Giáo án Sinh học 8 - Tiết 64
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết: kể tên và nêu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ trên tranh.
- Hiểu: Phân tích được đặc điểm cấu tạo liên quan đến chức năng của chúng.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát tranh, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh dục.
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng giao tiếp: tự tin nói với các bạn trong nhóm / lớp tên gọi các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của chúng. Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ.
Lớp 8C. Tiết TKB: ……Ngày giảng: …….tháng năm 2014. Sĩ số: 20. Vắng: ....... TIẾT 64. Bài 61: CƠ QUAN SINH DỤC NỮ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết: kể tên và nêu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ trên tranh. - Hiểu: Phân tích được đặc điểm cấu tạo liên quan đến chức năng của chúng. 2. Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát tranh, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục thái độ nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh dục. II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng giao tiếp: tự tin nói với các bạn trong nhóm / lớp tên gọi các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của chúng. Kĩ năng lắng nghe tích cực. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Dạy học nhóm. Trình bày 1 phút. Vấn đáp - tìm tòi. Trực quan. IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ phóng to hình 61-1, 61-2. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể tên và nêu chức năng các bộ phận của cơ quan sinh dục nam ? 2. Bài mới: * Mở bài - Cơ quan sinh dục nữ có chức năng đặc biệt là mang thai và sinh sản. Vậy cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo như thế nào ? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng từng bộ phận - Yêu cầu học sinh quan sát hình 61-1, hoàn thành bài tập điền từ mục Ñ. - Cá nhân đọc thông tin, đại diện phát biểu, bổ sung I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ - GV chốt lại: 1. Buồng trứng; 2. Phễu dẫn trứng; 3. - Tử cung; 4. Âm đạo; 5. Cổ tử cung; 6. Âm vật; 7. Ống dẫn nước tiễu; 8. Âm đạo. - Thuyết trình cấu tạo cơ quan sinh dục nữ trên tranh. - GV giảng giải vệ vị trí của tử cung và buồng trứng liên quan đến 1 số bệnh ở nữ. * Giáo dục HS nữ giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục tránh viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng. - Nghe, quan sát tranh theo hướng dẫn. - HS nghe - HS lắng nghe, ghi nhớ - HS lắng nghe, ghi nhớ - Buồng trứng: là nơi sinh sản ra trứng. - Phễu, ống dẫn trứng: thu trứng và dẫn trứng về tử cung. - Tử cung: Đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh phát triển. - Âm đạo: Nơi tiếp nhận tinh trùng. - Tuyến tiền đình: Tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sự sinh trứng và đặc điểm sống của trứng - Treo tranh phóng to hình 60-2, yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ð. - Trứng được sinh sản từ lúc nào ? - Trứng được sinh ra ở đâu ? - Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động sống ? - Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung. * GV giảng giải thêm về trứng không được thụ tinh và trứng thụ tinh. - Tại sao trứng di chuyển trong ống dẫn trứng ? - Tại sao trứng chỉ có một loại mang X, còn tinh trùng có hai loại mang X và Y ? - Quan sát tranh, đọc thông tin theo hướng dẫn - HS thảo luận trả lời câu hỏi - Đại diện trả lời, lớp bổ sung - HS ghi vở - HS nghe - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung II. Buồng trứng và trứng - Buồng trứng bắt đầu sinh ra trứng từ lúc tuổi đậy thì. - Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển được. - Trứng chỉ mang một nhiễm sắc thể X. - Trứng sống được 2-3 ngày, nếu được thụ tinh sẽ làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung và phát triển thành thai. 3. Củng cố: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập ở bảng 61 trang 192. 4. Dặn dò: - Đọc mục “Em có biết”. Xem trước nội dung bài 62.
File đính kèm:
- GIAO AN SINH 8 T64.doc