Giáo án Sinh học 11 - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

I.Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh trình bày được đặc điểm, hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

 - HS phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các iôn khoáng ở rễ cây.

 - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ cây trong quá trình hấp thu nước và các iôn khoáng.

 2. Kĩ năng:

 - Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.

 - Phân tích so sánh khái quát kiến thức.

 - Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế.

II. Phương tiên dạy học:

 Tranh vẽ về cấu tạo của hệ rễ ở H 1.1; 1.2; 1.3 SGK.

III. Tiến trình bài giảng:

A. Ổn định lớp:

B. KTBC:

C. Vào bài:

*GV: Hãy cho biết vai trò của nước đối với tế bào?

*HS: Là dung môi hoà tan các chất, giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước, tham gia vào một số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh.

* GV: Ở TV vì sao nói quá trình hấp thu nước luôn gắn liền với sự hấp thu các iôn khoáng?

*HS: Vì nước là dung môi hoà tan nhiều muối, sự hấp thu các iôn khoáng luôn gắn liền với quá trình hấp thụ nước.

*GV: Bộ phận nào của cây đảm nhận nhiệm vụ này?

* HS: Rễ là cq hấp thụ nước và muối khoáng.

 Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ quan hấp thụ nước ( rễ)

 - HS nêu được vai trò của nước đối với tế bào.

 - Chỉ ra được hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Chương 1
 A.
 -----š & ›----- 
Bài 1
I.Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
	- Học sinh trình bày được đặc điểm, hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. 
 	- HS phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các iôn khoáng ở rễ cây.
	- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ cây trong quá trình hấp thu nước và các iôn khoáng.
 2. Kĩ năng:	
	- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
	- Phân tích so sánh khái quát kiến thức.
	- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế.
II. Phương tiên dạy học:
	Tranh vẽ về cấu tạo của hệ rễ ở H 1.1; 1.2; 1.3 SGK.
III. Tiến trình bài giảng:
A. ổn định lớp:
B. KTBC:
C. Vào bài:
*GV: Hãy cho biết vai trò của nước đối với tế bào?
*HS: Là dung môi hoà tan các chất, giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước, tham gia vào một số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh.
* GV: ở TV vì sao nói quá trình hấp thu nước luôn gắn liền với sự hấp thu các iôn khoáng?
*HS: Vì nước là dung môi hoà tan nhiều muối, sự hấp thu các iôn khoáng luôn gắn liền với quá trình hấp thụ nước.
*GV: Bộ phận nào của cây đảm nhận nhiệm vụ này?
* HS: Rễ là cq hấp thụ nước và muối khoáng.
v Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ quan hấp thụ nước ( rễ)
 - HS nêu được vai trò của nước đối với tế bào.
 - Chỉ ra được hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
hoạt động của GV
hoạt động của HS
nội dung lưu bảng
* Quan sát hình 1.1 và 1.2 , cho biết:
 Đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ntn?
 Gợi ý:
 + Mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ?
 + Tìm mối liên quan giữa nước trong đất và sự phát triển của hệ rễ?
 + So sánh sự khác biệt trong sự phát triển hệ rễ cây trên cạn với cây thuỷ sinh?
* Cho biết đặc điểm nào của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thu nước?
* Lông hút có cấu tạo và sinh lí ntn phù hợp với chức năng nhận nước và các chất khoáng từ đất?
 Môi trường có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của lông hút?
* Nhiều loài thực vật không có lông hút thì rễ sẽ hấp thụ nước và iôn khoáng bằng cách nào?
 Đối với cây thuỷ sinh hấp thụ nước và iôn khoáng toàn bộ bề mặt cơ thể.
+ Hệ rễ có nhiều rễ, tại miền sinh trưởng rễ có thể phát triển dài ra, còn miền lông hút có nhiều lông hút.
+ Nước trong đất ít thì hệ rễ phát triển vươn xa, đâm sâu hơn.
+ Hệ rễ cây trên cạn phát triển hơn so với hệ rễ của cây thuỷ sinh.
Vd: Cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285m2, do tăng số lượng lông hút( H1.2).
=>
Lông hút rất dễ gẫy và tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu ôxi.
 Rễ cây Phi Lao 
 Các loài cây đó( thông, soài, phi lao...) có nấm rễ bao bọc, nhờ có nấm rễ sẽ hấp thụ nước và iôn khoáng dễ dàng. Hoặc ở tế bào còn non vách tế bào chưa bị suberin hoá cũng tham gia hấp thu nước và iôn khoáng.
I.Rễ là cơ quan hấp thụ nước và các iôn khoáng
1. Hình thái của hệ rễ:
 Hệ rễ được phân hoá thành rễ chính và các rễ bên, trên các rễ có các miền lông hút nằm gần đỉnh sinh trưởng.
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:
 - Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và đặc biệt tăng nhanh số lượng lông hút.
 - Lông hút tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các iôn khoáng đạt hiệu quả cao.
 - Cấu tạo tế bào lông hút gồm:
 + Thành tế bào mỏng không thấm cutin.
 + Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn.
 + áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh của rễ.
 v Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế hấp thụ nước và iôn khoáng ở rễ cây.
 - Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và iôn khoáng ở rễ.
 - Liên hệ thực tế kĩ thuật chăm sóc cây trồng. 
hoạt động của GV
hoạt động của HS
nội dung lưu bảng
Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế nào? Vì sao? 
* Khi cây gặp đk thiếu nước thì nước vào rễ cây theo cơ chế bơm đặc biệt, tạo đk nâng cao nồng độ các chất trong rễ cao lên, do đó nước sẽ vào rễ một cách tích cực.
 Tế bào rễ hấp thụ iôn khoáng theo những cơ chế nào?
 Liên hệ thực tế: trong sx nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật gì để cung cấp đủ nước và khoáng cho cây? 
Dòng nước và các iôn khoáng sau khi hấp thụ vào lông hút được vận chuyển vào mạch gỗ theo những con đường nào?
Nước và iôn khoáng qua hệ thống không bào từ tế bào này sang tế bào khác nhờ đặc điểm nào?
Vận dụng kiến thức lớp 10 về cơ chế vận chuyển các chất qua màng.
 Gồm 2 cơ chế: thụ động và chủ động.
+ Tưới nước bón phân đúng thời kì.
+ Xới đất, sục bùn để đất luôn thoáng khí, tạo đk để rễ hô hấp, cung cấp ATP.
=> Nghiên cứu thông tin và qsát h 1.3=> theo 2 con đường: gian bào và tế bào chất.
=> nhờ các sợi liên bào nối liền các không bào.
II. Cơ chế hấp thụ nước và iôn khoáng ở rễ cây:
 1. Cơ chế hấp thụ nước và iôn khoáng từ đất vào tế bào lông hút:
 a. Hấp thụ nước:
 - Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động(thẩm thấu).
 - Nước di chuyển từ môi trường nhược trương( thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút, nơi có dịch bào ưu trương( thế nước thấp).
 * Do:
 + Quá trình thoát hơi nước ở lá.
 + Nồng độ chất tan( axit hữu cơ, đường saccarôzơ, iôn khoáng...) cao.
 b. Hấp thụ iôn khoáng:
 * Cơ chế thụ động: iôn khoáng đi từ đất( nơi có nồng độ cao) vào tế bào lông hút( nơi có nồng độ iôn thấp hơn).
 * Cơ chế chủ động: Một số iôn khoáng mà cây có nhu cầu cao, di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ chủ động đòi hỏi tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.
 2. Dòng nước và các iôn khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ:
 Nước và iôn khoáng từ đất vào tế bào lông hút rồi vào mạch gỗ của rễ bằng 2 con đường:
 *Con đường thành tế bào – gian bào: Nước và iôn khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào. Khi vào đến nội bì bị đai casapri chặn lại nên chuyển sang con đường tế bào chất.
 Ÿ Đai Casapri điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ.
 * Con đường tế bào chất: Nước và iôn khoáng qua hệ thống không bào từ tế bào này sang tế bào khác, qua các sợi liên bào nối liền các không bào.
 Động lực là nhờ sức hút nước tăng dần từ lông hút đến đến mạch dẫn.
 Nước và iôn khoáng đi trong hệ thống chất nguyên sinh nhờ lực hút trương của hệ thống keo nguyên sinh chất.
 v Hoạt động 3: ảnh hưởng của tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và iôn khoáng ở rễ cây.
 - Mục tiêu: HS trình bày được mối liên quan giữa các yếu tố môi trường đến quá trình hấp thụ nước và iôn khoáng của rễ.
hoạt động của GV
hoạt động của HS
nội dung lưu bảng
* Môi trường có ảnh hưởng ntn đến qtrình hấp thụ nước và các iôn khoáng của rễ cây?
* Liên hệ: Trong sx nông nghiệp con người đã áp dụng biện pháp kĩ thuật gì để tăng khả năng hấp thụ nước và iôn khoáng của rễ?
=> ảh của to, ảh của ôxi, ảh của độ pH của dung dịch đất, 
 + ảh sức giữ nước của đất: mỗi phần tử đất có 1 sức giữ nước nhất định. Cho nên khi sức hút nước của cây không thắng được sức giữ nước của đất thì dù trong đất còn nước cây vẫn không hút được nước.
 => Gieo trồng đúng thời vụ, bón phân làm đất, chống nóng chống lạnh kịp thời, hạn chế tổn thương làm gẫy lông hút.
III. ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và iôn khoáng ở rễ cây:
 +ảh của to : nhiệt độ giảm thì sự hút nước của rễ giảm.
 +ảh của ôxi: nồng độ ôxi giảm thì sự hút nước của rễ giảm, thiếu ôxi trong đất qtrình hô hấp yếm khí sẽ tăng và sinh ra những sphẩm độc đvới cây.
 +ảh của độ pH: Độ pH ảh đến nồng độ của các chất trong dung dịch đất dẫn đến hấp thụ yếu.
 +ảh sức giữ nước của đất.
 D. Củng cố:
	1. Vai trò của nước đối với tế bào là:
	 A. Là dung môi hoà tan các chất.
	 B. Tham gia vào quá trình trao đổi chất
	 C. Đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giảm nhiệt độ của cơ thể.
	 D. Cả A, B, C.
	2. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và iôn khoáng chủ yếu qua:
	 A. Miền lông hút.
	 B. Đỉnh sinh trưởng của rễ.
	 C. Miền sinh trưởng dãn dài.
	 D. Rễ trụ.
	3. Nước và iôn khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng con đường nào?
	 A. Không bào.
	 B. Thành tế bào – gian bào.
	 C. Chất nguyên sinh – không bào.
	 D. Chỉ có B và C. 
 	4. Trao đổi nước ở thực vật gồm những quá trình nào?
	 A. Quá trình hấp thụ nước ở rễ.
	 B. Quá trình vận chuyển nước ở thân.
	 C. Quá trình thoát hơi nước từ lá ra ngoài không khí.
	 D. Cả A, B, C. 
	5. Tế bào lông hút có đặc điểm cấu tạo và sinh lí như thế nào để phù hợp với chức năng nhận nước từ đất?
	 A. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.
	 B. Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
	 C. áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh của rễ.
	 D. Cả A, B, C.
	6. Nước bị đẩy từ rễ lên thân là nhờ yếu tố nào?
	 A. Nhờ lực hút của lá
	 B. Nhờ lực đẩy của rễ( áp suất rễ)
	 C. Nhờ tính liên tục của cột nước
	 D. Nhờ lực bám giữa các phân tử nước 
	7. Nhờ yếu tố nào mà nước có thể vận chuyền từ rễ lên lá?
	 A. Nhờ tính liên tục của cột nước.
	 B. Nhờ cung cấp đủ nước cho cây
	 C. nhờ sự chênh lệch áp suất.
	 D. Cả A, B, C.
	8. Nước xâm nhập từ đất vào tế bào lông hút là nhờ cơ chế:
	 A. Thẩm thấu.
	 B. Khuếch tán
	 C. Chủ động
	 D. Bơm iôn
	9. Để hấp thụ nước và nuối khoáng tốt, rễ thực vật ở trên cạn có đặc điểm:
	 A. Có nhiều lông hút.
	 B. Mọc sâu xuống đất
	 C. Phân nhánh lan rộng
	 D. Cả A, B, C.
	* HS đọc kết luận cuối bài.
 E. Dặn dò:
	- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
	- Ôn tập về sự vận chuyển các chất.
Ngày:
Duyệt của tổ trưởng CM
Đặng Thị Kim Phượng

File đính kèm:

  • docsu hap thu nuoc va muoi khoang o re.doc