Giáo án Sinh học Khối 7 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS trình bày được các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn.

- So sánh với lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng so sánh

3. Thái độ: giáo dục ý thức yêu thích môn học

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tranh cấu tạo trong của thằn lằn, bộ xương ếch bộ, xương thằn lằn, mô hình bộ não thằn lằn.

2. Học sinh: Đọc trước bài

III. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học, nhắc nhở học sinh tham gia phát biểu bài

2. Kiểm tra bài cũ :

(?) Nêu đặc điểm về đời sống của thằn lằn ?

(?) Nêu cấu tạo ngoài và cách di chuyển của thằn lằn ?

3. Bài mới:

Họat động GV Hoạt động HS Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu về bộ xương

 

- GV yêu cầu HS quan sát bộ xương thằn lằn đối chiếu với H39.1 SGK xác định vị trí các xương.

- GV gọi HS chỉ trên mô hình

- GV phân tích xuất hiện xương sườn cùng xương mỏ ác →lồng ngực có tầm quan trọng lớn trong sự hô hấp ở cạn .

- GV yêu cầu HS đối chiếu bộ xương nêu rõ sự sai khác nổi bật.

- HS quan sát H39.1 đọc kĩ chú thích ghi nhớ tên các xương thằn lằn

- HS đối chiếu mô hình xương xác định xương đầu, cột sống, xương sườn , các xương đai và các xương chi

 

 

 

 

- HS so sánh 2 bộ xương nêu được đặc điểm sai khác cơ bản I . Bộ xương

 

- Bộ xương gồm:

+ Xương đầu

+ Cột sống có các xương sườn

+ Xơng chi: xương đai và các xương chi.

 

 

 

 

 

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 7 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22	Ngày soạn: 10.01.2011
Tiết: 41	Ngày dạy: 
BàI 39 : Cấu tạo trong của thằn lằn
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- HS trình bày được các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn. 
- So sánh với lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng so sánh 
3. Thái độ: giáo dục ý thức yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh cấu tạo trong của thằn lằn, bộ xương ếch bộ, xương thằn lằn, mô hình bộ não thằn lằn.
2. Học sinh: Đọc trước bài
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học, nhắc nhở học sinh tham gia phát biểu bài 
2. Kiểm tra bài cũ :
(?) Nêu đặc điểm về đời sống của thằn lằn ?
(?) Nêu cấu tạo ngoài và cách di chuyển của thằn lằn ? 
3. Bài mới:
Họat động GV
Hoạt động HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu về bộ xương 
- GV yêu cầu HS quan sát bộ xương thằn lằn đối chiếu với H39.1 SGK xác định vị trí các xương.
- GV gọi HS chỉ trên mô hình 
- GV phân tích xuất hiện xương sườn cùng xương mỏ ác →lồng ngực có tầm quan trọng lớn trong sự hô hấp ở cạn .
- GV yêu cầu HS đối chiếu bộ xương nêu rõ sự sai khác nổi bật.
- HS quan sát H39.1 đọc kĩ chú thích ghi nhớ tên các xương thằn lằn 
- HS đối chiếu mô hình xương xác định xương đầu, cột sống, xương sườn , các xương đai và các xương chi
- HS so sánh 2 bộ xương nêu được đặc điểm sai khác cơ bản 
I . Bộ xương 
- Bộ xương gồm:
+ Xương đầu 
+ Cột sống có các xương sườn 
+ Xơng chi: xương đai và các xương chi.
HĐ2: Các cơ quan dinh dưỡng:
- GV yêu cầu HS quan sát H39.2 đọc chú thích xác định vị trí các hệ cơ quan 
- GV đặt hệ thống các câu hỏi về các hệ cơ quan dinh dưỡng. 
- GV giải thích khái niệm thận chốt lại các đặc điểm bài tiết 
- HS tự xác định vị trí các hệ cơ quan trên H39.2 SGK 
- 1- 2 HS lên chỉ các cơ quan trên tranh →lớp nhận xét bổ sung
II. Các cơ quan dinh dưỡng 
- Hệ tiêu hóa 
- Hệ tuần hoàn - hô hấp 
- Hệ bài tiết
HĐ3: Thần Kinh Và Giác Quan:
- Quan sát mô hình não thằn lằn→ xác định các bộ phận của não
- Bộ não thằn lằn khác ếch ở điểm nào?
- Gọi hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung cho nhau 
- Chốt lại ý chính
- HS quan sát mô hình tự xác định được các bộ phận của não
- HS trả lời
- Hs trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung cho nhau 
- Ghi nhớ kiến thức 
III. Thần kinh và giác quan 
- Bộ não gồm 5 phần: não trước, tiểu não phát triển liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp
- Giác quan 
+ Tai xuất hiện ống tai ngoài 
+ Mắt xuất hiện mắt thứ 3
4. Củng cố:
- GV nhắc lại những nội chính của bài 
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài 
5. Dặn dò:
- Làm câu hỏi 1,2,3 vào vở bài tập 
- Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài bò sát
- Kẻ phiếu học tập vào vở.
IV. Rút Kinh Nghiệm:
	Thầy:..
	Trò:.
___________________________
Tuần : 22	Ngày soạn : 10.01.2011
Tiết : 42	Ngày dạy :
Bài 40 : Sự đa dạng của bò sát. đặc điểm chung của bò sát
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS biết được sự đa dạng của bò sát thể hiện ở số loài môi trường sống và lối sống. 
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong bò sát.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu tự nhiên
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh một số loài khủng long, bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập
2. Học sinh: Đọc trước bài
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học, nhắc nhở học sinh tham gia phát biểu bài 
2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày đặc điểm của các cơ quan dinh dưỡng 
3. Bài mới:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
HĐ1: Sự đa dạng của bò sát 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát H40.1 SGK tr.130 làm phiếu học tập.
- GV treo bảng phụ gọi HS lên điền
- GV chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức 
- Từ thông tim trên và phiếu học tập GV cho HS thảo luận:
+ Sự đa dạng của bò sát thể hiện ở những điểm nào?VD
- GV chốt lại kiến thức
- Các nhóm đọc thông tin SGK thảo luận hoàn thành phiếu học tập 
- Đại diện nhóm lên làm bài tập, các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Các nhóm tự sửa chữa
- Các nhóm nghiên cứu thông tin và H40.1 SGK thảo luận câu trả lời 
- Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung
- Ghi nhớ kiến thức 
 I. Sự đa dạng của bò sát 
- Lớp bò sát rất đa dạng, số loài lớn chia làm 4 bộ 
- Có lối sống và môi trường sống phong phú 
HĐ2: Tìm hiểu về các loài khủng long:
- GV giảng giải cho HS sự ra đời của bò sát, tổ tiên của bò sát là lưỡng cư
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK quan sát H40.2 thảo luận:
+ Nguyên nhân phồn vinh của khủng long 
+ Nêu những đặc điểm thích nghi của khủng long (cá, cánh, bạo chúa)
- GV chốt lại kiến thức 
- GV cho HS tiếp tục thảo luận 
+ Nguyên nhân khủng long bị diệt vong
+ Tại sao bò sát cỡ nhỏ vẫn tồn tại 
- GV chốt lại kiến thức
- HS nghe và ghi nhớ kiến thức
- HS đọc thông tin quan sát H40.2 thảo luận câu trả lời 
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến 
- Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung 
II. Các loài khủng long 
- Bò sát cổ hình thành cách đây khoảng 280 - 230 triệu năm 
HĐ3 : Tìm hiểu đặc điểm chung của lớp bò sát 
- GV yêu cầu HS thảo luận 
(?) Nêu đặc điểm chung của bò sát về( thành phần loài, Đặc điểm cấu tạo ngoài, trong)
- GV chốt lại kiến thức
- GV có thể gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung
- HS vận dụng kiến thức lớp bò sát thảo luận rút ra đặc điểm chung
- Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung
- nắm kiến thức 
- Học sinh nhắc lại đặc điểm chung 
III. Đặc điểm chung của lớp bò sát 
- Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn 
+ Da khô có vảy sừng 
+ Chi yếu có vuột sắc
+ Phổi có nhiều vách ngăn 
+ Tim có vách hụt máu pha đi nuôi cơ thể 
+ Thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc giàu noãn hoàng 
+ Là động vật biến nhiệt
HĐ4:Tìm hiểu vai trò của bò sát 
- GV yêu càu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi :
+ Nêu ích lợi và tác hại của bò sát?
+ Lấy ví dụ minh họa?
- Gv lưu ý cho học sinh về loại rùa tai đỏ gây hại đã xuất hiện ở Bạc Liêu 
- HS đọc thông tin tự rút ra vai trò của bò sát
- 1 vài HS phát biểu lớp bổ sung
- Lắng nghe 
IV. vai trò của bò sát 
 ( SGK)
 4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi 1,2 SGK
- Đọc mục " Em có biết"
- Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu
- Kẻ bảng 1,2 bài 41vào vở 
IV/ Rút Kinh Nghiệm:
	Thầy:
	Trò:
Duyệt tuần 22
Nhận xét 

File đính kèm:

  • docTuan 22.doc