bvtv _ Vẩy nước: rau tươi Yêu cầu hs hoàn thành kết luận Hoạt động 2 + VD1: ở ống thận của người nồng độ Glucozo trong nước tiểu thấp hơn trong máu, nhưng Glucozo trong nước tiểu vẫn được thu hồi về máu. + VD2: Tại quản cầu thận, ure trong nước tiểu cao hơn nhều lần ure trong máu, nhưng ure vẫn thấm từ máu qua màng vào nước tiểu để bài xuất ra ngoài ? Việc vận chuyển ure hay glucozo giữa nước tiểu và máu theo chiều ngược gradien nồng độ đó có ý nghĩa gì? Hay ? Tại sao trong tế bào cần có sự vận chuyển chủ động ? HS: Đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bt. ? Quá trình vận chuyển chủ động cần điều kiện gì ? Thế nào là vận chuyển chủ động ? HS: tiêu tốn năng lượng, cần chất mang ? Cơ chế của vc chủ động? GV giới thiệu máy bơm nước gia đình trong việc đưa nước từ giếng lên bể. HS rút ra kết luận Các chất có kích thước lớn không thực hiện được bằng 2 cách trên sẽ đi vào hay ra tế bào bằng pt thứ 3 Hoạt động 3 GV mô tả cách lấy thức ăn và tiêu hoá của trùng giày, giới thiệu nhập bàovà xuất bào ? Hiện tượng nhập bào là gì ? Có tiêu tốn nl ko? ? Có mấy cách nhập bào? Căn cứ vò đâu để phân loại? ? Xuất bào là gì? Chất nào đưa ra ngoài? ? Phương thức trên giống cách vc nào? I. Vận chuyển thụ động 1. Khái niệm + Vận chuyển thụ động là vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không cần tiêu tốn năng lượng. + Nguyên lí vận chuyển thụ động là sự khuếch tán: các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp( cùng chiều gradien nồng độ). - Thẩm thấu: Sự khuếch tán các phân tử nước qua màng( nước từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp), nhờ kênh protein đặc hiệu là aquaporin. 2. Các cách vận chuyển qua màng - Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép: các chất không phân cực và các chất có kích thước nhỏ như CO2, O2, NO.. - Khuếch tán qua kênh prôtein xuyên màng: các ion, các chất phân cực, chất có kích thước lớn: Glucozơ, aa. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán qua màng và các loại môi trường - Sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng. - Kích thước, đặc tính lí hóa chất vận chuyển, cấu trúc màng. * Một số loại môi trường: - Ưu trương: C ct ngoài TB cao hơn Cct trong TB = TB co lại - Nhược trương: C ct ngoài TB thấp hơn Cct trong TB = TB trương lên - Đẳng trương: C ct ngoài TB bằng Cct trong TB = TB giữ nguyên II. Vận chuyển chủ động 1. Khái niệm + Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao(ngược chiều gradien nồng độ) và có sự tiêu tốn năng lượng. 2. Cơ chế - Vận chuyển chủ động cần protein màng(máy bơm = chất mang) - ATP + Prôtein màng ð biến đổi Prôtein màng ð liên kết chất cần vận chuyển để đưa ra ngoài (trong) tế bào. III. Nhập bào và xuất bào 1. Nhập bào + KN: là cách tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất. + Các cách: thực bào(rắn) ẩm bào (giọt, lỏng) 2. Xuất bào: Các chất thải trong túi kết hợp với màng sinh chất đẩy ra ngoài tế bào. *Củng cố: Cho hs hoàn thành bài tập phiếu *Hướng dẫn vế nhà - Học bài theo nội dung câu hỏi sgk. - Chuẩn bị nội dung thực hành
File đính kèm:
- Bai 11 Van chuyen cac chat qua mang sinh chat.doc