Giáo án Sinh học 9 - Tuần 1 đến 11 - Nguyễn Văn Liệu

- Kiến thức:

+ Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.

+ Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét.

+ Phát biểu được nội dung quy luật phân tính và phân li độc lập.

+ Nêu được ý nghĩa của quy luật phân tính và quy luật phân li độc lập

+ Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen.

+ Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống.

+ Viết được sơ đồ lai.

- Kĩ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, giải thích được thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.

+ Biết vận dụng kết quả tung đồng kim loại để giải thích kết quả của Menđen.

- Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong quá trình học

II/ Đồ dùng dạy học:

- Sách kiến thức cơ bản và nâng cao sinh học 9.

- Sách giáo khoa và sách bài tập sinh học 9.

- Sách bài tập di truyền.

- Sách kiến thức cơ bản sinh học THCS.

III/ Tiến trình dạy học:

1. Các thuật ngữ và một số kí hiệu cơ bản:

+ Tính trạng: Các đặc điểm, sinh thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

+ Cặp tính trạng tương phản: Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một tính trạng.

+ Nhân tố di truyền( gen): Là vật chất di truyền quy định các tính trạng của sinh vật.

+ Giống(dòng), thuần chủng : Là giống có đặc tính di tryền ổn định, thống nhất, có kiểu gen đồng hợp, các thế hệ sau giống thế hệ trước. Tuy nhiên trong thực tế nói đến giống thuần chủng là nói đến sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng đang nghiên cứu.

+ Alen, cặp alen.

+ Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể

+ Tính trạng trội: Là tính trạng được biểu hiện ở F1 có khả năng lấn át tính trạng lặn.

+ Tính trạng lặn: Là tính trạng không được biểu hiện ở F1 mà đến F2 mới được biểu hiện.

2. Kí hiệu:

+ P: Cặp bố mẹ xuất phát

+ X: Kí hiệu phép lai

+ G: Giao tử

+ O: Giao tử đực (cơ thể đực)

+ F: Thế hệ con

 

doc50 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tuần 1 đến 11 - Nguyễn Văn Liệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000/2 = 1500( ribonu)
Số aa = 1500/ 3 = 500( aa)
Câu 15: Nếu cho rằng mỗi nu của gen nặng 300đvC, mỗi aa nặng 110đvC thì gen và Pr do gen mã hoá cái nào nặng hơn? Vì sao? Biết rằng tất cả các nu của gen đều mã hoá các aa.
Khối lượng ADN nặng hơn. 
Giả sử gen có 3000 nu thì khối lượng gen = 3000 x 300= 9.105đvC. 
Từ 3000 nu tạo ra 500aa. Do đó khối lượng Pr = 500x 110 = 55000đvC
	Kí duyệt giáo án đầu tuần 7:
	Ngày 01/10/2012.
	TTCM: Nguyễn Văn Liệu.
............................................................................o0o...................................................
Tuần 8:
NS: 01/10/2012.
	 Chương IV/ Biến dị
I/ Mục tiêu:
- Nội dung:
+ Nêu được khái niệm biến dị
+ Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen.
+ Kể được các dạng đột biến cấu trúc và số lượng NST( thể dị bội, thể đa bội)
+ Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến NST.
+ Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng.
+ Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh, nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến đột biến và thường biến.
II/ Nội dung:
Câu 1:Đột biến gen là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN, cuất hiện do tự nhiên hoặc con người.
VD: Đột biến mất khả năng tổng hợp chất dệp lục ở lúa, lợn có đầu và chân sau dị dạng, đột biến cây cứng và nhiều bông ở lúa...
Câu 2: Một gen có A = 600 nu, G= 900nu.
a. nếu khi đột biến gen đột biến có A= 601nu, G= 900nu.
Đây là đột biến gì?
b. Nếu khi đột biến gen đột biến có A= 599nu, G= 901nu
Đây là đột biến gì?
c. nếu khi đột biến gen đột biến có A= 599 nu, G= 900nu.
Đây là đột biến gì?
d. Nếu khi đột biến số lượng, thành phần các nu không đổi, chỉ thay đôi trình tự phân bố các nu thì đây là đột biến gì. Biết rằng đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nu.
Câu 3: Có những loại đột biến gen nào? Cho ví dụ minh hoạ? Nguyên nhân gây đột biến gen là gì?
Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí của các cặp nu.
Gen ban đầu: A T G X X X G T T A
	 T A X G G G X A A T
GEN I:	 A T X X X G T T A
	 T A G G G X A A T ( mất cặp G- X)
GEN II: A T G X G X X G T T A ( thêm cặp G- X)
	 T A X G X G G X A A T
GEN III: A T G A X X G T T A( thay cặp G- X bằng cặp A- T)
	 T A X T G G X A A T
GEN IV: A G T X X X G T T A( đảo vị trí cặp T- A với cặp G- X)
	 T X A G G G X A A T
 Nguyên nhân gây đột biến gen:
- Trong điều kiện tự nhiên là do rối loạn sự sao chép ADN dươí ảnh hưởng phức tạp của môi trường ngoài và môi trường trong cơ thể.
- Trong thực nghiệm: Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí( chiếu tia anpha, tia gamma....), các tác nhân hoá học( 5- brom uraxin...)
Câu 4: Các dạng đột biến NST:
- Mất đoạn: Do tác nhân đột biến làm mất một đoạn NST.
VD: Mất một đoạn ở NST 21 gây bệnh ung thư máu.
- Đảo đoạn: Tác nhân ĐB làm đứt ra 1 đoạn mang gen, đoạn này quay trở lại 1800 gắn vào chỗ bị đứt làm thay đổi vị trí phân bố trên gen trên NST.
- Lặp đoạn: Do tác nhân ĐB, NST được lắp thêm 1 hoặc 1 số đoạn giống một trong những đoạn vốn có của NST đó vì vậy làm tăng một số gen cùng loại.
VD: Lặp đoạn 16A ở ruồi giấm làm mắt hình cầu trở thành mắt dẹt, nếu lặp nhiều đoạn sẽ làm ruồi giấm mất hẳn mắt. Lặp đoạn cũng có trường hợp làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng như ở lúa đại mạch lặp một đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ứng dụng trong sản xuất bia.
- Chuyển đoạn tương hỗ: Có sự tách ra của một đoạn trên cả 2 NST không cùng nguồn và 2 đoạn này trao đổi cho nhau.
 Chuyển đoạn không tương hỗ: 1 đoạn NST này đứt ra và gắn vào 1 NST nguyên vẹn không cùng nguồn. 
Cả 2 cách chuyển đoạn đều làm cho gen trên NST phân bố lại, những chuyển đoạn lớn thường gây chết, làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản.
VD: Chuyển đoạn từ NST số 4 sang NST số 14 ở lợn Lanđrat làm giảm 56% khả năng sinh sản.
Nguyên nhân gây ĐB: Do các tác nhân vật lí và hoá học ở môi trường ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hay lặp lại các gen trên NST.
Vai trò: Gây ra các rối loạn hoặc bệnh liên quan đến cấu trúc NST. Tuy nhiên vẫn có 1 số ĐB có lợi.
Câu 5: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST:
P: 2n x 2n	P: XX x XY
GP n 2n	GP: X XY 0
F1: 3n n F1: XXY X
Do không phân li trong quá trình giảm phân tạo ra giao tử chứa 2 NST và giao tử 0 NST. 2 giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo ra thể 1 nhiễm và thể 3 nhiễm.
VD: ở người có 3 NST số 21 gây bệnh Đao, cặp NST giới tính mất đi 1 NST giới tính tạo dạng XO hình thành triệu chứng Tơcnơ.
- Cơ chế hình thành thể đa bội: Xử lí bằng các tác nhân vật lí( tia phóng xạ, thay đổi nhiệt độ đột ngột), hoá chất( consixin, 5 brom uraxin...) vào tế bào lúc nguyên phân hoặc giảm phân hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể gây rối loạn phân bào.
Câu 6: Cho 2 thứ cà chua lưỡng bội thuần chủng, một thứ có quả đỏ và 1 thứ có quả vàng thu được F1 toàn quả đỏ lưỡng bội. Cho tác động consixin để tứ bội quá cây lai F1. Cho F1 tứ bội quả đỏ tự thụ phấn được F2: 1750 cây quả đỏ: 50 cây quả vàng.
Trình bày sơ đồ lai từ P đến F2 biết rằng quả đỏ A, vàng a, cây tứ bội khi giảm phân cho giao tử 2n có sức sống.
Giải: P( t/c): AA( quả đỏ) x aa( quả vàng)
	F1: 100% Aa( quả đỏ) consixin AAaa( quả đỏ)
	F1 x F1: AAaa( quả đỏ) x AAaa( quả đỏ)
	GF1: AA, aa, A, a 	AA, aa, A, a
 F2: 1 AAAA: 2 AAA: 2 AAaa:2 AAa: 2 Aaa:1 AA: 2 Aa: 1 aaaa:2 aaa: 1 aa.
	Kí duyệt giáo án đầu tuần 8:
	Ngày 08/10/2012.
	TTCM: Nguyễn Văn Liệu.
........................................................o0o.........................................................................
Tuần 9:
NS: 08/ 10/ 2012.
Chương IV/ Biến dị( TT)
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: 
+ Phân biệt được thuowngf biến với đột biến.
+ Phân biệt được trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.
+ Nêu được khái niệm mức phản ứng, kĩ thuật gen, công nghệ sinh học, phương pháp nghiên cứu phả hệ và ý nghĩa.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát hoá kiến thức và phương pháp làm bài.
- Thái độ: Có thái độ nghiêm túc khi học tập.
II/ Nội dung:
Câu 7: Phân biệt đột biến với thường biến:
Thường biến: Là những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời sống của cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Thường biến biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không có khả năng di truyền.
Thường biến
Đột biến
- Là những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời sống của cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
- Không di truyền cho thế hệ sau.
- Xuất hiện với tần số cao.
- Thường có lợi, giúp cho cơ thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống của môi trường.
- Là những biến đổi trong vật chất di truyền( ADN, NST) dưới tác động của môi trường.
- Di truyền được.
- Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên.
- Thường có hại
Mức phản ứng: Là giới hạn thường biến của một kiểu gen( 1 nhóm gen) trước những điều kiện môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định. Không có khả năng di truyền.
Câu 8:Thế nào là nghiên cứu phả hệ? Nghiên cứu phả hệ có ý nghĩa gì?
Nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định của những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
- ý nghĩa: Tìm hiểu sự di truyền của một tính trạng nào đó.
	 Sự di truyền của tính trạng có liên quan đến giới tính hay không.
	 Xác định được tính trạng nào là tính trạng trội.
	 Tính trạng nào phụ thuộc môi trường, tính trạng nào do gen quy định.
VD: Tính trạng màu mắt ở F2 xuất hiện ở cả nam và nữ do đó gen quy định tính trạng này không nằm trên NST giới tính mà nằm trên NST thường.
* Đồng sinh cùng trứng: Được sinh ra từ 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng. Qua các lần nguyên phân hợp tử được hình thành 2, 3, 4, 5... tế bào riêng lẻ phát triển thành 1 cơ thể. Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau về phương diện di truyền, có kiểu gen đồng nhất ít nhất là đối với hệ gen trong nhân, cùng giới tính, cùng nhóm máu, màu tóc, màu da, dạng tóc, dễ mắc cùng 1 loại bệnh.
* Đồng sinh khác trứng: Được sinh ra từ 2 hay nhiều trứng rụng cùng 1 lúc được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau. Do đó chúng thường khác nhau về phương diện di truyền, khác nhau về kiểu gen, có thể cùng giới tính hay khác giới tính, có thể mắc các bệnh di truyền khác nhau.
*Vai trò của nghiên cứu trẻ đồng sinh: Nuôi trẻ đồng sinh trong cùng một điều kiện giống nhau hay khác nhau dã cho phép nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đối với cùng 1 kiểu gen ở các giai đoạn phát triển khác nhau. So sánh trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng khi cùng sống trong môi trường giống nhau cho phép xác định được vai trò di truyền trong sự phát triển tính trạng.
Câu 9: Kĩ thuật gen: Là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của loài này sang cá thể loài khác.
Gồm 3 bước:
+ Tách ADN từ cơ thể cho và ADN dùng làm thể truyền( ADN của plasmid)
+ Cắt nối để tạo ADN tái tổ hợp.
+ Đưa ADN tái tổ hợp vào cơ thể nhận và tạo điều kiện cho sự biểu hiện của gen ghép.
Vào tế bào ĐV, TV, nấm men, đoạn ADN được chuyển gắn vào NST tế bào nhận tự nhân đôi truyền qua các tế bào tiếp theo qua cơ chế phân bào chỉ huy quá trình tổng hợp protein cho các gen mã hoá trong đoạn đó.
ứng dụng kĩ thuật gen:
+ Tạo ra các chủng vi sinh vật mới sản xuất nhiều sản phẩm sinh học với số lượng lớn và giá thành rẻ.
+ Tạo ra giống cây trồng biến đổi gen: Tập trung các gen có năng suất cao, hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ dại và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời hạn bảo quản, khó bị dập nát khi vận chuyển....
+ Tạo ra động vật biến đổi gen: Chuyển gen sinh trưởng từ bò vào lợn giúp cho hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, ít mỡ hơn lợn bình thường.
Câu 10: Công nghệ sinh học: Là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra c ác sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
VD: Công nghệ lên men để 

File đính kèm:

  • docgiao an bdhsg sinh 9.doc