Giáo án Sinh học 9 - Tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Năm học 2009-2010

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi aa.

- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: gen (1 đoạn phân tử ADN)  ARN  prôtêin  tính trạng.

2. Kĩ năng: Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình kĩ năng thảo luận nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

* GV: - Tranh phóng to hình 19.1; 19.2; 19.3 SGK.

 - Mô hình động về sự hình thành chuỗi aa.

* HS: Đọc trước bài

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 1 HS lên bảng:

Hãy sắp xếp thông tin thông tin ở cột B với cột A sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 NS: 24/ 10/ 09
Tiết 19 Bài 19
 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi aa.
- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: gen (1 đoạn phân tử ADN) " ARN " prôtêin " tính trạng.
2. Kĩ năng: Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình kĩ năng thảo luận nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
* GV: - Tranh phóng to hình 19.1; 19.2; 19.3 SGK.
 - Mô hình động về sự hình thành chuỗi aa.
* HS: Đọc trước bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 1 HS lên bảng:
Hãy sắp xếp thông tin thông tin ở cột B với cột A sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng.
A
Cấu trúc và chức năng (B)
Kết quả (C)
1. Gen
2. ARN
3. Prôtêin
a. Một hay nhiều chuỗi đơn, đơn phân là các aa.
b. Cấu trúc là 1 đoạn mạch của phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin.
c. Chuỗi xoắn đơn gồm 4 loại nuclêôtit A, U, G, X
d. Liên quan đến hoạt động sống của tế bào biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
e. Truyền đạt thông tin di truyền tử ADN đến prôtêin, vận chuyển aa, cấu tạo nên các ribôxôm.
Đáp án: 1- b; 2- e+c; 3- a+d
2. Bài mới
* Mở bài (1’): 
	GV viết sơ đồ Gen (ADN) " ARN " prôtêin " tính trạng.
- Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng là gì→ Bài mới.
* Phát triển bài
Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin (20’)
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* GV thông báo: gen mang thông tin cấu trúc prôtêin ở trong nhân tế bào, prôtêin lại hình thành ở tế bào chất.
+ Hãy cho biết giữa gen và prôtêin có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào? Vai trò của dạng trung gian đó ?
*GV yêu cầu HS quan sát H 19.1, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
+ Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi aa.
*GV sử dụng mô hình tổng hợp chuỗi aa giới thiệu các thành phần. Thuyết trình sự hình thành chuỗi aa.
+ Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau?
+ Tương quan về số lượng giữa aa và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm?
- Gv chốt ý đúng và phân tích:
+ Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các aa tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại prôtêin
+ Sự tạo thành chuỗi aa dựa trên khuôn mẫu ARN.
- HS nghe giảng
- HS dựa vào kiến thức đã kiểm tra để trả lời
+ Dạng trung gian: mARN
+ Vai trò: mang thông tin tổng hợp prôtêin
- HS thảo luận nhóm, đọc kĩ chú thích và trả lời
+ Các thành phần tham gia: mARN, tARN, ribôxôm.
- HS quan sát và ghi nhớ kiến thức.
+ Các loại ribônuclêôtit liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A – U; G – X
+ Tương quan: 3 nuclêôtit " 1 aa.
* Tiểu kết
- mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin.
- mARN có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.
- Sự hình thành chuỗi aa:
+ mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi aa.
+ Các tARN một đầu gắn với 1 aa, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X.
+ Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN (mỗi nấc ứng với 3 ribônuclêôtit) thì 1 aa được lắp ghép vào chuỗi aa.
+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong.
- Nguyên tắc hình thành chuỗi aa:
	+ Dựa trên khuôn mẫu mARN và theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X đồng thời cứ 3 ribônuclêôtit ứng với 1 aa.
	+ Trình tự ribônuclêôtit trên mARN quy định trình tự các aa trên prôtêin
Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (12’)
	Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Dựa vào quá trình hình thành ARN, quá trình hình thành của chuỗi aa và chức năng của prôtêin " sơ đồ SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ H 19.2; 19.3, nghiên cứu thông tin SGK thảo luận câu hỏi:
- Giải thích mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2,3?
- Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ?
- Vì sao con giống bố mẹ?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS quan sát hình, vận dụng kiến thức chương III để trả lời.
- Rút ra kết luận.
- Một HS lên trình bày bản chất mối liên hệ gen " tính trạng.
* Tiểu kết
- Mối liên hệ:
+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin.
+ Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
- Bản chất mối liên hệ gen " tính trạng:
+ Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.
+ Các tính trạng đều do gen quy định
4. củng cố - đánh giá (5’)
Câu 1: Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?
Gen (1 đoạn ADN) " ARN " prôtêin 
Đáp án: Gen (1 đoạn ADN) " ARN: A – U; T – A; G – X; X – G
	 ARN " prôtêin: A – U; G - X
Câu 2: Vì sao trâu bò đều ăn cỏ mà thịt trâu khác thịt bò?
5. Dặn dò (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại cấu trúc của ADN.

File đính kèm:

  • doct9 t19.doc