Giáo án Sinh học - Chương 4

I. Mục tiêu:

Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống.

II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:

Phương tiện: Tranh vẽ phóng hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK

Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.

III/ Tiến trình bài dạy:

 1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:

Người ta tạo ra giống mới bằng những phương pháp nào?(Lai và chọn lọc; gây đột biến; công nghệ gen)

 2.Dẫn HS vào bài mới:

 Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học - Chương 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những tổ hợp gen mong muốn qua nhiều thế hệ tạo ra các giống thuần chủng mong muốn (các giống lai thuần chủng).
II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
1. Khái niệm ưu thế lai
- Hiện tượng cơ thể lai có nhiều đặc điểm tốt như năng suất cao, sức chống chịu tốt, khả năng sinh trưởng và phát triển cao, .... vượt trội hơn hẳn các dạng bố mẹ.
2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
 - Giả thuyết siêu trội: ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
- Khi cho con lai có ưu thế lai cao tự thụ phấn thì ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ do các gen trở về trạng thái đồng hợp tử.
3. Phương pháp tạo ưu thế lai:
 - Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau.
 - Lai các dòng thuần với nhau để tìm các tổ hợp có ưu thế lai cao (lai thuận, lai nghịch, lai phối hợp nhiều công thức, nhiều dòng, dò tìm công phu). 
 -Vì ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau nên chỉ dùng con lai F1 đem đi sản xuất trực tiếp, không dùng con lai để làm giống mà lai duy trì các dòng bố mẹ để tạo các thế hệ con lai F1 mới.
4. Một vài thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
 -Giống ngô lai LVN10 có thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn, chống đổ, kháng sâu bệnh tốt có thể đạt năng suất 8-12 tấn/ha là kết quả của lai giữa 2 dòng thuần(lai đơn).
 - Lợn lai kinh tế là kết quả của lai lợn cái nội (ỉ, móng cái) với lợn đực ngoại (Đại bạch...)
3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 	- Lược lại nội dung bài.
	- Cung cấp tài liệu bổ sung (SGK sinh 9 mới và SGK sinh 12 cũ):
+ Giống ngô lai LVN4 có khả năng thích ứng rộng có thể đạt 8-10 tấn/ha là giống lai kép.
+ Giống lúa VX-83 do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam tạo ra là kết quả lai giữa giống lúa X1 (NN75-10) với giống lúa CN2( IR 197446-11-33) có đặc tính tốt như ngắn ngày, năng suất cao, kháng rầy, chống được bệnh bạc lá và gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
+ Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 cho năng suất cao với giống lúa OM80 cho chất luợng gạo tốt.
+ Lai giữa bò vàng Thanh hoá và bò Hônsten Hà Lan ® bò F1 chịu được khí hậu nóng, cho 1000kg sữa/con/năm, tỷ lệ bơ 4-5%.
+ Một số phép lai gia cầm như gà Ri- Tam Hoàng, Rốt-Ri, Plaimao-Ri, Vịt Bầu – Cỏ... 
+ Cá Chép trắng VN(đực) với cá chép Hung ga ri ® F1 lai với các Chép vàng In đô nê xia ® Cá chép lai 3 giống ® chọn lọc được cá chép V1 cho thịt ngon, lớn nhanh, khả năng kháng bệnh tốt và có thể cho đẻ nhân tạo.
 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
	- Trả lời các câu hỏi cuối bài, tìm thêm về thông tin các giống vật nuôi cây trồng ưu thế lai ở địa phương.
- Nghiên cứu bài mới.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
Bài 19: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN 
VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 
I. Mục tiêu:
Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùng với các kết quả của chúng. Chú ý tới các công nghệ dung hợp tế bào trần và nhân bản vô tính.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: Tranh về thành tựu chọn giống động vật, thực vật.
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:
Em hiểu biết gì về phương pháp tạo ra con cừu Dolly?
 2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲ Cho HS đọc SGK, rút ra nội dung.
 + Qui trình tạo giống ĐB gồm những bước cơ bản nào?
 + Phương pháp tạo giống ĐB thường áp dụng cho đối tượng nào? Vì sao?
▲Hãy tóm tắt qui trình nhân bản cừu Đôlly của Winmut. 
▲Rút ra qui trình chung nhân bản vô tính ở động vật.
▲Cấy truyền phôi là gì? Kết quả?
▲Mở rộng: Cho HS đọc thông tin về cấy truyền phôi bò.
∆ Đọc SGK, rút ra nội dung.
∆ Đọc SGK, tóm tắt qui trình nhân bản cừu Đôlly của Winmut. 
∆ Đọc SGK, rút ra nội dung.
∆ Đọc SGK, rút ra nội dung.
∆ Đọc thông tin do GV cung cấp.
I. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
1.Quy trình
 - Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.
 - Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
- Tạo dòng thuần chủng.
2. Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam
- Sử dụng cônsixin tạo ra giống cây dâu tằm tứ bội sau đó đem lai với cây dâu tằm lưỡng bội được giống cây dâu tằm tam bội.
- Xử lý đột biến bằng tia gama trên giống lúa Mộc tuyền đã tạo được giống lúa MT1.
II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào
1. Công nghệ tế bào thực vật
 - Nuôi cấy các mẩu mô của thực vật, thậm chí từng tế bào trong ống nghiệm rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây.
 - Lai tế bào sinh dưỡng (Xôma) hay dung hợp tế bào trần thực vật rồi dùng hooc môn kích thích thành cơ thể lai.
 - Nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội sau đó dùng cônsixin gây lưỡng bội.
2. Công nghệ tế bào động vật
a.Nhân bản vô tính động vật:
 Qui trình chung:
 - Lấy trứng của con vật cho trứng và loại bỏ nhân.
 - Cấy nhân của tế bào sinh dưỡng (sôma) của con vật cho nhân vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân ở trên để tạo hợp tử.
 - Tạo điều kiện cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy vào tử cung con khác (mang thai hộ).
 - Kết quả con sinh ra giống hệt con mẹ.
 Ý nghĩa: Có ý nghĩa quan trọng trong việc nhân bản động vật biến đổi gen.
 Hạn chế: Con sinh ra yếu kém hơn con mẹ về nhiều đặc điểm do bộ vật chất di truyền “đã có tuổi”. 
b. Cấy truyền phôi:
 Bằng kỹ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi đem cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
- Lược lại nội dung bài
	- Cung cấp tài liệu bổ sung 
* Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo:
- Ở lúa bằng phương pháp chọn lọc cá thể với các đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106, gạo cho cơm dẻo và ngon như KLM39, DT33, VLD95-19...
- Xử lý bằng NMU đã tạo được giống lúa MT4. Xử lý đột biến giống lúa C4- 63 rồi chọn lọc đã tạo ra giống lúa DT10. 
- Ở đậu tương Giống đậu tương DT 55 ( năm 2000) được tạo ra bằng xử lý đột biến giống đậu tương DT 74 có thời gian sinh trưởng rất ngắn ( Xuân:96 ngày Hè: 87 ngày) chống đổ và chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng.
- Ở lạc: Giống lạc V79 được tạo ra bằng chiéu xạ tia X vào hạt giống lạc bạch sa sinh trưởng khoẻ, hạt to trung bình và đều, vỏ qủ dễ bóc, tỷ lệ nhân/quả đạt 74%, hàm lượng prôtêin cao (24% ) và tỷ lệ dầu đạt 24%.
- Ở cà chua: Giống cà chua Hồng lan được tạo ra từ thể đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng.
* Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lý đột biến:
- Giống lúa A 20 ( năm 1994) được tạo ra bằng lai giữa 2 dòng đột biến H 20 với H 30.
- Giống lúa DT 16 ( năm 2000) được tạo ra bằng lai giữa giống DT 10 với giống lúa đột biến A20.
- Giống lúa DT 21 ( năm 2000) được tạo ra bằng lai giữa giống lúa nếp 415 với giống lúa đột biến ĐV 2 ( từ giống lúa nếp cái hoa vàng).
* Chọn giống bằng dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma:
- Giống lúa DR 2 ( năm 2000) được tạo ra từ dòng tế bào xôma biến dị của giống lúa CR 203, dòng này được tách và tái sinh thành cây. Giống lúa DR 2 có độ đồng đều rất cao, chịu khô hạn tốt, năng suất trung bình đạt 45 – 50 tạ/ha.
- Giống táo đào vàng năm 1998 được tạo ra bằng xử lý đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc. Cho quả to ( 30 - 35 quả/kg), mã quả đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt và có vị thơm đặc trưng, năng suất đạt 40 – 50 tấn/ha ở năm thứ 3.
* Lai tế bào sinh dưỡng ( xôma):
- Nuôi 2 dòng tế bào sinh dưỡng thực vật trần khác loài trong cùng 1 môi trường người ta thường thả vào virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỷ lệ kết thành tế bào lai (dùng 1 loại keo hữu cơ kết dính là pôliêtilen glycol hay xung điện cao áp).
- Dùng hooc môn kích thích tế bào lai phát triển thành cơ thể lai. Bằng phương pháp này mà người ta có thể tạo ra nhiều cây lai khác loài mà bằng phương pháp lai hữu tính không thực hiện được.
	(Nguồn : SGK sinh 9 mới và SGK sinh 12 cũ)
* Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò:
(1). Chọn bò cho phôi, bò nhận phôi và bò đực giống
(2). Lấy phôi
 	-Gây động dục đồng pha 
 	-Gây rụng trứng hàng loạt ở bò cho phôi
 	-Phối giống 
 	-Thu hoạch phôi
(3). Cấy phôi cho bò nhận phôi
(4).Chăm sóc bò cho phôi,bò nhận phôi,và đàn con
(Nguồn 
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
	- Trả lời các câu hỏi cuối bài, tìm thêm về thông tin các giống vật nuôi cây trồng ĐB địa phương.
- Nghiên cứu bài mới.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
Bài 20: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
I. Mục tiêu:
Nêu được khái niệm, các khâu cơ bản và những ứng dụng của kĩ thuật di truyền trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: Tranh vẽ phóng hình 20.1 SGK
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:
	Để điều trị cho người bị bệnh tiểu đường, người ta làm gì?
2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲ Cho HS đọc SGK, rút ra nội dung.
 +Công nghệ gen là gì?
 +Kĩ thuật trọng tâm của công nghệ gen là gì?
▲ Cho HS đọc SGK, thảo luận rút ra nội dung.
 + Nêu các bước tiến hành trong kĩ thuật cấy gen.
 + Tại sao người ta thường dùng ADN plasmit của vi khuẩn hoặc ADN virút đã được biến đổi làm thể truyền?
 +Vai trò của các loại enzim restrictaza và ligaza là gì ? 
 + Tại sao thường phải dùng gen đánh dấu để nhận biết tế bào có chứa ADN tái tổ hợp?
▲ Cho HS đọc SGK, rút ra nội dung.
 + SV biến đổi gen là gì?
 + Các cách tạo ra SV BĐG. 
▲ Cho HS đọc SGK, rút ra nội dung.
 + Nêu phương pháp tạo giống ĐV BĐG và một số thành tựu của nó.
 + Nêu thành tựu của việc tạo giống cây trồng BĐG.
 + Nêu thành tựu của việc tạo giống VSV BĐG
∆ Đọc SGK, rút ra nội dung.

File đính kèm:

  • docGA Sinh 12 P5 Chuong 4 moi.doc