Giáo án Sinh học Khối 7 - Tiết 66: Ôn tập - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt

 1. Kiến thức:

 - HS thấy được sự tiến hóa của động vật thông qua đặc điểm của các ngành động vật

 - HS thấy được sự thích nghi thứ sinh của động vật trong quá trình tiến hóa

 - HS thấy được tầm quan trọng thực tiễn của động vật

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 3. Thái độ:

 - Yêu thích bộ môn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ, bảng phụ

 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải

- Tổ chức hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ:

 2.Tiến hành

LỚP LƯỠNG CƯ :

 Câu 1: Cấu tạo ngoài của ếch thích nghi vừa nươc, vừa cạn

* Thích nghi ở nước:

- Đấu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón

* Thích nghi ở cạn:

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao nhất trên đầu

- Mắt có mi mắt giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Khối 7 - Tiết 66: Ôn tập - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỡng cư:
1. Đa dạng về thành phần loài
 - Lớp lưỡng cư có khoảng 4000 loài, được chia làm 3 bộ:
 + Bộ lưỡng cư có đuôi: hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau
 + Bộ lưỡng cư không đuôi: hai chi sau dài hơn hai chi trước
 + Bộ lưỡng cư không chân: thiếu chi
2. Đa dạng về môi trường sống và tập tính
 -Môi trường sống: Trên cạn, dưới nước,trên cây, trong hang
 -Tập tính: Dọa nạt, lẫn trốn kẻ thù,tiết nhựa độc
LỚP BÒ SÁT : 
Câu 3. Đặc điểm cđặc trưng của bò sát:
- Bò sát là ĐVCXS thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.
- Da khô, có vảy sừng khô
- Cổ dài, chi yếu, có vuốt sắc
- Tim 3 ngăn (2 TN, 1 TT: có vách hụt) trừ cá sấu tim 4 ngăn. Máu nuôi cơ thể là máu pha.
-Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng
- Chi nằm ngang so với mặt đất
Câu 4: Hãy chứng minh thằn lằn có những đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống hoàn toàn trên cạn?
Trả lời:
Thằn lằn có những đặc điểm phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn:
1.Cấu tạo ngoài:
- Mắt có mi, có thể khép mở được, có tuyến lệ có tác dụng bảo vệ mắt và giữ cho mắt khỏi bị khô.
- Mũi có lỗ thông với xoang miệng vừa giúp cho hô hấp trên cạn vừa là cơ quan khứu giác.
- Tai có màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ, có ống tai ngoài giúp tiếp nhận âm thanh trên cạn và bảo vệ màng nhĩ.
- Cổ dài, các đốt sống cổ khớp động với xương đầu giúp cử động mọi phía linh hoạt để bắt mồi, phạm vi quan sát rộng.
- Thân và đuôi dài làm tăng sự ma sát giữa cơ thể với mặt đất giúp cho sự di chuyển.
2.Cấu tạo trong:
- Các xương chi khớp động với đai vai và đai hông, chi có vuốt sức thuận lợi cho các hoạt động.
- Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co giãn của các cơ liên sườn.
- Tim xuất hiện vách ngăn hụt tạm chi tâm thất thành hai nửa (4 ngăn chưa hoàn toàn), máu ít pha trộn hơn.
=> Cấu tạo của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp như vậy phù hợp với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn.
- Vì sống trên cạn cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước.
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển, đặc biệt là não trước và tiểu não đáp ứng được đời sống và hoạt động phức tạp. 
Câu 5. So sánh được sự khác nhau về cấu tạo của hệ tuần hoàn của thằn lằn và ếch.
1.Giống nhau:
- Cấu tạo: 2 vòng tuần hoàn; tim 3 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu pha
- Chức năng: Thực hiện trao đổi chất, trao đổi khí
2. Khác nhau:
Thằn lằn
ếch
Tim
Tim 3 ngăn, có vách hụt ở tâm thất, máu ít pha trộn hơn. Lượng oxi trong máu cao hơn ếch
Tim 3 ngăn( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), máu pha.
Câu 6: So sánh bộ xương của thằn lằn với bộ xương của ếch?
Trả lời:
1. Giống nhau: Bộ xương gồm có các phần:
- Xương đầu
- Cột sống
- Xương chi
2.Khác nhau:
Ếch
Thằn lằn
- Xương đai vai không khớp với cột sống, xương đai hông khớp với cột sống
- Cột sống ngắn, không có đốt sống đuôi
- Chỉ có một đốt sống cổ
- Chưa có xương lồng ngực
- Xương đai vai và xương đai hông đều khớp với cột sống
- Cột sống dài hơn, có nhiều đốt sống đuôi
- Có 8 đốt sống cổ
- Một số xương sườn khớp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực
Câu 7.Đa dạng của bò sát:
- Lớp bò sát có khoảng 6500 loài, được chia ra làm 4 bộ:
 + Bộ Đầu mỏ: chỉ còn một loài ở Tân Tây Lan (Nhông Tân Tây Lan)
 + Bộ có vảy: Hàm ngắn, có răng nhỏ mọc trên hàm, trứng có màng dai bao bọc
 + Bộ Cá sấu: Hàm rất dài, có nhiều răng lớn, nhọn sắc, mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi bao bọc
 + Bộ Rùa: Hàm không có răng, có mai và yếm 
LỚP CHIM 
Câu 8: Đặc điểm chung của lớp chim:
* Chim là ĐVCXS thích nghi đời sống bay lượn.
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến thành cánh
- Có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp kép
- Tim 4 ngăn (2TN + 2TT) 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Trứng lớn, có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của bố mẹ
- Là động vật hằng nhiệt.
Câu 9: Vai trò của chim:
* Ích lợi:
- Chim ăn sậu bọ và đông vật gặm nhấm
- Cung cấp thực phẩm 
- Làm chăn, đệm, đò trang trí, làm cảnh
- Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch
- Giúp phát tán cây rừng và thụ phấn cho hoa
* Tác hại:
- Chim ăn quả, hạt, cá
- Là vật trung gian truyền bệnh cho người ( H5N1)
LỚP THÚ :
Câu 10. Cấu tạo ngoài và trong của Thỏ:
1.Cấu tạo ngoài: 
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ lông
Bộ lông mao dày, xốp
Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi lẩn trốn trong bụi rậm
Chi (có vuốt)
Chi trước ngắn
Đào hang và di chuyển
Chi sau: Dài, khỏe
Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi
Giác quan
Mũi thích và lông xúc giác nhạy bén
Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường
Tai thích có vành tai lớn, cử động
Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù
2.Cấu tạo trong:
Hệ cơ quan
Vị trí
Thành phần
Chức năng
Tuần hoàn
Lồng ngực
- Tim có 4 ngăn, mạch máu.
- Máu vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Hô hấp
Trong khoang ngực
- Khí quả, phế quản và phổi (mao mạch).
Dẫn khí và trao đổi khí.
Tiêu hoá
Khoang bụng
- Miệng " thực quản " dạ dày " ruột, manh tràng 
- Tuyến gan, tuỵ
- Tiêu hoá thức ăn (đặc biệt là xenlulo).
Bài tiết
Trong khoang bụng sát xương sống
- Hai thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, đường tiểu
- Lọc từ máu chất thừa và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Câu 11: Đặc điểm đặc trưng của thú:
* Thú là ĐVCXS có tổ chức cao nhất
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có lông mao bao phủ cơ thể
- Bộ răng phân hóa thành 3 loại: Răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Bộ não phát triển thể hiện ở bán cầu não và tiểu não
Câu 12.Sự đa dạng của lớp Thú
1. Bộ thú huyệt:
Bộ thú huyệt đẻ trứng, thú mẹ chưa có núm vú, con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra.
2.Bộ thú túi:
- Bộ thú túi đẻ con, có con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ. bú mẹ thụ động.
3. Bộ dơi:	
- Bộ dơi là thú có cấu tạo thích nghi với đời sống bay: có màng cánh rộng, thân ngắn và hẹp nên cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt.
- Chân yếu, có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể.
- Khi bắt đầu bay, chân rời vật bám, tự buông mình từ trên cao.
4. Bộ cá voi:
Bộ cá voi là thú thích nghi với đời sống hòan tòan ở nước: cơ thể hình thoi, cổ ngắn, lớp mỡ dưới da dày, chi trước biến đổi thành vây bơi có dạng bơi chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
5. Boä thuù aên saâu boï: Caùc raêng ñeàu nhoïn thích nghi vôùi cheá ñoä aên saâu boï, caén naùt voû cöùng cuûa saâu boï.
6. Boä thuù gaëm nhaám: Raêng cöûa lôùn coù khoaûng troáng haøm thích nghi vôùi cheá ñoä gaëm nhaám.
7. Boä thuù aên thòt: Raêng nanh daøi, nhoïn, raêng haøm deïp beân, saéc thích nghi vôùi cheá ñoä aên thòt.
8.Bộ linh trưởng:
+ Đi bằng bàn chân
+ Bàn tay, bàn chân có 5 ngón
+ Ngón cái đối diện với các ngón còn lại giúp thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo.
+ Ăn tạp
Câu 13. Phân biệt Thú guốc chẵn và guốc lẻ?
Thú guốc chẵn
Thú guốc lẻ
Tầm vóc thường to lớn, chân cao, có số ngón chân chẵn, có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau. Đầu mỗi ngón có hộp sừng bảo vệ gọi là guốc. Sống đơn độc hoặc theo đàn. Đa số ăn thực vật, một số ăn tạp và nhiều loài nhai lại.
Tầm vóc to lớn, số ngón chân lẻ, có mộ ngón giữa phát triển hơn. Ăn thực vật, không nhai lại. Sống từng đàn hoặc đơn độc, có sừng (tê giác có 3 ngón) hoặc không sừng (ngựa)
Câu 14. Nêu ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với noãn thai sinh và đẻ trứng?
* Ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sainh:
- Đẻ trứng: thụ tinh ngoài, tỉ lệ thụ tinh thấp, phôi không được bảo vệ, tỉ lệ phôi bị hao hụt cao nhất.
- Noãn thai sinh: thụ tinh trong, phôi được bảo vệ tốt hơn so với sự đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
- Thai sinh: Phôi được nuôi dưỡng tốt qua nhau thai và được bảo vệ tốt hơn trong cơ thể mẹ, tỉ lệ phôi bị hao hụt thấp so với 2 trường hợp trên, con non được nuôi bằng sữa mẹ.
CHƯƠNG 7 : SỰ TIẾN HÓA CỦA TỔ CHỨC CƠ THỂ 
Câu 15. Trình bày sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật ? 
	Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản:
	-Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong.
	-Đẻ nhiều trứng → ít trứng →đẻ con.
-Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai.
-Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → được học tập thích nghi với đời sống.
Câu 16. Nêu lợi ích của sự tiến hóa về các hình thức sinh sản của giới động vật ? 
Gợi ý
-Sự đẻ trứng kèm theo sự thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng với sự thụ tinh trong, bởi lẻ trong sự thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp, sự phát triển của mầm phôi trong trứng thụ tinh được thực hiện trong môi trường nước (ngoài cơ thể mẹ) không được an toàn (điều kiện môi trường nước, thức ăn, kẻ thù). Còn ở sự thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ cao hơn.
-Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
-Sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai) là tiến bộ hơn so với sự phát triển gián tiếp (sự biến thái) là rất rõ ràng vì trong quá trình biến thái, nòng nọc phát triển ở môi trường bên ngoài trứng, nên kém an toàn hơn. Nòng nọc phải tự kiếm thức ăn, do đó sự phát triển phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng trong môi trường. Trong khi đó ở sự phát triển trực tiếp nguồn chất dinh dưỡng nằm ngay trong khối noãn hoàng của trứng. Vì thế ở những động vật có xương sống có sự phát triển trực tiếp bao giờ lượng noãn hoàng trong trứng cũng lớn.
-Sự đẻ con ở thú (thai sinh). Đó là sự dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài như ở sự đẻ trứng, dù rằng ở chim có sự ấp trứng, song ngay cả sự ấp trứng cũng vẫn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và sự ổn định của các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phôi của môi trường ngoài không thể bằng được môi trường trong của cơ thể mẹ.
Câu 17 . So sánh hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Mỗi hình thức sinh sản cho ví dụ minh họa? 
Sin

File đính kèm:

  • docTiet 66on tap dvda107.doc