Giáo án Sinh học 9 - Học kỳ I - Năm học 2008-2009
1 - Kiến thức: Hs nắm được :
- Nêu được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men – Đen
- Phân biệt được kiểu gen với kiểu hình .
- Giải thích được kết quả thí nghiệm của Men- Đen .
2 – Kĩ năng: + Rèn kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức trên hình vẽ .
+ Rèn kỹ năng làm việc với SGK và thảo luận nhóm .
3- Thái độ : Áp dụng kiến thức vào sản xuất.
II - Đồ dùng dạy học :
- GV: + Tranh sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.Sơ đồ sự truyền màu hoa ở đậu Hà Lan. Sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của MĐ.
+ Phiếu học tập: Kết quả thí nghiệm của MĐ. Điền vào chỗ trống về khái niệm lai một cặp tính trạng của MĐ.
- HS: Tìm hiểu các khái niệm: Tính trạng trội; tính trạng lặn; đồng tính; phân tính; kiểu gen ; kiểu hình; thể đồng hợp; thể dị hợp.
III - Tiến trình dạy học :
1 - Ổn định lớp :
2 - Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Khi cho lai đậu hoa đỏ với nhau , F1thu được 100% hoa đỏ .Khi các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn , F2 có cả hoa đỏ và hoa trắng .Cây đậu hoa đỏ đầu ( P) có htuộc giống thuần chủng hay không ? Vì sao ?
Câu 2: Trong cặp tính trạng sau , cặp tính trạng nào không phải là cặp tính trạng tương phản ? Hãy chọn câu trả lời đúng .
a) Hạt vàng - hạt trơn . c ) Hoa đỏ - hoa vàng .
b) Thân thấp -thân cao . d ) Hạt vàng - hạt lục .
Câu 3 : Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của MĐ là gì ?
a) Thí nghiệm trên cây đậu Hà lan có hoa lưỡng tính .
b) Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được .
c) Phươnfg pháp phân tích các thế hệ lai .(*)
d) Cả a và c
Câu 4 : Tại sao MĐ lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai :
a) Để dễ theo dõi thực hiện các tính trạng .
b) Để thực hiện các phép lai có hiệu quả .
c) Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng .
d) Cả a, b, và c ( * ).
3 – Bài mới :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thí nghiệm của Men đen .
a ) Mục tiêu : nắm được thí nghiệm của MĐ khi cho lai 1 cặp tính trạng . Xác định được tỉ lệ KH ở F1, F2 Phát biểu được nội dung qui luật phân li.
b) Cách tiến hành :
4 - Củng cố và hoàn thiện:
- Bài tập: 1 ) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất : Tại sao khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn .
a) Các nhân tố di truyền phân li đồng đều cho các giao tử .
b) Các giao tử kết hợp tự do trong quá trình thụ tinh .
c) Kiểu gen đồng hợp tử trội ( 1AA ) và KG dị hợp tử ( 2Aa ) đều biểu hiện KH trội , kiểu gen đồng hợp tử lặn ( 1aa) biểu hiện khiểu hình lặn
d) Cả a, b , và c (*)
2) Cho lai cây đậu hoa đỏ ở F2với cây đậu hoa trắng có mấy sơ đồ lai ? ( 2 sơ đồ lai : AA×aa ; Aa ×aa)
5 - Dặn dò :
- Học thuộc bài và phần tóm tắt cuối bài SGK/10
- Trả lời các câu hỏi sau:
+ Phát biểu các K/n: Kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp? cho ví dụ.
+ Phát biểu nội dung của định luật phân li.
+ giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của MĐ.
- H ướng dẫn bài tập 4SGK/10
+ Vì F1 toàn cá kiếm mắt đen nên mắt đen là tính trạng trội .
+ Qui ước gen; XĐKDT P; Viết sơ đồ lai và kết quả.
- Chuẩn bị bài mới: Lai một cặp tính trạng ( TT )
+ Tìm hiểu lai phân tích; Ý nghĩa t ương quan trội v à lặn
+ Phiếu học tập: Điền kết quả sơ đồ lai ( P: AA x aa; P: Aa x aa ) và so sánh trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn.
* Nhận xét rút kinh nghiệm :
1- Kiến thức: Học xong bài này HS có khả năng :
- Xác định được nội dung , mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích .
- Nêu được ý nghĩa của ĐL phân li độc lập trong thực tiễn sản xuất .
- Phân biệt được trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn .Phân bịêt thể đồng hợp với thể dị hợp .
2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ .
3- Thái độ : Học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất.
II - Đồ dùng dạy học :
GV: - Tranh phóng to hình 3 SGK trang 12.
- Phiếu học tập:
+ Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong sơ đồ sau:
* P1: AA x aa * P2: Aa x aa
+ So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
HS: + Tìm hiểu lai phân tích và ý nghĩa tương quan giữa tội và lặn.
+ K/n trội không hoàn toàn.
III - Tiến trình dạy học :
1 - Ổn định lớp :
2 - Kiểm tra bài cũ :
Câu 1 : Vì sao F2 có sự phân ly tính trạng ? Chọn câu trả lời đúng .
a) Vì hai tính trạng trội và lặn không trộn lẫn với nhau .
b) Vì F1 là cơ thể dị hợp .
c) Vì trong cơ thể lai F1 gen lặn không trộn lẫn với gen trội .( * )
d) Vì F1cho 2 loại giao tử A và a .
Câu 2 : Nêu các K/n : Kiểu gen, kiểu hình? Cho ví dụ.
Câu 3 : Trong t.n của MĐ ta đã biết KH hoa đỏ ở F2 có 2 KG là : AA và Aa MĐ đã làm thế nào để biết được cây đậu hoa đỏ là thuần chủng ( AA ) hay không thuần chủng (Aa ).
3 – Bài mới : Từ câu trả lời 3 chuyển vào bài : MĐ đã tìm ra phương pháp khoa học hơn để xác định cây mang tính trạng trội ( hoa đỏ ) là đồng hợp hay dị hợp , đó là phương pháp lai phân tích . Hoạt động 1 :Tìm hiểu thế nào là lai phân tích .
a) Mục tiêu : Nắm được nội dung của phương pháp lai phân tích .
b) Cách tiến hành :
HỂ I / Mục tiêu : học xong bài này HS có khả năng : - Nhận dạng được các NST ở các kỳ của quá trình phân bào . - Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ phương tiện trực quan . - Rèn luyện kỹ năng thao tác và sử dụng kính hiển vi . - Rèn luyện tính kiên trì , nhẫn nại , gọn gang ngăn nắp và tinh thần hợp tác nhóm nhỏ trong thực hành . II / Đồ dùng dạy học : Các tiêu bản cố định NST của một số loài động thực vật . Kính hiển vi . Tranh phóng to bảng 9.2 và hình 9.2 SGK III / Hoạt động dạy và học : 1 ) Ổn định lớp : 2 ) KTBC : Câu 1: Thế nào là di truyền liên kết ? Hiện tượng này đã được bổ sung cho quy luật của Menđen như thế nào ? Câu 2 : Hãy giải thích thí nghiệm của MoocGan về di truyền liên kết ? Câu 3 : : Hoàn thành bảng so sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Điểm so sánh Di truyền độc lập Di truyền liên kết Pa AaBb( V,T ) x aabb( X,N ) . x .. G .. BV,bv bv Fa : Kiểu gen: Kiểu hình: -1 AaBb, 1Aabb, 1aaBb, 1 aabb. - 1VT , 1VN , 1 XT , 1 XN. .. Biến dị tổ hợp 3 ) Bài mới : Hoạt động 1 : Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể : - GV chia nhóm HS , mỗi nhóm 5-6 HS và giao cho mỗi nhóm 1 kính hiển vi và 1 hộp tiêu bản mẫu . - GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm và theo dõi giúp đỡncác nhóm . - GV lưu ý HS trong tiêu bản có các tế bào ở các kì khác nhau và có thể nhận biết được thông qua vị trí của các NST trong tế bào . VD nếu thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thì đó là kì giữa - Nếu NST phân thành 2 nhóm ở gần 2 cực của tế bào thì đó là thời kì cuối -HS thực hành theo nhóm.Từng nhóm thực hành thao tác trên kính hiển vi theo trình tư sau: +Đặt tiêu bản lên kính,dùng vật kính với bộ giác bé để lựa chọn điểm quan sát đạt yêu cầu.Tiếp đó chuyển sang bộ giác lớn để quan sát tiếp. +Khi nhận được NST HS trao đổi theo nhóm để xác định được vị trí của NST (đang quan sát) ở kỳ nào của quá trình phân bào +Dưới sự chỉ đạo của GV :các nhóm xác định đúng vị trí của các NST đang quan sát ở kí nào của quá trình giảm phân Hoạt động 2:Vẽ hình NST quan sát được -Gv yêu cầu HS vẽ vào vở hình của NST quan sát được -GV có thể chọn mẫu tiêu bản quan sát rõ nhất của các nhóm HS tìm được để cả lớp quan sát . -Nếu trường chưa có hộp tiêu bản NST .GV có thể dùng tranh câm các kì của nguyên phân để học snh nhân dạng hình NST ở các kì -Từng học sinh trong các nhóm vẽ hình tiêu bản NST trên kính hiển vi của nhóm mình quan sát được và có thể bổ sung những chi tiết cần thiết mà quan sát được trên hình hình rõ nhất của nhóm bạn 4/ Củng cố và hoàn thiện kiến thức : -GV cho 1 vài HS mô tả NST mà các em quan sát được trên tiêu bản hiển vi -GV yêu cầu HS vẽ hoàn chỉnh hình NST trên tiêu bản 5/ Dặn dò: -Học ôn và nắm vững các kiến thức về NST để làm cơ sở cho chương III Ngày soạn : 2/10 Ngày dạy: 3/10 CHƯƠNG III: AND VÀ GEN Tiết 15 Bài 15 ADN I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức:HS phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đa dạng và đặc thù của nó . Mô tả được cấu trúc không gian của ADN 2/ Kỹ năng : Kỹ năng quan sát vẽ hình trên kính hiển vi và thảo luân nhóm . II/ Phương tiên dạy học: - GV: + Mô hình cấu trúc phân tử ADN + Tranh phóng to hình 15 SGK. - HS: + Học ôn và nắm vững các kiến thức về NST III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ:không cần thiết 3/ Bài mới: -ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hoá học cảu gen .Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tưông di truyền ở cấp độ phân tử. Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần hoá học của phân tử ADN: a/ Mục tiêu : Giải thích được vì sao ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù b/ Cách tiến hành: I - Cấu tạo hóa học của phân tử AND -GV treo tranh ,phóng to hình 15 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc SGK để thực hiện ▼SGK ?Yếu tố nào qui định tính đặc thù của ADN ?Tính đa dạng của ADN được giải thích như thế nào? -GV gợi ý :ADN là đa phân tử được cấu tạo từ 4 loại nucleôtit :A,T,G,X. -GV nêu vấn đề :tính đa dạng hoặc của ADN là cơ sở cho sự đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật .ADN chủ yếu tập trung trong nhân và có khối lượng ổn định đặc trưng cho loài ? Với 4 loại Nucleôtit có thể tạo ra bao nhiêu cách sắp xếp khác nhau của Nucleôtit trên ADN ? (vô số .VD: 1 đoạn ADN có 20Nucleôtit →420 cách sắp xếp khác nhau Vậy nguyên tắc đa phân đã tạo nên tính đặc thù của ADN ?ADN có tính đặc trưng cho từng loài .Tính đặc trưng này được thể hiện ở những điểm nào? ( ADN trong nhân tế bào có khối lượng đặc trưng cho mỗi loài) -Tỉ số:(A+T):(G+X) đặc trưng cho mỗi loài -Số lượng thành phần và trình tự sắp xếp các Nuccleotit cũng đặc trưng -Từng HS quan sát tranh , đọc sách giáo khoa , trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung , yêu cầu nêu được : thành phần hoá học của ADN: C, H ,O, N đơn phân là các nuclêotit Kết luận : - ADN là 1 loại axit nuclêotit ,được cấu tạo từ các nguyên tố : C,H,O,N và P. - ADN thuộc loại đại phân tử ( dài tới hàng trăm μm , khối lượng đạt tới hàng chục triệu đơn vị cacbon) - ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các Nu gồm 4 loại : A,T,G,X. - Tính đặc thù của ADN được qui định bởi số lượng , thành phần và trình tự sắp xếp của các Nu . - Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại Nu đã tạo nên tính đa dạng của ADN . Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu trúc không gian của phân tử ADN. Mục tiêu : Mô tả được câu trúc không gian của ADN. Cách tiến hành : Hiểu được nguyên tắc bổ sung và hệ quả của nó . II - Cấu trúc không gian của phân tử ADN - GV cho HS quan sát hình 15 SGK phóng to , yêu cầu tham khảo SGK trả lời : ? Phân tử ADN có cấu tạo như thế nào ? ? Các loại Nu trên 2 mạch đơn của ADN được liên kết với nhau thành từng cặp ? ? Giả sử trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau : −A−T− G − G −X− T −A− G −T −X − Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào ? ? Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung ? ?Nêu chỉ căn cứ vào kích thước A+G=T+X ;còn yếu tố nào làm cho A bắt buộc phải liên kết T,G phải liên kết với X (số liên kết hydro). - GV : gọi 1 HS rút kết luận. * GV gọi 1HS đọc lết luận SGK/46 HS quan sát tranh , tham khảo SGK và trao đổi nhóm cử đại diện trình bày yêu cầu nêu được : + Cấu trúc phân tử ADN. + Mạch bổ sung: - T-A-X-X-G-A-T-X-A-G- . Khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì suy ra được đơn phân của mạch kia . + Hệ quả NTBS: A+T=G +X + Tỉ số:( A+T ) / ( G +X).Khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì suy ra được đơn phân của mạch kia . Kết luận : -AND là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song ,xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái qua phải (xoắn phải),ngược chiều kim đồng hồ.Mội chu kì xoắn 34Ǻ, gồm 10 cặp nucleotit , đường kính vòng xoắn là 20Ǻ -Các loại nucleotit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung(NTBS) ,a của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng hai liên kết hidro và ngược lại ,G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng ba liên kết hiđro và ngược lại -Hệ quả: A+G=T+X Tỉ lệ A+T/G+X trong các phân tử AND thì khác nhau và mang tính chất đặc trưng cho loài. 4/Củng cố: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng : 1/Tính đa dạng của phân tử AND là do: a/Số lượng ,thành phần và trình tự sắp xếp của nucleotit b/ Hàm lượng AND trong nhân tế bào A+T c/Tỉ lệ G+X d/ chỉ b và c đúng 2/ Theo NTBS thì a/A = T; G = X b/A + T = G + X c/A + X + T = G + X + T d/ Chỉ b và c đúng 5 /Dặn dò: Học theo bài ghi và phần kết kuận SGK/46. Trả lời các câu hỏi sau: + Cấu tạo hoá học của phân tử ADN. + Vì sao ADN có tính đa ạng và đặc thù. + Cấu trúc không gian của phân tử ADN - Làm bài tập 4.5.6 vào vở bài tập và bài tập sau : + Một đoạn AND dài 4080Ǻ có số Nu loại A = 480 . Tính số lượng các Nu còn lại . Giải : ∑Nu = 4080/ 3,4 ×2 = 2400 Nu . A = T = 480 → G = X = 2400 – 480 =720 Nu . - Đọc mục em có biết SGK/47. - Nghiên cứu bài mới: ADN và bản chất của gen. + Tìm hiểu ADN nhân đôi theo nguyên tắc nào? + NTBS + NST + Bản chất hoá học và chức năng của gen. + Vẽ sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của phân tử ADN *Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 4/10 Ngày dạy: 5/10 Tuần : 9 Tiết 16 Bài 16 : ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN I/ Mục tiêu : 1- Kiến thức: Học xong bài này HS phải : -Trình bày được các nguyên tắc của sự nhân đôi ở ADN -Nêu được bản chất hoá học của gen -Phân tích được chức năng của ADN 2- K ĩ năng: + Tiếp tục phát triển kỹ năng và phân tích kênh hình. + Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. II/Chuẩn bị: - GV: Hình 16 SGK/ 48 ,hình 9.2 SGK/48 - HS: + Tìm hiểu ADN nhân đôi theo nguyên tắc nào? + NTBS + NST + Bản chất hoá học và chức năng của gen. + Vẽ sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của phân tử ADN III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Câu 1 : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng : 1/Tính đa dạng của phân tử AND là do: a/Số lượng ,thành phần và trình tự sắp xếp của nucleotit b/ Hàm lượng AND trong nhân tế bào A+T c/Tỉ lệ G+X d/ chỉ b và c đúng 2/ Theo NTBS thì a/A = T ; G = X b/A + T = G + X c/A + X + T = G + X + T d/ Chỉ b và c đúng Câu 2 : + Do đâu ADN có tính đa dạng đặc thù (do được cấu tạo theo nguỵên tắc đa phân ) + Thế nào là NTBS trong cấu trúc của ADN ? (Các Nucleotit trên hai mạch đơn liên kết với nhau bởi các liên kết hiđro theo nguyên tắc :A-T; G-X) + Tính đặc trưng cho loài của ADN được thể hiện ở điểm nào ?( lượng ADN trong nhân tế bào ; tỉ số ( A+T) : (G+X); số lượng thành phần , trình tự sắp xếpcác Nu trong cấu trúc của ADN ) . 3/ Bài mới : Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguyên tắc tự nhân đôi của ADN Mục tiêu : Nêu được quá trình tự nhân đôi của ADN theo nguyên tắc bổ sung , nguyên tắc bán bảo toàn . Cách tiến hành : I – ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào - GV treo tranh phóng to hình 16 sgk cho HS quan sát , nghiên cứu sgk thảo luận nhóm trả lời . ? Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra như thế nào? ? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễ
File đính kèm:
- giao an sinh 91.doc