Giáo án Sinh học - Bài 1 đến bài 7

I. Mục tiêu:

- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép AND ở tế bào nhân sơ.

- Nêu được định nghĩa gen và kể tên được một vài loại gen (gen điều hoà và gen cấu trúc).

- Nêu được định nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền.

II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:

Phương tiện:

-Tranh phóng to bảng 1 trang 8

-Tranh phóng to hình 1.2 trang 9

Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận

 

doc22 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học - Bài 1 đến bài 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động.
 (Không có lactôzơ thì không cần tổng hợp enzim chuyển hóa lactôzơ)
 -Khi môi trường có lactôzơ, các phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó ® prôtêin ức chế không liên kết được với vùng vận hành ® enzim ARN pôlimeraza có thể liên kết được vùng khởi động để tiến hành phiên mã. Sau đó, các mARN của các gen Z, Y, A dịch mã ® lactaza để phân giải lactôzơ. Khi lactôzơ bị phân giải hết thì prôtêin ức chế lại liên kết với vùng vận hành, kết thúc quá trình phiên mã.
 Điều hòa hoạt động gen ở động vật nhân thực:
- ADN có số lượng các cặp Nuclêôtit rất lớn, chỉ một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền, còn lại đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động.
- Tùy nhu cầu của tế bào, tùy từng mô, từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển mà mỗi tế bào có nhu cầu tổng hợp các loại prôtêin khác nhau, tránh lãng phí.
- Điều hòa qua nhiều giai đoạn: NST tháo xoắn, phiên mã, biến đổi sau phiên mã, dịch mã và biến đổi sau dịch mã.
- Các prôtêin được tổng hợp vẫn chịu sự kiểm soát để lúc không cần thiết các prôtêin đó lập tức bị phân giải.
- Các yếu tố điều hòa khác như gen gây tăng cường và gen gây bất hoạt. 
 3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
-Trong tế bào có rất nhiều gen, song ở mỗi thời điểm chỉ có một số gen hoạt động, phần lớn các gen ở trạng thái bất hoạt. Vậy cơ chế nào giúp cơ thể thực hiện quá trình này ?
Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các gen cùng hoạt động hoặc bất hoạt? 
 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
-Trả lời các câu hỏi cuối bài; làm bài tập trong sách bài tập Sinh học 12.
-Nghiên cứu bài mới.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN
I.Mục tiêu
- Nêu được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế chung của các dạng đột biến gen.
II.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 Phương tiện: Sơ đồ phóng to hình 4.1 và 4.2 SGK trang 20.
III.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1. Mở đầu, vào bài: Có phải con sinh ra hoàn toàn giống bố mẹ, ông bà, tổ tiên ?
 2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲Cho HS nghiên cứu SGK, hỏi:
-Đột biến gen là gì?
-Tần số đột biến gen trung bình là bao nhiêu?
-Thế nào là thể đột biến?
▲Cho HS nghiên cứu SGK, kết hợp dùng sơ đồ Hình 4.1 (SGKNC) giúp HS hiểu rõ các dạng ĐBG.
▲Cho HS đọc SGK, làm rõ nguyên nhân gây ĐBG.
▲Cho HS đọc SGK, nghiên cứu sơ đồ hình 4.1, 4.2 làm rõ cơ chế phát sinh ĐBG.
▲Mở rộng: 
 -Xử lí ADN bằng chất acriđin, có thể làm mất hoặc xen thêm một cặp nuclêôtit trên ADN, dẫn đến xê dịch khung đọc mã di truyền. Nếu acriđin chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo ĐB thêm một cặp nuclêôtit. Nếu acriđin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo ĐB mất một cặp nuclêôtit. 
-ĐBG phụ thuộc vào:
+Cường độ, liều lượng hóa chất gây ĐB.
+Đặc điểm cấu trúc của gen: có những gen bền vững, ít bị đột biến. có những gen dễ phát sinh ĐB như gen qui định nhóm máu phát sinh thành 4 alen IA1, IA2, IB, IO tạo 6 KH với 10 KG
▲Cho HS đọc SGK, làm rõ hậu quả và vai trò của ĐBG.
▲Mở rộng: Giảng thêm ND III. Bài 4. SGK(NC).
∆Nghiên cứu SGK phần I.1 để trả lời
∆ Nghiên cứu SGK, xem sơ đồ, nắm rõ nội dung.
∆Đọc SGK, nắm rõ nội dung.
∆Đọc SGK, nghiên cứu sơ đồ hình 4.1, 4.2 làm rõ cơ chế phát sinh ĐBG.
∆Ghi nhận thông tin bổ sung.
∆Đọc SGK, nắm rõ nội dung.
∆Ghi nhận thông tin.
I.Khái niệm và các dạng đột biến gen:
1/Khái niệm: 
 *Đột biến gen: là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc gen, thường liên quan đến 1 cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc 1 số cặp nuclêôtit.
 Tần số đột biến gen trung bình từ 10-6 10-4.
*Thề đột biến: là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình.
2/ Các dạng đột biến gen: 
 -Thay thế một cặp nuclêôtit, ảnh huởng tới một axit amin trong phân tử prôtêin và làm thay đổi chức năng của prôtêin.
 -Mất một cặp nuclêôtit hoặc thêm cặp nuclêôtit, mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn đến làm thay đổi trình tự aa trong chuỗi pôlipeptit và làm thay đổi chức năng của prôtêin.
II.Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen: 
1/ Nguyên nhân: 
 Do các tác nhân vật lí, hóa hay sinh học trong ngoại cảnh (tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, các hóa chất, một số virut,...) hoặc do những rối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào gây ra.
2/Cơ chế phát sinh: 
 *Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN: 
 Do bazơ nitơ dạng hiếm có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi dẫn đến phát sinh đột biến gen.
 VD: guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A – T.
 G* º X nhân đôi G* º T nhân đôi A = T 
 *Tác động của các tác nhân gây ĐB:
 -Tác động của các tác nhân vật lí như tia tử ngoại (UV) có thể làm cho hai bazơ timin trên cùng một mạch ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh ĐBG. 
 -Tác nhân hóa học như 5 – brôm uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
 A = T nhân đôi A = 5BU nhân đôi 
 G = 5BU nhân đôi G º X 
 -Tác nhân sinh học: Dưới tác động của của một số virut cũng gây nên ĐBG. VD: virut viêm gan B đột biến gây nguy cơ gây xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC), virut herpet đột biến làm biến đổi prôtêin tổng hợp được ức chế sự phát triển của virut.
III. Hậu quả và vai trò của đột biến gen:
1/Hậu quả: 
 -ĐBG có thể có hại, có lợi hoặc trung tính.
+Xét ở cấp độ phân tử, phần nhiều ĐB điểm là vô hại (trung tính). VD: Ở ruồi giấm, gen A qui định mắt đỏ bị đột biến thành gen a qui định mắt trắng.
+Những ĐBG dẫn đến làm thay đổi chức năng của prôtêin thì thường có hại cho thể ĐB. VD: ĐBG gây bạch tạng ở lúa, ĐBG gây hồng hình liềm ở người, ĐBG gây chết ở lợn,... 
+Một số ĐBG cũng có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin nhưng theo hướng có lợi cho thể ĐB. VD: ĐBG làm tăng số bộng / bụi, ĐBG làm tăng số hạt/bông ở lúa.
 -Mức độ gây hại của alen ĐB còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường và phụ thuộc vào tổ hợp gen. Trong môi trường này hoặc tổ hợp gen này thì alen ĐB có thể có hại; nhưng trong điều kiện môi trường khác hoặc tổ hợp gen khác nó có thể trở nên có lợi hoặc trung tính.
2/Vai trò: 
 -Đối với tiến hóa: ĐBG làm xuất hiện các dạng alen khác cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
 - Đối với thực tiễn: ĐBG cũng cấp cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống. Các nhà khoa học thường chủ động sử dụng các tác nhân ĐB để tạo giống VSV và giống thực vật mới.
IV- SỰ BIỀU HIỆN CỦA ĐỘT BIẾN GEN: 
 * Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền lại cho thế hệ sau:
 -Đột biến giao tử: phát sinh trong giảm phân hình thành giao tử.
 +Đột biến gen trội: biểu hiện ngay thành kiểu hình
 +Đột biến gen lặn: tồn tại ở di hợp tử không biểu hiện ở thế hệ đầu tiên, chỉ biểu hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp tử lặn.
 -Đột biến xôma: xảy ra trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng sẽ được nhân lên ở 1 mô.. 
 +Đột biến gen trội biểu hiện ở 1 phần cơ thể (thể khảm). ĐBG lặn không biểu hện, mất đi khi cá thể chết.
 +Đột biến xôma có thể được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng nhưng không thể di truyền qua sinh sản hữu tính. 
 -Đột biến tiền phôi: xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử trong giai đoạn 2-8 phôi bào à có thể truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính. 
 3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
 	GV tóm lược lại nội dung bài học.
 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
-Trả lời các câu hỏi cuối bài; làm bài tập trong sách bài tập Sinh học 12.
-Đọc mục em có biết.
-Nghiên cứu bài mới.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: …..........................
Bài 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ
ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu:
- Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của nhiểm sắc thể. Nêu được sự biến đổi hình thái nhiểm sắc thể qua các kì phân bào và cấu trúc nhiểm sắc thể được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào.
-Kể tên các dạng đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn) 
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung và vai trò của các dạng đột biến cấu trúc nhiểm sắc thể.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
Phương tiện: 
Bảng số lượng NST ( 2n) của một số loài sinh vật
Sơ đồ biến đổi hình thái của NST qua các kì của quá trình nguyên phân
Sơ đồ cấu trúc siêu hiển vi NST
III/ Tiến trình bài dạy:
 1. Mở đầu, vào bài: GV đặt câu hỏi: 
Đột biến gen là gì? đột biến gen được phát sinh như thế nào? hậu quả của đột biến gen
 2.Dẫn HS vào bài mới:
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
▲Cho HS đọc mục I.1, xem bảng số lượng NST (2n) của một số loài sinh vật và sơ đồ biến đổi hình thái của NST qua các kì của quá trình nguyên phân, làm rõ ND bài.
▲Cho HS đọc mục I.2, xem sơ đồ cấu trúc siêu hiển vi NST, làm rõ ND.
 Lưu ý: ở mỗi mức xoắn, nêu thông tin về tên sợi, đường kính sợi, thành phần cấu tạo.
▲Thông tin bổ sung
▲Thông tin bổ sung
▲Cho HS đọc mục II, làm rõ ND bài.
∆ Đọc sách GK, xem sơ đồ, ghi nhận thông tin.
∆ Đọc sách GK, xem sơ đồ, ghi nhận thông tin.
∆Ghi nhận thông tin bổ sung
∆Ghi nhận thông tin bổ sung
∆ Đọc sách GK, làm rõ nội dung
I.Hình thái và cấu trúc NST
1/ Hình thái NST
 Ở SV nhân thực, từng phân tử ADN liên kết với các loại prôtêin khác nhau (chủ yếu là histôn) tạo nên NST. NST là cấu trúc mang gen của tế bào. Khi quan sát tế bào nhân thực dưới kính hiển vi quang học ta thấy NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho từng loài, nhìn rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân.
 Mỗi NST có chứa một trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là tâm động, nơi liên kết với thoi phân bào, giúp NST có thể di chuyển về các cực tế bào trong quá trình phân bào. Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái NST có thể khác nhau. Mỗi NST có hai hai cánh, đầu mút của các cánh NST có chức năng bảo vệ giúp NST không dính nhau và có chứa trình tự nuclêôt

File đính kèm:

  • docGA Sinh 12 P5 Chuong 1 dieu chinh.doc