Giáo án Sinh học 9 - Học kỳ II - Năm học 2009-2010

A. Mục tiêu.

- Học sinh nắm được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai để nhân giống.

- Nắm được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai.

- Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.

B. Đồ dùng dạy học

- Tranh phóng to H 35 SGK.

- tranh 1 số giống động vật; bò, lợn, dê Kết quả của phép lai kinh tế.

C. hoạt động dạy - học.

1. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra câu 1, 2 SGK trang 101

2. Bài mới

Kết luận:

- Khi lai 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng trội có lợi.

+ Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định.

- Sang thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm. Muốn khắc phục hiện tượng này, người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, ghép, chiết.).

Kết luận:

1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:

- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.

VD: ở ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 – 30 % so giống ngô tốt.

- Lai khác thứ: lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của 1 loài.

VD: Lúa DT17 tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với OM80 năng suất cao (DT10 và chất lượng cao (OM80).

2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôI:

- Lai kinh tế: cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.

VD: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch Lợn con mới đẻ nặng 0,7 – 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.

4. Củng cố

- Trả lời câu 1, 2, 3, SGK trang 104.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Tìm hiểu thêm về các thành tựu ưu thế lai và lai kinh tế ở Việt Nam.

A. Mục tiêu.

- Học sinh nắm được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng đối với đối tượng nào, những ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc này.

- Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào.

B. Đồ dùng dạy học

- Tranh phóng to H 36.1 và 36.2 SGK.

C. hoạt động dạy - học.

1. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra câu 1, 2, 3 SGK trang 104.

2. Bài mới

Kết luận:

- Đánh giá, chọn lọc nhiều lần mới có giống tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng.

- Giống tốt bị thoái hoá do giao phối gần, do đột biến, do lẫn giống cơ giới cần chọn lọc.

- Các phương pháp gây đột biến, lai hữu tính chỉ tạo ra nguồn biến dị cho chọn lọc cần được kiểm tra đánh giá, chọn lọc.

- Có 2 phương pháp: chọn lọc hàng loạt, chọn lọc cá thể.

Kết luận:

- Chọn lọc hàng loạt 1 lần. Năm thứ I, người ta gieo trồng giống khởi đầu, chọn 1 nhóm cá thể ưu tú phù hợp với mục đích chọn lọc. Hạt của cây ưu tú được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm II). ở năm II, người ta so sánh giống tạo ra với giống khởi đầu và giống đối chứng. Qua đánh giá, nếu giống chọn lọc hàng loạt đã đạt yêu cầu thì không cần chọn lọc lần 2.

- Nếu giống mang chọn lọc thoái hoá nghiêm trọng không đồng nhất về chiều cao và khả năng sinh trưởng . thì tiếp tục chọn lọc lần 2 cho đến khi nào vượt giống ban đầu.

- Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi.

- Nhược điểm: chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình, không kiểm tra được kiểu gen.

- Phương pháp này thích hợp với cây giao phấn, cây tự thụ phấn và vật nuôi.

 

doc76 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kỳ II - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưng khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm như: pháp luật, chế độ hôn nhân, văn hoá, giáo dục, kinh tế...
- Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
Hoạt động 2: Đặc điểm về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Kết luận: 
- Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản từ sơ sinh đến 15 tuôit.
+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động: 15 – 65 tuổi.
+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên.
- Tháp dân số (tháp tuổi) thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước.
+ Tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng, số lượng trẻ em sinh ra nhiều và đỉnh tháp nhọn thể hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ thấp.
+ Tháp dân số già là tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
Hoạt động 3: Tăng dân số và phát triển xã hội
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Phân biệt tăng dân số tự nhiên với tăng dân số thực?
- GV phân tích thêm về hiện tượng người di cư chuyển đi và đến gây tăng dân số.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK trang 145.
- GV nhận xét và đặt câu hỏi:
- Sự tăng dân số có liên quan như thế nào đến chất lượng cuộc sống?
- ở Việt Nam đã có biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống?
- GV giới thiệu tình hình tăng dân số ở Việt Nam (SGK trang 134).
- Cho HS thảo luận và rút ra nhận xét.
- Những đặc điểm nào ở quần thể người có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của mỗi con người và các chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia?
- Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về quần thể người, dân số và phát triển xã hội?
- HS nghiên cứu 3 dòng đầu SGK trang 145 để trả lời:
- HS trao đổi nhóm, liên hệ thực tế và hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Lựa chọn a, b, c, d, e, f, g.
+ Thực hiện pháp lệnh dân số.
+ Tuyên truyền bằng tờ rơi, panô.
+ Giáo dục sinh sản vị thành niên.
- HS thảo luận,trả lời và rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.
* Tăng dân số tự niên + số người nhập cư – số người di cư = Tăng dân số thực.
- Khi dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn nước uống, ô nhiễm môi trường, tăng chặt phá từng và các tài nguyên khác.
- Hiện nay Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Mỗi con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường đất nước.
=> Những đặc trưng và tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, con người và chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
4. Củng cố
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Đọc ghi nhớ SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Ôn lại bài quần thể.
- Đọc trước bài 49.
--------—–&—–--------
Tuần 26: Ngày soạn: 25/1/2010 Ngày dạy: 
Tiết 51- Bài 49
 Quần xã sinh vật
A. Mục tiêu.
- Học sinh trình bày được khái niệm của quần xã, phân biệt quâax với quần thể.
- Lấy được VD minh hoạ các mối liên hệ sinh thái trong quần xã.
- Mô tả được 1 số dạng biến đổi phổ biến của quần xã trong tự nhiên biến đổi quần xã thường dẫn tới sự ổn định và chỉ ra được 1 số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh phóng to H 49.1; 49.2; 49.3 SGK.
- Đĩa hình hoặc băng hình về hoạt động của 1 quần xã hoặc ảnh về quần xã: quần xã rừng thông phương bắc, thảo nguyên...
C. hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ
- Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những điểm căn bản nào?
- ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
2. Bài mới
GV giới thiệu 1 vài hình ảnh về quần xã sinh vật cho HS quan sát và nêu vấn đề: Quần xã sinh vật là gì? Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình? Nó có mối quan hệ gì với quần thể?
Hoạt động 1: Thế nào là một quần xã sinh vật?
Mục tiêu: HS phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật, phân biệt quần xã sinh vật với tập hợp ngẫu nhiên, lấy được VD về quẫn xã.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát lại tranh ảnh về quần xã.
- Cho biết rừng mưa nhiệt đới có những quần thể nào?
- Rừng ngập mặn ven biển có những quần thể nào?
- Trong 1 cái ao tự nhiên có những quần thể nào?
- Các quần thể trong quần xã có quan hệ với nhau như thế nào?
- GV đặt vấn đề: ao cá, rừng... được gọi là quần xã. Vậy quần xã là gì?
- Yêu cầu HS tìm thêm VD về quần xã?
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
- Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?
- HS quan sát tranh và nêu được:
+ Các quần thể: cây bụi, cây gỗ, cây ưa bóng, cây leo...
+ Quần thể động vật: rắn, vắt, tôm,cá chim, ..và cây.
+ Quần thể thực vật: rong, rêu, tảo, rau muống...
Quần thể động vật: ốc, ếch, cá chép, cá diếc...
+ Quan hệ cùng loài, khác loài.
- HS khái quát kiến thức thành khái niệm.
- HS lấy thêm VD.
- HS thảo luận nhóm và trình bày.
Phân biệt quần xã và quần thể:
Quần xã sinh vật
Quần thể sinh vật
- Gồm nhiều cá thể cùng loài.
- Độ đa dạng thấp
- Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền.
- Gồm nhiều quần thể.
- Độ đa dạng cao.
- Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng.
Kết luận: 
- Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
Hoạt động 2: Những dấu hiệu điển hình của một quần xã
Mục tiêu: HS chỉ rõ đặc điểm cơ bản của quần xã.	
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục II trang 147 và trả lời câu hỏi:
- Trình bày đặc điểm cơ bản của 1 quần xã sinh vật.
- Nghiên cứu bảng 49 cho biết:
- Độ đa dạng và độ nhiều khác nhau căn bản ở điểm nào?
- GV bổ sung: số loài đa dạng thì số lượng cá thể mỗi loài giảm đi và ngược lại số lượng loài thấp thì số cá thể của mỗi loài cao.
- GV cho HS quan sát tranh quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc.
- Quan sát tranh nêu sự sai khác cơ bản về số lượng loài, số lượng cá thể của loài trong quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc.
- Thế nào là độ thường gặp?
C > 50%: loài thường gặp
C < 25%: loài ngẫu nhiên
25 < C < 50%: loài ít gặp.
? Nghiên cứu bảng 49 cho biết loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau căn bản ở điểm nào?
- GV lấy VD: thực vật có hạt là quân thể có ưu thế ở quần xã sinh vật trên cạn.Quần thể cây cọ đặc trưng cho quần xã sinh vật đồi ở Vĩnh Phú, cá trắm cỏ hoặc cá mè là quần thể ưu thế trong quần xã ao hồ.
- HS nghiên cứu 4 dòng đầu, mục II SGK trang 147 nêu được câu trả lời và rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm, nêu được:
+ Độ đa dạng nói về số lượng loài trong quần xã.
+ Độ nhiều nói về số lượng cá thể có trong mỗi loài.
+ Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhưng số lượng cá thể mỗi loài rất ít. Quần xã rừng thông phương Bắc số lượng cá thể nhiều nhưng số loài ít.
+ Độ thường gặp SGK: kí hiệu là C.
+ Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng, cỡ lớn hay tính chất hoạt động của chúng.
+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quẫn xã hoặc có nhiều hơn hẳn loài khác.
Kết luận: 
- Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.
+ Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp.
+ Thành phần loài trong quần xã thể hiện qua việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng.
Hoạt động 3: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV giảng giải quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể.
- Yêu cầu HS nghiên cứu các VD SGK và trả lời câu hỏi:
VD1: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào?
VD2: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào ?
- GV yêu cầu HS: Lấy thêm VD về ảnh hưởng của ngoại cảnh tới quần xã, đặc biệt là về số lượng?
- GV đặt vấn đề:
+ Nếu cây phát triển mạnh " sâu ăn lá cây tăng về số lượng vì có nhiều thức ăn, khi sâu tăng quá cao, lượng thức ăn không cung cấp đủ, sâu lại chết đi tức là số lượng cá thể giảm, khi sâu giảm cây lại phát triển.
- GV: Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác khống chế, hiện tượng này gọi là hiện tượng khống chế sinh học.
- Từ VD1 và VD2: ? Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng như thế nào đến quần xã sinh vật?
- ý nghĩa sinh học của hiện tượng khống chế sinh học?
( Nếu HS không nêu được, GV bổ sung)
- Trong thực tế người ta sử dụng khống chế sinh học như thế nào?
- GV lấy VD: dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Nuôi mèo để diệt chuột.
+ Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến sinh vật cũng hoạt động theo chu kì.
+ Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển làm cho động vật cũng phát triển. Số lượng loài động vật này khống chế số lượng của loài khác.
- HS kể thêm VD.
- HS lăng nghe và tiếp thu kiến thức.
- HS khái quát kiến thức và rút ra kết luận.
- HS khái quát ý nghĩa và rút ra kết luận.
+ Khống chế sinh học là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học, để tăng hay giảm số lượng 1 loài nào đó theo hướng có lợi cho con người, đảm bảo cân bằng sinh học cho thiên nhiên.
Kết luận: 
- Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng đến quần xã tạo nên sự thay đổi theo chu kì: chu kì ngày đêm, chu kì mùa.
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn đến số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và số lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường.
- Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động quanh vị trí cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH HOC 9 HOC KI II.doc