Giáo án Sinh học 9 - Tập 3 - Trần Văn Luyện

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

. HS phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết các loại môi trường sống của sinh vật.

. Phân biệt được nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh, hữu sinh, đặc biệt là nhân tố con người.

. HS trình baỳ được khái niệm giới hạn sinh thái.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng:

. Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.

. Kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế.

. Phát triển kĩ năng tư duy lôgic, khái quát hoá.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

. Tranh hình 41- 1 SGK.

. Một số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

*Bài mới

 Mở bài: Từ khi sự sống được hình thành sinh vật đầu tiên xuất hiện cho đến ngày nay thì sinh vật luôn có mối quan hệ với môi trường, chịu tác động từ môi trường và sinh vật đã thích nghi với môi trường, đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.

Hoạt động

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

. HS nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẫu sinh lí và tâp tính của sinh vật.

. Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

. Kĩ năng khái quát hoá.

. Phát triển kĩ năng tư duy lôgic.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

. Tranh hình SGK

. Phim trong bảng 42.1 SGK trang 123, phim trong bảng 42.1 SGV trang 140

. Một số cây: Lá tốt, vạn niên thanh, cây lúa.

. Cây lá lốt trồng trong chậu để ngoài ánh sáng lâu.

. Máy chiếu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

* Kiểm tra bài cũ:

+ Môi trường là gì? Phân biệt nhân tố sinh thái?

+ Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho ví dụ.

*Bài mớiMở bài: GV cho HS quan sát cây lá lốt trồng ngoái ánh sáng và cây lá lốt trồng trong bóng râm.

. Hãy nhận xét sự sinh trưởng phát triển của 2 cây này. Vậy nhân tố ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trởng phát triển của sinh vật?

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Tập 3 - Trần Văn Luyện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (mèo bắt chuột)
- Không gây ô nhiễm môi trường, không tốn kinh tế, hiệu quả lâu dài
* Kết luận (theo bảng SGK.)
* Kết luận chung:
Học sinh đọc thông tin tổng kết SGK, hoặc tổng kết theo bảng SGV/152.
IV. kiểm tra - Đánh giá.
? Các sinh vật cùng loài có mối quan hệ với nhau nh thế nào?
? Nêu sự kác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài?
 V. Dặn Dò.
- Học bài va trả lời câu hỏi SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về động thực vật sống trong các môi trường khác nhau.
- Đọc phần “em có biết”
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:24-Tiết:47+48 .
Ngày soạn:..
Ngày dạy:
Bài 45 +46:
Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Tìm đợc dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống của sinh vật đã quan sát được.
- Giáo dục lòng yêu thích và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy – học.
Kẹp ép, kéo cắt cây, giấy báo.
Giấy A4 có kẻ ly.
Vợt bắt côn trùng, lọ, túi đựng.
Bay đào đất.
Băng hình về đời sống của động thực vật và tác động tích cực, tiêu cực của con người đối với thiên nhiên.
Tranh mẫu lá cây.
III. Hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1
Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV chiếu phim về môi trường sống của sinh vật. Giáo viên thông báo tên của các sinh vật trong băng hình mà học sinh phải quan sát. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
? Em đã quan sát được những sinh vật gì? Số lợng nh thế nào?
? Có những loại môi trờng sống nào trên đoạn băng trên? Môi trường nào có số lượng sinh vật nhiều nhất, môi trường nào có số lượng sinh vậtnhiều nhất.
- Yêu cầu học sinh nghi nhớ những đặc điểm cấu tạo và sinh lí của thực vật và động vật sống ở các môi trường khác nhau.
- Cá nhân sẻ sẵn bảng 45.1, quan sát băng hình.
- Chú ý nội dung trong bảng và quan sát băng hình để doàn thành.
- Môi trường có điều kiện tốt về nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn thì số lượng SV nhiều, số loài phong phú.
Hoạt động 2
Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái của lá cây
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV tổ chức cho học sinh tham quan các cây thực vật trong vườn trường, sân trường để hoàn thành yêu cầu của bảng 45.2 SGK/136.
- Học sinh hoạt động theo nhóm tham quan khu vườn trường và hoàn thiện nội dung bảng 45.2 trang 136 SGK.
- Lưu ý quan sát các cây sống ở các môi trường khác nhau.
Hoạt động 3
Tìm hiểu môi trường sống của động vật
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Giáo viên cho học sinh xem băng hình về môi trờng sống của một số động vật hoang dã, yêu cầu học sinh ghi nhớ những kiến thức quan sát được.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu động vật sống trong môi trường tự nhiên, tập trung nghiên cứu đặc điểm cấu tạo thích nghi với môi trường sống.
- Cá nhân kẻ bảng 45.3 (lưu ý STT lấy 10 đại diện trở lên).
- Các nhom quan sát băng hình và ghi nhớ những kiến thứcthu thập được.
- Các nhóm tìm hiểu động vật sống trong tự nhiên lưu ý đến đặc điểm cấu tạo thích nghi với môi trường sống của nó.
- Các nhóm hoàn thành thông tin vào bảng 45.3 đã kẻ sẵn.
Hoạt động 4
Các nhóm báo cáo kết quả
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả đã thu thập được qua băng hình và tìm hiểu trong thực tế thiên nhiên.
- GV thu bản thu hoạch của học sinh và nhận xét buổi thực hành đồng thời giáo dục ý thức bảovệ thiên nhiên.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và các nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm nộ thu hoạch
* Kết luận chung: Học sinh đọc thông tin tổng kết SGK
 V. Dặn Dò.
 Chuẩn bị trớc bài 47.
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 25-Tiết: 49.
Ngày soạn:...
Ngày dạy:
Chương II
Hệ sinh thái
Bài 47:
Quần thể sinh vật
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
. HS nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết và lấy vị dụ về quần thể.
. Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
2. Kĩ năng:
. Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
. Phát triển tư duy lôgic, rèn kỹ năng vận dụng lí thuyết vào thực tế.
3. Thái độ: 
Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy – học.
Tranh vẽ về quần thể động thực vật
III. Hoạt động dạy – học.
*Bài mới 
 Mở bài: GV giới thiệu nội dung chương và những vấn đề sẽ học trong chương, sau đó nghiên cứu bài mới.
Hoạt động 1
Thế nào là một quần thể sinh vật
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV cho HS quan sât tranh hoặc chiếu phim đàn bò, đàn kiến, bụi tre, rùng thôngvà thông báo chúng là quần thể.
- GV yêu cầu: hoang thành bảng 47.1.
Yêu cầu nêu thêm một số quần thể mà em biết sau đó khái quát thành khái niệm.
+ Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là quần thể không ? Vì sao?
- GV thông báo dấu hiệu bên ngoài và bên trong của một quần thể.
- HS quan sát tranh, phim và hoàn thiện bảng 47.1.
- Đại diện trả lời đáp án, cả lớp theo dõi bổ sung.
- HS giải thích tại sao chọn những đáp án đó.
- Một vài HS lấy ví dụ cụ thể
- HS tự khái quát kiến thức thành khái niệm.
Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có quan hệ với nhau về sinh sản.
Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn gà.
Hoạt động 2
Những đặc trưng cơ bản của quần thể
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV giới thiệu chung về 3 đặc trng cơ bản của quần thể.
? Tỉ lệ giới tính là gì? tỉ lệ này ảnh hưởng tới quần thể nh thế nào? Cho ví dụ?
? Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?
? Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào?
GV bổ sung: ở gà số lượng con trống thường ít hơn con mái rất nhiều.
- GV nêu vấn đề: So sánh tỉ lệ sinh, số lợng cá thể của quần thể ở hình 47 SGK tr. 141
- GV nhận xét phần thảo luận của HS
? Trong quần thể có những nhóm tuổi nào? Đặc điểm của từng nhóm tuổi?
? Nhóm tuổi có ý nghĩa gì?
? Mật độ là gì? Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể?
? Trong chăn nuôi, trồng trọt cần có biện pháp gì để luôn giữ mật độ thích hợp?
? Trong các đặc trưng trên đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao?
a) Tỉ lệ giới tính.
- HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
- Tuỳ từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực trên cái cho thích hợp, thường đực nhiều hơn cái.
* Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số cá thể đực trên cá thể cái.
* Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
b) Thành phần nhóm tuổi.
- Cá nhân quan sát hình, trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- H.a: Tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể tăng mạnh.
- H.b: Tỉ lệ sinh, số lượng cá thể ổn định.
- H.c: Tỉ lệ sinh thấp số lượng cá thể giảm sút.
- HS nêu 3 nhóm tuổi liên quan đến số cá thể.
- Đảm bảo sự tồn tại của quần thể.
* Kết luận: Như nội dung bảng 47.2 SGK tr.140.
c) Mật độ quần thể
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
- Trồng dày hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn.
- Mật độ quyết định các đặc trng khác.
* Kết luận: Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật trong một đơn vị thể tích hoặc diện tích.
* Mật độ phụ thuộc vào:
+ Chu kì sống của sinh vật.
+ Nguồn thức ăn của quần thể.
+ Điều kiện môi trường.
Hoạt động 3
ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK tr.141.
? Các nhân tố của môi trường ảnh hưởng đến đặc điểm nào của quần thể?
? Số lượng cá thể trong quần thể có thể bị biến động lớn do những nguyên nhân nào?
? Liên hệ trong sản xuất, việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa nh thế nào?
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Muỗi nhiều ở thời tiết ẩm do sinh sản nhiều.
+ Mùa mưa ếch nhái tăng
- Do thiên tai, lũ lụt , cháy rừng
- Đảm bảo tăng năng suất vật nuôi cây trồng.
* Kết luận: 
- Môi trường ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.
- Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng.
* Kết luận chung: HS đọc phần tổng kết SGK.
IV. kiểm tra - Đánh giá.
 ? Quần thể là gì? nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể?
 V. Dặn Dò.
. HS học bài, làm bài tập về nhà chuẩn bị bài mới.
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
............................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an sinh 9 tap 3.doc
Giáo án liên quan