Giáo án Sinh học 9 - Tuần 5, tiết 9

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được sự biến đổi hình thái NST (chủ yếu là sự đóng và duỗi xoắn) trong chu kì tế bào.

- Trình bày được những biến đổi cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.

- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

3. Thái độ:

- Yêu thích bộ môn , yêu thích khoa học

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tuần 5, tiết 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 05 Ngày soạn: 12/09/2014
Tiết 09 Ngày dạy: 16/09/2014
BÀI 9: NGUYÊN PHÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được sự biến đổi hình thái NST (chủ yếu là sự đóng và duỗi xoắn) trong chu kì tế bào.
- Trình bày được những biến đổi cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn , yêu thích khoa học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
- Giáo án, thước kẻ.
- Bảng 9.2 ghi vào bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
9A1…………............................................… 9A2…………........................................…… 
9A3……………........................................… 9A4…………........................................……
9A5.............................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội?
- Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng?
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: Cơ thể SV lớn lên nhờ quá trình phân bào của TB. Có 2 hình thức phân bào 
 - Trực phân.
 - Gián phân : + Nguyên phân.
 + Giảm phân.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu xem Nguyên phân là gì, diễn biến của nó như thế nào? và nó có ý nghĩa gì?
 Hoạt động 1: Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 9.1 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Giai đoạn nào chiếm nhiều thời gian nhất?
- GV lưu ý HS về thời gian và sự tự nhân đôi NST ở kì trung gian, cho HS quan sát H 9.2
- Yêu cầu HS quan sát H 9.2, thảo luận nhóm và trả lời:
+ Nêu sự biến đổi hình thái NST?
+ Hoàn thành bảng 9.1.
- GV chốt kiến thức vào bảng 9.1.
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 9.1 SGK và trả lời.
+ HS nêu được 2 giai đoạn và rút ra kết luận.
- HS chú ý lắng nghe.
- Các nhóm quan sát kĩ H 9.2, thảo luận thống nhất câu trả lời:
+ NST có sự biến đổi hình thái: dạng đóng xoắn và dạng duỗi xoắn.
- HS ghi nhớ mức độ đóng, duỗi xoắn vào bảng 9.1
* Tiểu kết:
Chu kì tế bào gồm:
+ Kì trung gian: chiếm nhiều thời gian nhất trong chu kì tế bào (90%) là giai đoạn sinh trưởng của tế bào.
+ Nguyên phân gồm 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối).
- Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST qua các kì: Bảng 9.1
Bảng 9.1- Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST qua các kì của tế bào
Hình thái NST
Kì trung gian
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
- Mức độ duỗi xoắn
Nhiều nhất
Ít
Nhiều
- Mức độ đóng xoắn
Ít
Cực đại
Hoạt động 2: Những biến đổi cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS quan sát H 9.2 và 9.3 để trả lời câu hỏi:
+ Mô tả hình thái NST ở kì trung gian?
+ Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS mô tả diễn biến của NST ở các kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối trên tranh vẽ.
- Cho HS hoàn thành bảng 9.2.
- GV nói qua về sự xuất hiện của màng nhân, thoi phân bào và sự biến mất của chúng trong phân bào.
- Ở kì sau có sự phân chia tế bào chất và các bào quan.
- Kì cuối có sự hình thành màng nhân khác nhau giữa động vật và thực vật.
- Nêu kết quả của quá trình phân bào?
- HS quan sát hình vẽ và nêu được.
- HS rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm thống nhất trong nhóm và ghi lại những diễn biến cơ bản của NST ở các kì nguyên phân.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe GV giảng và ghi nhớ kiến thức.
- HS trả lời: Kết quả từ 1 tế bào mẹ ban đầu cho 2 tế bào con có bộ NST giống hệt mẹ.
Tiểu kết:
- Kì trung gian NST tháo xoắn cực đại thành sợi mảnh, mỗi NST tự nhân đôi thành 1 NST kép.
- Những biến đổi cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân.
Các kì
Những biến đổi cơ bản của NST
Kì đầu
- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
- Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
Kì giữa
- Các NST kép đóng xoắn cực đại.
- Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối
- Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc.
- Kết quả: từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống như tế bào mẹ.
 Hoạt động 3: Hiểu được ý nghĩa của nguyên phân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Nguyên phân có vai trò như thế nào đối với quá trình sinh trưởng, sinh sản và di truyền của sinh vật?
- Cơ chế nào trong nguyên phân giúp đảm bảo bộ NST trong tế bào con giống tế bào mẹ?
- GV nêu ý nghĩa thực tiễn của nguyên phân như giâm, chiết, ghép cành, nuôi cấy mô.
- HS thảo luận nhóm, nêu kết quả, nhận xét và kết luận.
+ Sự tự nhân đôi NST ở kì trung gian, phân li đồng đều NST về 2 cực của tế bào ở kì sau.
Tiểu kết: 
- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.
- Nguyên phân duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
- Nguyên phân là cơ sở của sự sinh sản vô tính.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- Đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS làm câu 2, 4, 5 trang 30 SGK.
2. Dặn dò:
- Vẽ các hình ở bảng 9.2 vào vở.
- Kẻ bảng 10 tr.32 vào vở.. 
V. RÚT KINH NGHIỆM.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docSINH 09TUAN 05TIET 09.doc