Giáo án Sinh học 8 - Vương Thị Hồng Thắm

 I. Mục tiêu:

HS thấy rõ được mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học

Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động tư duy của con người.

Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học cơ thể người và vệ sinh, phương pháp học tốt nhất để đạt được mục đích trên.

2. Kỹ năng

Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK

3. Thái độ:

 Có ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh cơ thể

II. Chuẩn bị

Gv: Bản trong về các hình 1.1, 1.2, 1.3 (sgk), Máy chiếu

Bảng phụ: Bài tập xác định những đặc điểm chỉ có ở người (sgk)

Những mẩu chuyện về các nhà bác học, về các giáo sư, bác sĩ giỏi ở Việt Nam

Hs: Ôn lại kiến thức đã học trong chương trình sinh học 7

? Đã học các ngành động vật nào?

? Ngành động vật có vị trí tiến hoá cao nhất?

 

doc202 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Vương Thị Hồng Thắm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu hs ở dưới lớp theo dõi
Đọc thu thập thông tin sgk 1 lần
2 em kiểm tra và nhận dụng cụ, vật liệu từ gv
Một em chuẩn bị nhãn cho các ống nghiệm (dán vào)
2 em chuẩn bị dung dịch nước bọt hòa loãng đã qua lọc
1 em chuẩn bị 5ml nước bọt hòa loãng đã qua lọc và đun sôi trong một ống nghiệm
2 người chuẩn bị bình thủy tinh với nước nóng 370C (bật bếp ga và để cho đến khi được 370C theo nhiệt kế)
* Hoạt động 2 tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả thí nghiệm
a) Bước 1,2 Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gv gọi 1 hs đọc cách tiến hành bước 1
Gv điều khiển, kiểm tra hoạt động
Gv dùng giấy đo pH cho các ống nghiệm và ghi kết quả trên bảng
Gv treo hình 25.1 lên bảng giới thiệu cách làm theo hình vẽ như ở sgv hướng dẫn trong phần thông tin bổ sung
Gv yêu cầu hs quan sát kết quả biến đổi độ trong của hồ tinh bột trong các ống A, B, C, D
Gv treo bảng phụ 1
Các ống nghiệm	Độ trong	Giải thích
Gv hướng dẫn hs trình bày bảng
Một hs dùng ống đong hồ tinh bột rót vào các ống nghiệm A, B, C, D mỗi ống 5 ml rồi đặt vào giá
Một hs khác dùng ống đong khác lấy các vật liệu
+ 5ml nước lã cho ống A
+ 5ml nước bọt cho ống B
+ 5ml nước bọt đã đun sôi cho ống C
+ 5ml nước bọt cho ống D
. Một hs khác dùng ống hút lấy vài giọt HCl 2% vào ống D
. 1 hs đặt giá ống nghiệm chứa các vật liệu vào bình thủy tinh nước nóng 370C trong thời gian 15 phút
Quan sát kết quả thí nghiệm
Hoàn thành vào bảng hiện tượng của thí nghiệm. Thảo luận nhóm, giải thích kết quả thí nghiệm
Đại diện trình bày, các nhóm có ý kiến khác bổ sung thống nhất và hoàn thành bảng
ống A: Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột
ống B: Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh bột
ống C: Nước bọt đun sôi đã làm hỏng enzim biến đổi tinh bột
ống D: Do HCl đã hạ thấp độ pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động -> Không làm biến đổi tinh bột
a) Bước 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gv yêu cầu
Hs đọc cách tiến hành, cả lớp theo dõi
Gv điều khiển hoạt động
Gv hướng dẫn hs nhớ lại kiến thức:
Khi cắt khoai tây chín; nhỏ dung dịch Iốt vào thì sẽ như thế nào?
(sinh học lớp 6)
Gv điều khiển hướng dẫn hs quan sát sự thay đổi màu sắc
Lưu ý hs 
Tinh bột + d2 Iốt => Màu xanh
Đường + thuốc thử strôme => Màu đỏ nâu
Gv gọi 1hs lên bảng hoàn thành bảng 2
Gv điều khiển hs giải thích
Gv tóm tắt, nhận xét đưa ra nội dung đầy đủ
1 hs chuẩn bị 4 ống nghiệm để sẵn; 2 giá để ống nghiệm
1 hs chia phần dung dịch trong mỗi ống nghiệm A, B, C, D thành 2
1 hs dán nhãn các ống
A1 A2 lô1 A1 B1 Nhỏ d2 iốt 1% 
B1 B2 C1 D1 vào, lắc đều
C1 C2 lô 2 A2 B2 Nhỏ d2 strôme
D1 D2 C2 D2 vào, lắc đều, đun
 sôi trên ngọn lửa đèn cồn
1 hs nhỏ dung dịch Iốt 1% vào lô (mỗi ống 5 - 6 giọt rồi lắc đều các ống)
1 hs nhỏ dung dich strôme vào lô 2 (mỗi ống 5 - 6 giọt)
4 hs lắc đều các ống ở lô 2 rồi đun sôi các ống này trên ngọn lửa đèn cồn
Quan sát sự thay đổi màu sắc, ghi kết quả quan sát vào bảng phụ 2
Các hs khác bổ sung góp ý
ống A1 C1 D1 có màu xanh 
ống B1 không có màu xanh
ống A2 C2 D2 không có màu đỏ nâu 
ống B2 có màu đỏ nâu
Thảo luận nhóm giải thích kết quả thí nghiệm
Đại diện trình bày kết quả, các nhóm có ý kiến khác bổ sung
Hs tự kiểm tra, đánh giá bổ sung kiến thức
 IV. Kiểm tra - đánh giá 
Gv nhận xét giờ thực hành
Cá nhân viết thu hoạch theo mẫu sgk
Nhắc nhở vệ sinh lớp sạch sẽ
V. Hướng dẫn học bài: 
	Chuẩn bị bài 27 
Ngày 12 tháng 12 năm 2006 
 Tiết 28: 
I. Mục tiêu. ‏‎
1, Kiến thức: 
. Hs trình bày được quá trình tiêu hóa ở dạ dày gồm: 
+ Các hoạt động 
+ Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động 
+ Tác dụng của các hoạt động 
2, Kỹ năng
 Rèn những kỹ năng:
. Tư duy dự đoán 
. Quan sát tranh hình tìm kiến thức
. Hoạt động nhóm
3, Thái độ
Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ dạ dày 
II. Đồ dùng dạy học 
 Gv : Tranh sơ đồ hình 27.1; 27.2; 27.3 sgk, phiếu học tập, 
 Màn hình, máy chiếu, giấy trong: 
 1)Bảng 27 sgk
2) Nội dung đáp án các câu hỏi hoạt động
Hs: Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học 
. ổn định lớp ‏‎ 
. Bài cũ: ? Các chất trong thức ăn đã được tiêu hóa ở khoang miệng và thực quản như thế nào? ‏‎
. Bài mới‏‎ 
Gv vào bài: Vậy khi thức ăn xuống đến dạ dày còn những loại chất nào cần được tiêu hóa?
* Hoạt động 1. cấu tạo dạ dày
Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được cấu tạo cơ bản của dạ dày, cấu tạo đó phù hợp với chức năng 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gv treo tranh 1, yêu cầu hs đọc thông tin, quan sát hình vẽ
Gv nêu câu hỏi 1 sgk
? Trình bày các đặc điểm chủ yếu của dạ dày?
Gv hướng dẫn hoạt động
? Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?
Gv cho phần lớn hs được trình bày dự đoán của mình
Nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ, ghi nhớ thông tin
Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày
Các nhóm có ý kiến khác bổ sung. Thống nhất:
. Thành dạ dày có 4 lớp (lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp niêm mạc, niêm mạc trong cùng) trong đó có lớp cơ dày và khỏe (gồm: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo)
. Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị
Hs dự đoán các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày trình bày trước lớp
Bây giờ kiểm tra dự đoán hoạt động của mình qua hoạt động 2
 Hoạt động 2. tiêu hóa ở dạ dày 
Mục tiêu. Hs xác định được các tế bào tham gia vào các hoạt động tiêu hóa và tác dụng của các hoạt động đó đối với sự tiêu hóa thức ăn
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gv treo tranh 27.2; 27.3 lên bảng. Hướng dẫn hs quan sát
Gv treo bảng phụ, đại diện 1 nhóm hoàn thành
Gv đưa ra bảng phụ với nội dung đầy đủ
Hs tự đọc thông tin quan sát kênh hình
Thảo luận theo nhóm: Điền các cụm từ phù hợp theo cột và hàng vào bảng
Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm có ý kiến khác bổ sung
Biến đổi thức ăn ở dạ dày	Các hoạt động tham gia	Cơ quan hay tế bào thực hiện	Tác dụng của hoạt động
Sự biến đổi
lí học	- Sự tiết dịch vị
- Sự co bóp của dạ dày	- Tuyến vị
- Các lớp cơ của dạ dày	- Hòa loãng thức ăn
- Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
Sự biến đổi hóa học	Hoạt động của enzim pépsin	Enzim pépsin	Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axítamin
Nêu câu hỏi sgk
? Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào?
? Loại thức ăn Gluxít và Lipít được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào?
? Thử giải thích vì sao Prôtein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng Prôtêin trên lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị dịch vị phân hủy
Gv điều khiển hoạt động, nhận xét
Gv trình bày bảng phụ với nội dung đầy đủ
. Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động co của các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co của cơ vòng ở môn vị
. Trong dạ dày
+ Thức ăn Gluxít tiếp tục được tiêu hóa một phần nhỏ ở giai đoạn đầu (không lâu) khi dịch vị chứa HCl làm pH thấp (2 - 3) chưa được trộn đều với thức ăn. Khi đó enzim amilaza đã được trộn đều với thức ăn ở khoang miệng vẫn tiếp tục phân giải một phần tinh bột thành đường Mantôzơ
+ Thức ăn Lipít không được tiêu hóa trong dạ dày, vì trong dịch vị không có enzim tiêu hóa lipít
..... Vì nhờ các chất nhầy được các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin
Tự hoàn thiện kiến thức
Hs thảo luận nhóm. Cử đại diện trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm có ý kiến khác bổ sung sửa chữa
Hs tự đánh giá, sửa sai câu trả lời của nhóm
IV. Kiểm tra - đánh giá 
Gv yêu cầu hs làm bài vào vở bài tập
* Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản (vở bài tập)
Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống của những câu sau
 Nhờ cấu tạo đặc biệt của dạ dày nên thức ăn xuống đây được làm .... và ......... cho thấm đều ....., loại thức ăn ...... được phân cắt một phần thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axítamin. Thức ăn được tiêu hóa ở đây từ 3 - 6 giờ rồi được đẩy dần ....xuống ..............................
* Bài tập củng cố hoàn thiện kiến thức (vở bài tập)
1) ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào?
2) Hãy đánh dấẫu vào ô ở đầu câu trả lời đúng nhất
 Với khẩu phần ăn đầy đủ, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?
a) Prôtêin
b) Lipít
c) Gluxít
d) Chỉ a và c
e) Cả a, b và c
Gọi 1 hs đọc kết luận chung cuối bài
V. Hướng dẫn học bài: 
 Hoàn thành bài tập sgk
 Đọc em có biết
Ngày 13 tháng 12 năm 2006 
 Tiết 29: 
I. Mục tiêu. ‏‎
1, Kiến thức: 
. Hs trình bày được quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non gồm: 
+ Các hoạt động 
+ Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động 
+ Tác dụng và kết quả của hoạt động 
2, Kỹ năng
 Rèn những kỹ năng:
. Hoạt động độc lập với sgk, hoạt động nhóm
. Tư duy dự đoán
3, Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa
II. Đồ dùng dạy học 
 Gv : Tranh hình 28.1; 28.2; sgk,
Mô hình biến đổi hóa học của thức ăn ở ruột non, phiếu học tập, 
 Màn hình, máy chiếu, giấy trong: 
 Nội dung đáp án các câu hỏi hoạt động
 Hs: Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học 
. ổn định lớp ‏‎ 
. Bài cũ: ? Sau tiêu hóa ở dạ dày ‏‎thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? (G; Li; P)
. Bài mới‏‎ 
Gv vào bài: Các chất G; Li; P sẽ được tiêu hóa tiếp ở ruột non như thế nào?
* Hoạt động 1. ruột non 
Mục tiêu: Học sinh chỉ rõ được cấu tạo của ruột non, đặc biệt là lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiêu hóa phù hợp cho sự biến đổi hóa học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gv treo tranh 1; 2 hướng dẫn hs quan sát
Gv nêu câu hỏi 
? Ruột non có cấu tạo như thế nào để đảm nhiệm vai trò biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng?
Gv hướng dẫn hoạt động
? Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?
Các hoạt động tiêu hóa dự đoán
Biến đổi lí học	Biến đổi hóa học
Gv cho phần lớn hs được trình bày dự đoán của mình
Nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ, ghi nhớ thông tin
Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày
Các nhóm có ý kiến khác bổ sung. Thống nhất:
. Thành mỏng hon dạ dày
. Có ống dẫn chung dịch tụy và dịch mật đổ vào tá tràng
. Có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và các tế bào tiết chất nhầy ở lớp niêm mác ruột non
. Trong dịch tụy và dịch ruột 

File đính kèm:

  • docGiao an Sinh 8 Full.doc
Giáo án liên quan