Giáo án Sinh học 8 - Tiết 7, 8

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Nêu được các thành phần chính của bộ xương

- Xác định vị trí các xương ngay trên cơ thể.

 - Phân biệt các loại khớp xương, mô tả được cấu trúc khớp động.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

Giáo dục thái độ yêu thích môn học.

II. PHƯƠNG TIỆN, TÀI LIỆU

- SGK, SGV

- Tranh H7.1, H7.3, H7.4

 - Mẫu xương khô, mô hình bộ xương người.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 7, 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/09/2014
Ngày giảng: ……/09/2014
CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG
Tiết 7- Bài 7: BỘ XƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Nêu được các thành phần chính của bộ xương
- Xác định vị trí các xương ngay trên cơ thể.
 - Phân biệt các loại khớp xương, mô tả được cấu trúc khớp động.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục thái độ yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN, TÀI LIỆU
- SGK, SGV
- Tranh H7.1, H7.3, H7.4
 	- Mẫu xương khô, mô hình bộ xương người.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Tổ chức 8A
2. Kiểm tra bài cũ
? Từ một ví dụ cụ thể, hãy phân tích đường đi của thần kinh trong phản 
xạ đó?
? Phản xạ là gì? So sánh cung phản xạ với vòng phản xạ? 
3. Bài mới
 Hoạt Động 1: Tìm hiểu các phần chính của bộ xương.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS quan sát H7.1, trả lời câu hỏi.
? Bộ xương người chia làm mấy phần?
? Xương đầu gồm những khối xương nào?
? Xương cột sống có mấy đốt? Có mấy chỗ cong?
? Bộ xương có chức năng gì?
? Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân?
? Đặc điểm nào của bộ xương phù hợp với dáng đứng thẳng và lao động ở người ?
GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
GV gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các xương trên mô hình.
HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Đại diện HS báo cáo, HS khác nhận xét.
* Kết luận:
- Bộ xương người chia làm 3 phần: 
 + Xương đầu gồm khối xương sọ và xương mặt.
 + Xương thân gồm cột sống và lồng ngực.
 + Xương chi gồm xương tay và xương chân
- Chức năng của bộ xương:
 + Nâng đỡ, là chỗ bám cho các cơ
 + Tạo thành khoang chứa và bảo vệ các nội quan.
 + Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động và lao động. 
Giống: về cấu trúc xương(5 phần)
Khác: Phân hoá khác nhau (VD ngón cái ở tay đối diện với các ngón còn lại)
Cột sống 4 chỗ cong, thẳng đứng, khớp tay linh hoạt, xương tay và xương chân phân hóa.
HS lên bảng chi, HS khác nhận xét.
Hoạt Động 2: Tìm hiểu các khớp xương.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
? Hãy chỉ ra các khớp xương mà em biết trên tranh (mô hình)
? Em hãy nêu vị trí của các khớp xương ?
? Có mấy loại khớp xương ? Phân biệt các loại khớp xương đó ?
? Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ?
? Nêu đặc điểm của khớp bất động ?
? Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mô tả cấu tạo của một khớp động ?
? Sai khớp là gì ? Bong gân là gì ?
GV lưu ý HS khi bị bong gân hay sai khớp phải được cứu chữa kịp thời.
GV gọi HS lên chỉ các khớp xương trên mô hình.
HS trả lời câu hỏi. Đại diện HS báo cáo, HS khác nhận xét.
Khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối...
* Kết luận :
- Khớp là nơi tiếp giáp hai hay nhiều đầu xương.
- Có 3 loại khớp: 
+ Khớp động: Cử động linh hoạt. VD: khớp tay, chân
+ Khớp bán động: cử động hạn chế, có đĩa sụn.VD: Khớp ở các đốt sống.
+ Khớp bất động: khớp không cử động khi cơ co, xương gắn chặt với nhau bằng các đường răng cưa.VD: Khớp hộp sọ.
Cấu tạo khớp động: các đầu xương nằm trong một bao dịch khớp có tác dụng giảm ma sát khi cử động, đầu xương tròn, lớn có sụn khớp bọc. Có dây chằng đàn hồi để neo giữ các xương.
Sai khớp : Đầu xương trật ra khỏi khớp xương ; Bong gân : dây chằng bị dãn hoặc đứt nhưng đầu xương không lệch ra khỏi khớp.
HS lên bảng chỉ, HS khác nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp
- HS đọc ghi nhớ SGK.
? Bộ xương có chức năng gì? 
- Hướng dẫn về nhà: 
+ Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3.
+ Chuẩn bị xương đùi ếch; 1 xương cột sống lợn.
+ Đọc trước bài 8.
5. Dự kiến kiểm tra
? Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?
? Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?
Ngày soạn:03/09/2014
Ngày giảng: ……/09/2014
Tiết 8- Bài 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức: Giúp HS:
 	- Nêu được cấu tạo chung, thành phần của một xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
- Từ thí nghiệm, chứng minh được tính đàn hồi và rắn chắc của xương.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, hoạt động nhóm, kĩ năng lắp đặt thí nghiệm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe, thấy rõ mối quan hệ giữa con người với môi trường.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN
- Phiếu học tập, bảng phụ 8-1. Tranh phóng to H8.1,8.2,8.3,8.8.
- Đốt xương lợn.
- Dụng cụ: dây đồng, panh, đèn cồn, cốc (2cái) axit, nước.
* HS: chuẩn bị xương đùi ếch, đốt sống lợn.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Tổ chức: 8A
2. Kiểm tra bài cũ
? Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?
? Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người?
3. Bài mới
- GV: yêu cầu HS bỏ xương đùi ếch vào axit.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của xương.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV treo tranh H8.1, 8.2.
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm nhỏ, nhận xét thí nghiệm.
? Thí nghiệm đó cho biết điều gì?
? Nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì với chức năng nâng đỡ của xương? 
GV liên hệ: Mô phỏng kiểu cấu tạo này vào xây dựng (cầu vồng; trụ cầu; vòm cửa...)
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi.
? Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo, chức năng của xương dài ? 
GV yêu cầu HS đặt xương đốt sống lợn lên bàn quan sát.
? Em hãy so sánh xương dài với xương ngắn và xương dẹt?
? Nêu đặc điểm cấu tạo xương ngắn và xương dẹt?
a) Cấu tạo xương dài.
HS quan sát H8.1,8.2ghi nhớ đặc điểm.
Các nhóm làm thí nghiệm.
B1: gấp đôi tờ giấy A4, đặt vật nặng lên trên -> tờ giấy gẫy.
B2: Cuộn tròn tờ giấy, đặt vật nặng lên, giấy không gãy.
Xương hình ống có tác dụng tăng khả năng chịu lực.
Nan xương xếp vòng cung giúp phân tán lực xương, tăng khả năng chịu lực.
HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
* Kết luận :
Xương dài gồm thân xương và hai đầu xương.
- Thân xương gồm : 
 + Màng xương : Giúp xương phát triển to về bề ngang.
 + Mô xương cứng : Chịu lực, đảm bảo vững chắc.
 + Khoang xương : Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.
- Hai đầu xương : 
 + Sụn bọc đầu xương : Giảm ma sát trong các khớp xương.
 + Mô xương xốp gồm các nan xương : Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ xương.
b. Xương ngắn và xương dẹt.
HS quan sát theo nhóm, trả lời câu hỏi. 
Xương ngắn và xương dẹt cấu tạo giống xương dài nhưng hình dạng phức tạp.
* Kết luận : Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt :
- Ngoài là màng xương, trong là mô xương cứng, trong cùng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và hốc trống nhỏ chứa tủy đỏ xương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xương.
GV treo tranh H8.4 và 8.5, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
? Xương to ra nhờ đâu?
? Xương dài ra nhờ đâu?
? Quan sát tranh và cho biết: Sau khi xương dài ra, khoảng cách nào trong xương không thay đổi? Vì sao?
? Em có nhận xét gi về sự dài ra của xương?
? Tại sao ở người trưởng thành ít hoặc không phát triển chiều cao?
? Ở giai đoạn nào xương phát triển nhanh nhất? Cần phải có những chế độ gì trong giai đoạn này?
HS nghiên cứu thông tin, quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
* Kết luận:
- Xương to ra nhờ TB màng xương phân chia tạo thàn TB mới đẩy vào trong và hóa xương.
- Xương dài ra nhờ sự phân chia của các TB sụn tăng trưởng.
BC: Vì B,C nằm phía trong của 2 vùng xụn tăng trưởng.
Sự dài ra của xương phụ thuộc vào lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng
Sụn tăng trưởng không có khả năng hoá xương.
Tuổi thiếu niên: luyện tập, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần, đặc biệt là muối canxi và phốt pho.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần hoá học và tính chất của xương.
GVcho HS quan sát cốc axít có ngâm xương đùi ếch.
? Cho biết trong cốc axit có hiện tượng gì?
GV yêu cầu HS dùng panh lấy xương ếch đã ngâm ra, rửa bằng nước lạnh, kiểm tra độ cứng của xương.
GV hướng dẫn HS đốt xương trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không cháy nữa, không thấy khói bay lên.
GV yêu cầu HS bóp nhẹ xương - Nhận xét.
? Từ 2 TN trên em hãy cho biết thành phần của xương ? Hãy cho biết tác dụng của các thành phần đó ?
? Thành phần nào của xương tác dụng với HCl để sủi bọt khí CO2?
? Thành phần nào của xương phản ứng cháy - khói
? Vì sao xương người già thường dòn, dễ gãy, khó phục hồi hơn xương trẻ em?
GV lưu ý HS : luyện tập và lao động vừa sức để xương phát triển tốt, khỏe mạnh.
HS quan sát hiện tượng, nhận xét.
Bọt khí nổi lên (CO2).
Xương dẻo, mềm.
Các nhóm tự làm ,nhận xét.
Xương dòn, dễ vỡ.
* Kết luận:
Xương gồm hai thành phần:
- Muối khoáng(vô cơ): Xương chắc khỏe.
- Chất cốt giao(hữu cơ): Đảm bảo tính mềm dẻo.
Muối khoáng (CaCO3)
Vì sự phân huỷ xương nhanh, tỉ lệ cốt giao ít
4. Hoạt động nối tiếp
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV yêu cầu HS làm BT 1(SGK - 31)
- Hướng dẫn về nhà: 
+ Học bài, làm BT 2,3. 
+ Đọc mục “Em có biết”, 
+ Đọc trước bài 9.
5. Dự kiến kiểm tra
? Em hãy nêu cấu tạo và chức năng của 1 xương điển hình? Xương có tính chất gì?
-----------------------------------------------
	Tổ duyệt

File đính kèm:

  • doctiet 78.doc
Giáo án liên quan