Giáo án Sinh học - Chương 3

I. Mục tiêu:

- Nêu được định nghĩa quần thể (xét về mặt di truyền học) và tần số tương đối của alen, kiểu gen.

- Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.

II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:

Phương tiện:

-Bảng 16SGK

-Các tranh ảnh và biểu bảng đề cập đến sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.

Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận và thảo luận nhóm

III/ Tiến trình bài dạy:

1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:

Một quần thể có một thành phần kiểu gen nhất định có tồn tại mãi mà không thay đổi qua thời gian hay không?

2.Dẫn HS vào bài mới:

 Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học - Chương 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
Chương III : DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Bài 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
I. Mục tiêu:
- Nêu được định nghĩa quần thể (xét về mặt di truyền học) và tần số tương đối của alen, kiểu gen.
- Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: 
-Bảng 16SGK
-Các tranh ảnh và biểu bảng đề cập đến sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận và thảo luận nhóm
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:
Một quần thể có một thành phần kiểu gen nhất định có tồn tại mãi mà không thay đổi qua thời gian hay không? 
2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲Cho HS nhớ lại kiến thức sinh 9, phát biểu khái niện quần thể. Từ đó mở rộng khái niệm quần thể giao phối. 
▲QT được đặc trưng bởi các yếu tố nào?
▲Cho HS làm việc nhóm, xác định tần số tương đối của các alen.
 ▲Cho HS làm việc nhóm, xác địnhtỉ lệ thể đồng hợp, dị hợp qua một số thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
∆ Trả lời theo HD của GV.
∆Đọc SGK, trả lời.
∆Làm việc nhóm theo HD của GV
∆Làm việc nhóm theo HD của GV
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể
 1. Khái niệm
 - Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và các cá thể có khả năng sinh sản ra các thế hệ sau (ở các loài giao phối thì các cá thể có khả năng giao phối sinh sản ra các thế hệ sau). 
 - Quần thể được đặc trưng bởi vốn gen, tần số tương đối của các kiểu gen, kiểu hình và các alen. 
 2. Tần số tương đối của các alen và tỉ lệ kiểu gen
 Xét một gen có 2 alen: A,a trong một quần thể
 - Tần số của một kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ số giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. 
 - Tần số alen của gen A được tính bằng tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định. 
 Ví dụ: một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen (có cấu trúc di truyền) như sau
 0.6AA: 0.2Aa: 0.2aa
 + Gọi p là tần số tương đối của alen A
  + Gọi q là tần số tương đối của alen a
 + Khi đó: pA = 0.6 + 0.2/2 = 0.7
               qa = 0.2 + 0.2/2 = 0.3
II. CẤu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần
 - Quá trình tự phối (tự thụ phấn và giao phối gần) trong quần thể dần dần hình thành nên các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. 
 -Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử, nhưng không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.
 -Sự biến đổi cấu trúc di truyền quần thể tự phối qua các thế hệ như sau:
P
0,00AA
1,00Aa
0,00aa
F1
0,25AA
0,50Aa
0,25aa
F2
0,375AA
0,25Aa
0,375aa
F3
0,4375AA
0,125Aa
0,4375aa
...
Fn
(1-0,5n)/2 AA
0,5n Aa
(1-0,5n)/2
aa
3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
3.1. Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy trong quá trình
 A. Ngẫu phối	 C. Sinh sản sinh dưỡng	 B. Tự phối 	D. Sinh sản hữu tính
3.2. Tần số tương đối của 1 alen được tính bằng
 A. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định
 B. Tỉ lệ các các cá thể mang KG đó trên tổng số các cá thể mang các KG trong quần thể tại một thời điểm xác định
 C. Tỉ lệ số giao tử mang alen đó trên tổng số giao tạo ra trong quần thể tại một thời điểm xác định
 D. Tỉ lệ số tế bào đơn bội mang alen đó trên tổng số tế bào của quần thể tại một thời điểm xác định
3.3.a./Một quần thể TV có tỉ lệ giểu gen dị hợp ở L2 = 0,25. Tự thụ phấn qua một số thế hệ. Tính tỉ lệ thể đồng hợp ở L2 và đồng hợp lặn ở L4. 
 b/Một quần thể ĐV có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở F1 = 0,25. Giao phối gần qua một số thế hệ. Tính tỉ lệ thể đồng hợp trội ở F3 và dị hợp ở F4.
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
-Trả lời các câu hỏi cuối bài; làm bài tập GV cung cấp.
-Nghiên cứu bài mới.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
Bài 17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
-Phát biểu được nội dung, nêu được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec. 
-Xác định được cấu trúc di truyền của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: Tóm tắt công thức và các bài tập mẫu về DTH quần thể
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận và làm việc nhóm
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Mở đầu, vào bài: GV Đặt vấn đề:
	Khi nào quần thể đạt cân bằng di truyền? Tại sao quần thể bị phá vỡ cân bằng di truyền.
 2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲ Cho HS đọc SGK hỏi:
 -QT ngẫu phối là gì? 
 -Vai trò của QT ngẫu phối?
 -QT người có thể xem là QT ngẫu phối hay không?
 -Đặc điểm để phân biệt các QT ngẫu phối trong cùng một loài là gì?
 -Vì sao QT ngẫu phối đa dạng di truyền.
▲Đọc SGK:
 -Phát biểu định luật Hacđi-Vanbec.
 -QT cân bằng di truyền khi nào?
 -Cho các VD để HS làm việc nhóm tính tần số alen và xác định trạng thái cân bằng di truyền của QT.
 Lưu ý: Khi (2pq/2)2 = p2.q2 thì QT cũng cân bằng.
∆ Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi, làm rõ nội dung bài.
▲Đọc SGK, làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi.
I. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
1. Quần thể ngẫu phối
 -Quần thể ngẫu phối là quần thể có các cá thể kết đôi giao phối một cách ngẫu nhiên.
 -Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể có KG khác nhau kết đôi với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên một lượng BDTH rất lớn làm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
 -Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các KG khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong những điều kiện nhất đinh. Quần thể ngẫu phối được phân biệt với các quần thể khác cùng loài bởi tần số tương đối các alen, các kiểu gen, các kiểu hình.
2. Định luật Hacđi-Vanbec và trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
 Định luật Hacđi-Vanbec: Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể: Quần thể được gọi là cân bằng di truyền khi thành phần KG của QT thõa mãn công thức: p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
 Với: p2: tần số kiểu gen AA
 2pq: tần số kiểu gen Aa
 q2: tần số kiểu gen aa
 Ví dụ: một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa. Tính tần số tương đối của các alen của quần thể trên? Quần thể trên có cân bằng không?
 Ta có: p = 0,64+0,32/2=0,8
 q = 0,32/2+0,04=0,2
 Thế p, q vào công thức p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 ta có quần thể đạt cân bằng di truyền khi 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa Þ quần thể đang xét đã cân bằng di truyền.
II.Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Vanbec
 (1)Quần thể phải có kích thước lớn, số lượng cá thể nhiều.
 (2)Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
 (3)Các cá thể trong quần thể phải có sức sống và có khả năng sinh sản như nhau (chọn lọc tự nhiên).
 (4)Đột biến không xảy ra hoặc có xảy ra với tần số ĐB thuận = tần số ĐB nghịch.
 (5)QT phải được cách li với các QT khác (không có di – nhập gen)
 Trên thực tế rất khó có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện trên nên tần số alen và thành phần kiểu gen của một quần thể liên tục bị biến đổi.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 3.1. Một quần thể có tỉ lệ giểu gen: 0,30AA: 0,60Aa: 0,10aa. Tần số tương đối của alen A/a là bao nhiêu? QT này cân bằng di truyền chưa? Lầm thế nào để QT cân băng DT?
 3.2. Ở một loài động vật alen A qui định lông đen trội hòan toàn hơn a qui định lông trắng. Trong một quần thể thấy có 81% lông trắng. Hãy tính tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể ? QT trên có cân bằng di truyền không?
 HD: Từ q2 = 0,81 Þ q Þ p Þ cấu trúc di truyền. Sau đó xác đinh trạng thái cân bằng DT của QT. 
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
 -Trả lời các câu hỏi cuối bài; làm bài tập GV cung cấp.
 -Nghiên cứu bài mới.
Soạn bởi: Thái Minh Tam
GV trường THPT Mỹ Hương – Sóc Trăng

File đính kèm:

  • docGA Sinh 12 P5 Chuong 3 moi.doc