Giáo án Sinh học - Di truyền liên kết

I. Mục tiêu

- Hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.

- Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moogan

- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.

- Phát triển tư duy thực nghiệm – quy nạp

II. Phương tiện:

- Phiếu học tập

III. Tiến trình bài giảng:

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học - Di truyền liên kết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Phạm Thị Thanh Hà
Ngày soạn: 16 tháng 10 năm 2005
Bài soạn số 13: 
Di truyền liên kết
Mục tiêu
Hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.
Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Moogan
Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.
Phát triển tư duy thực nghiệm – quy nạp
Phương tiện:
Phiếu học tập
Tiến trình bài giảng:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu những đặc điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?
Tiến trình bài mới:
GV: Đặt vấn đề: chương I chúng ta đã biết đến MenDen với cây dậu Hà Lan ông đã đặt nền móng cho di truyền học bằng các định luật cảu mình, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một nhà khoa học thứ 2 là Moocgan, ông đã chịn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu, tại sao ông chọn ruồi giám và ông đã thành công như thế nào và ngũng phát hiện của ộng có loại trừ các thuyết của MenDen hay không, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự di truyền liên kết.
Mục tiêu : HS phải trình bày được tại sao Moocgan lại chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu, và trình abỳ được thí nghiệm của Moocgan để từ đó rút ra kết luận về hiện tượng liên kết gen
Cách tiến hành:
Hoạt động cảu GV
Hoạt động của HS
GV: cung cấp thông tin: Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu là do:
Chu trình sống ngắn, có tính trạng biểu hiện rõ ràng hay có đột biến, dẽ nuôi và bộ NST ít
+ Vẽ sơ đồ bằng chữ thí nghiệm Moogan lên bảng
? ) Hãy đọc SGK mục I tr 42 và trả lời các câu hỏi trong SGK
?) Nếu theo Men Den thì phép lai này diẽn ra như thế nào? Hãy lên bảng viết sơ đồ lai?
GV: Nhận xét và so sánh sự khác biệt ở kết quả của Men đen ra 4 KH với tỷ lệ 1:1:1:1 Nhưng ở đây kết quả chỉ có hai kiểu hình theo tỷ lệ 1:1? Vậy Moocgan đã kết luận gì? Tại sao ông lại kết luận như vậy?
+ ) Các gen quy định nhóm tính trạng nằm trên một NST cùng phân ly về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh
+ phép lai giữa ruồi đực F1 và ruồi cái thân đen, cánh cụt là phép lai phân tích vài là phép lai đem KH trội chưa biết KG với KH lặn
+ Nhằm xác định KG của ruồi đực F1
+ Lên bảng viết sơ đồ lai theo MenDen
+ Moocgan kết luậncác gen quy định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên 1 NST vì ruồi cái thân đen cánh cụt cỉ có 1 loại giao tử (bv), còn ruồi đực phải cho 2 loại giao tử, do đó các gen quy định màu sắc thân và hình dạng lông phải cùng nằm trên một NST nghĩa là chúng liên kết với nhau.
Kết luận: Qua thí nghiệm trên đối tượng ruồi giấm F 1 ruồi đự lai phân tích thấy có hịên tượng di truyền liên kết. Di truyền liên kết là hiện tượng Các gen quy định nhóm tính trạng nằm trên một NST cùng phân ly về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.
Hoạt động 2: tìm hiểu ý nghĩa của di truyền liên kết:
GV: Trong tế bào người có bao nhiêu cặp NST?
HS: 23 cặp
GV: Người có bao nhiêu tính trạng?
HS: Rất nhiều
GV: Vậy, tại sao lại có hiện tượng đó?
HS: Do trên một NST có chứa nhiều gen
GV: Vậy ý nghĩa của di truyền liện kết là gì?
HS: Giải thích được trong tế bào có lượng gen lớn hơn NST
GV: Ngoài ra còn có tác dụng hạn chế biến dị tổ hợp., đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi nhóm gen trên cùng một NST.
Hoạt động 3: Củng cố:
Hãy viết sơ đò lai giải thích kết qỷa của Moocgan khi đem F1 ruồi đực lai phân tích.

File đính kèm:

  • docbai 13- Di truyen LK.doc