Giáo án Sinh học Khối 6 trọn bộ
TIẾT 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS nắm được đặc điểm chung của thực vật
- Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng cá nhân hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu tự nhiên bảo vệ thực vật.
B. Phương tiện dạy học:
- GV: Tranh ảnh: khu rừng, vườn cây, sa mạc, hồ nước.
- HS: sưu tầm tranh ảnh của các loài sinh vật sống trên trái đất, ôn kiến thức về quang hợp trong sách tự nhiên xã hội ở tiểu học.
C. Tiến trình dạy học:
I.ổnđịnh
II. KTBC(5'):
1, Nêu nhiệm vụ của sinh học và nhiệm vụ của thực vật học ?
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Sự phong phú đa dạng của thực vật(15')
- Mục tiêu: Thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật
Hoạt động của GV Họat động của HS
GV cho HS quan sát hình vẽ SGK
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Xác định những nơi trên trái đất có thực vật sống ?
+ Nơi nào có thực vật phong phú, nơi nào ít thực vật ?
+ Một số cây sống trên mặt nước theo em chúng có đặc điểm gì khác so với cây sống ở cạn ?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về thực vật ?
GV cho HS đọc thông tin về số lượng loài thực vật trên trái đất và ở Việt Nam.
- HS quan sát hình 3.1, h3.4(SGK) và các tranh ảnh mang theo (chú ý nơi sống của TV)
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất
- ở sa mạc ít thực vật, còn ở đồng bằng TV phong phú hơn.
- Cây sống ở mặt nước,rễ ngắn, thân xốp.
* Kết luận: Thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, chúng có nhiều dạng khác nhau thích nghi với môi trường sống.
- HS đọc SGK.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật(20')
- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung cơ bản của TV
GV cho HS mở bảng đã kẻ sẵn ở nhà lên bàn và yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu SGK
- GV Gọi đại diện các nhóm lên điền bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV thông báo bảng kiến thức chuẩn.
- HS mở vở hoàn thành bảng yêu cầu như SGK
- Đại diện nhóm lên điền bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi bảng kiến thức chuẩn (sửa chữa nếu cần ).
n. - Giải thích được tại sao nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chính của hoa. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh phân tích, tách bộ phận của thực vật 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật có hoa. B. Phương tiện dạy học: - GV: + Một số loại hoa: râm bụt , hoa loa kèn, hoa cúc, ... + tranh ghép các bộ phận của hoa, kính lúp, dao - HS: một số loại hoa giống GV. C. Tiến trình dạy học: I. ổn định: II. KTBC (5'): - Chiết cành khác với dâm cành ở điểm nào ? Người ta thường chiết cành đối với những loại cây nào ? III. Bài mới: Hoạt động 1: Các bộ phận của hoa (20') Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: cho HS quan sát hoa thật để xác định các bộ phận của hoa: + Quan sát h 28.1 nêu tên các bộ phận của hoa ? GV: Cho HS tách lá đều vá cuống hoa để quan sát và ghi lại các đặc điểm. - yêu cầu: lấy nhị quan sát kĩ, tách một bao phấn, dầm nhẹ vào tờ giấy dùng kính lúp quan sát –> trả lời. ? nhị hoa gồm những phần nào? Hạt phấn nằm ở đâu? GV yêu cầu HS quan sát h 28.3 cho biết. ? nhụy hoa gồm những phần nào ? HS quan sát và xác định các bộ phận của hoa. - Mỗi hoa thường có các bộ phận chính là đài, nhị , nhụy ngoài ra còn có cuống và đế. - Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn dính trên chỉ nhị, bao phấn chứa các hạt phấn. HS quan sát h 28.3 –> rút ra. - Nhụy hoa gồm: Đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy, noãn nằm trong bầu nhụy. Hoạt động 2: chức năng các bộ phận của hoa (15') GV: yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái nằm ở đâu? chúng thuộc bộ phận nào của hoa? ? Đài hoa và tràng hoa có chức năng gì? ? Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản? GV: cho HS đọc kết luận chung SGK. HS hoạt động cá nhân tìm câu trả lời. - Tế bào sinh dục đực nằm trong hạt phấn của nhị. - Tế bào sinh dục cái nằm trong noãn của nhụy. - Đài và tràng bảo vệ nhị và nhụy. - Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chính của hoa. IV: Kiểm tra - đánh giá (5') GV cho HS ghép các bộ phận của hoa trên tranh câm. - HS làm bài tập SGK trang 95. V: Dặn dò. - Học bài theo nội dung SGK - chuẩn bị: Hoa bí, mướp, râm bụt. VI: Rút kinh nghiệm sau giảng: _______________________________ Ngày soạn: 13/12/2010 Ngày giảng: 16/12/2010 Tiết 33: các loại hoa A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS phân biệt được hai loại hoa, hoa đơn tính và hoa lưỡng tính . - HS phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây. biết được ý nghĩa sinh học của cách xắp xếp hoa trên cành thành cụm. 2 Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 3. Thái dộ: - giáo dục ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật. B. Phương tiện dạy học: - GV: Một số mẫu hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm, tranh ảnh về hoa - HS: + mang hoa như dặn từ tiết trước + kẻ bảng SGK + xem lại kiến thức và quan sát các loại hoa. C. Tiến trình dạy học: I. ổn định: II. KTBC: (5'): - Nêu tên các bộ phận của hoa ? chức năng của các bộ phận ? kể tên một số loại hoa. III. Bài mới: ĐVĐ: Hoa của các loại cây rất khác nhau, để phân chia hoa thành các nhóm một số bạn đã căn cứ vào bộ phận sinh sản của hoa, có bạn dựa vào số lượng hay đặc điểm của cánh hoa, có bạn dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây. Còn chúng ta căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu và dựa vào cách xếp hoa trên cây. Hoạt động 1: Phân chia các loại hoa dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. (22'): Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV cho HS đặt hoa lên bàn hoàn thành cột 1.2 bảng SGK GV yêu cầu HS chia hoa thành 2 nhóm GV chữa cho HS bằng cách dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập dưới bảng kẻ SGK. GV yêu cầu HS hoàn thiện nốt cột liệt kê ở bảng. GV gọi 2 HS lên bảng để phân chia hoa thành 2 loại. - HS làm theo yêu cầu của GV, quan sát hoàn thành bảng - HS thảo luận và chia hoa - HS hoàn thành dựa vào bảng kẻ sẵn. - Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa chia hoa thành 2 nhóm chính. + Những hoa có đủ nhị và nhuỵ gọi là hoa lưỡng tính. + Những hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ gọi là hoa đơn tính. * Hoa đơn tính chỉ có nhuỵ gọi là hoa đực. * Hoa đơn tính chỉ có nhuỵ gọi là hoa cái - HS hoàn thiện bảng Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây (10'): GV cho HS theo dõi mục thông tin SGK, quan sát hình 29.2 SGK: + Cho biết có mấy cách xếp hoa trên cây ? + Qua bài này em nắm được điều gì ? - HS theo dõi thông tin SGK –> rút ra - KL: Có 2 cách xếp hoa trên cây và cành + Hoa mọc đơn độc: hoa hồng, hoa ổi, hoa ớt,... + Hoa mọc thành cụm: hoa ngâu, hoa huệ, hoa hướng dương,... IV. KIểm tra- đánh giá (5'): - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung SGK. - Trả lời câu hỏi cuối bài. V. Dặn dò: - Học bài theo nội dung SGK - Chuẩn bị bài mới: ôn lại kiến thức từ đầu năm –> tiết 33 - Chuẩn bị ôn tập kì I VI. Rút kinh nghiệm sau giảng: ______________________________ Ngày soạn: 15/12/2010 Ngày giảng: 18/12/2010 Tiết 34: ôn tập kì I A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm chung của thực vật. - Cấu tạo tế bào thực vật - các loại rễ, cấu tạo miền hút của rễ, sự hút nước và muối khoáng của rễ - Cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của thân, vận chuyển các chất trong thân - Cấu tạo ngoài của lá và cấu tạo trong của phiến lá, quang hợp, các yếu tố ảnh hưởng đến quan hợp, phần lớn nước vào cây đi đâu. - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và do người. - Hoa, cấu tạo và chức năng của hoa, các loại hoa. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động của nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vê thực vật, môi trường và thực vật B. Phương tiện dạy học: - GV: tổng hợp lại kiến thức đã hoc - HS: ôn lại kiến thức từ đầu năm C. Tiến trình dạy học I. ổn định: II. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Nêu đặc điểm chung của thực vật ? + Nêu hình dạng và kích thước tế bào ? + Mô là gì ? + Tế bào sinh ra và lớn lên như thế nào ? Nêu quá trình phân bào ? + Gồm mấy loại rễ chính ? đặc điểm chung ? + Rễ gồm có mấy miền ? chức năng của từng miền ? Cấu tạo miền hút của rễ gồm mấy phần ? + Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng + Có mấy loại rễ biến dạng ? Kể tên ? + Nêu cấu tạo ngoài cuả thân ? thân được chia làm mấy loại ? + Thân dài ra do bộ phận nào ? + Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận thân non ? + Thân cây to ra do đâu ? + Nêu sự vận chuyển các chất trong thân ? Có mấy loại thân biến dang ? + Nêu cấu tạo ngoài của lá ? có mấy loại lá chính ? có mấy cách lá xếp trên cây ? + Nêu cấu tạo trong của phiến lá ? chức năng của từng phần ? + Quang hợp là gì ? + Nêu các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp ? + Cây có hô hấp không ? trong quá trình đó cây lấy khí gì ? + Phần lớn nước vào cây đi đâu ? + Hiện tượng thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì ? + Có mấy loại lá biến dạng ? + Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ?Kể tên các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ? + Sinh sản sinh dưỡng do người gồm các hình thức nào ? + Nêu tên các bộ phận chính của hoa và chức năng chính của chúng ? + Căn cứ vào bộ phận sinh sản của hoa chia hoa thành mấy nhóm ? + Căn cứ cách xếp hoa trên cây chia hoa làm mấy nhóm ? cho VD? 1. Đặc điểm chung của thực vật: - Tự tổng hợp được chất hữu cơ - Phần lớn cây không có khả năng di chuyển - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. 2. Cấu tạo của tế bào thực vật - Hình dạng và kích thước của tế bào thức vật khác nhau nhưng đều có các phần sau: + Vách tế bào + Nhân và 1 số tp khác + Màng sinh chất + Không bào + Chất tế bào + Lục lạp - Mô là nhóm tế bào có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng. - Tế bào sinh ra và lớn lên đến 1 kích thước nhất định phân chia thành 2 TB con - Quá trình phân phân bào: hình thành 2 nhân –> tế bào phân chia –> vách tế bào –> ngăn đôi thành 2 tế bào con. 3. Rễ - cấu tạo miền hút của rễ. - có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm . + Rễ cọc gồm rễ cái và các rễ con + Rễ chùm: gồm nhiều rễ con mọc từ gốc thân. - Rễ có 4 miền: + Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền + Miền hút hấp thụ nước và muối khoáng +Miền chóp rễ che trở cho đầu rễ - Miền hút gồm 2 phần chính: + vỏ ––> biểu bì thịt vỏ mạch rây + trụ giữa ––> Bó mạch ––>mạch gỗ Ruột - các yếu tố ảnh hưởng: Khí hậu, các loại đất . - có 4 loại rễ biến dạng: + Rễ móc + Rễ thở + Rễ củ + Giác mút. 4. Thân. - Thân gồm thân chính - cành chồi - ngọn -chồi nách. - Thân gồm 3 loại : Thân đứng thân leo thân bò. - Thân dài ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ngọn biểu bì - CT trong –>vỏ –>Thịt vỏ M gỗ trụ giữa–>bó mạch–>M rây ruột - Thân to ra do sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. - Sự vận chuyển các chất + Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ + Các chất hữu cơ được vận chuuyển nhờ mạch rây. - Các loại thân biến dạng: thân củ, thân rễ chứa chất dự trữ, thân mọng nước 5. Lá: - Lá gồm phiến lá và cuống lá - Lá có 2 nhánh: lá đơn và lá kép - Có 3 cách xếp lá: mọc cách, mọc đối, mọc vòng, biểu bì - Cấu tạo rong của phiến lá –> thịt lá gân lá - Quang hợp là lá cây nhờ chất diệp lục sử dụng nước và khí cacbonic, năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo tinh bột và nhả khí O2. - Các điều kiện: ánh sáng, nước, CO2, nhiệt độ. - Cây có hô hấp lấy khí oxi phân giải các chất hữu cơ. - Phần lớn nước do rễ hút lên được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá. - ý nghĩa: giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và gĩư cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh năng mặt trời. - có các loại lá biến dạng là: lá biến đổi thành gai, lá biến đổi thành tua cuốn, tay móc lấ vẩy, lá dự chữ chất hữu cơ lá bắt mồi . 6. Sinh sản sinh dưỡng . - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ cơ quan sinh dục. - các hình thức: thân bò, rễ, thân củ, lá. - Sinh sản sinh dưỡng do người : + Giâm cành + Chiết cành + Ghép cây + nhân giống vô tính trong ốn
File đính kèm:
- s hoc b giang.doc