Giáo án Sinh học 7 - Tiết 62: Biện pháp đấu tranh sinh học
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
-Học sinh giải thích được mục tiêu của biện pháp đấu tranh sinh học, nêu được các biện pháp đấu tranh sinh học và các ví dụ để minh học cho từng biện pháp.
-Nêu được những ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ những động vật có ích.
II. Phương pháp:
Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hỏi đáp.
III. Phương tiện dạy học:
1.Chuẩn bị của thầy
-Tranh 59.1: những thiên địch thường gặp.
-Tranh 59.2: ong mắt đỏ.
-Bảng phụ
2.Chuẩn bị của trò:
Câu hỏi theo SGK trang 195.
IV. Tiến trình bài giảng:
1.ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra đầu giờ:
-Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh, đới nóng và hoang mạc?
3.Bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu các biện pháp đấu tranh sinh học
-Mục tiêu:
+Nêu được khái niệm đấu tranh sinh học.
+Học sinh nêu được mục tiêu các biện pháp đấu tranh sinh học và ví dụ để minh hoạ cho từng biện pháp.
Bài 58 Tiết thứ: 62 Biện pháp đấu tranh sinh học Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: -Học sinh giải thích được mục tiêu của biện pháp đấu tranh sinh học, nêu được các biện pháp đấu tranh sinh học và các ví dụ để minh học cho từng biện pháp. -Nêu được những ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, so sánh và hoạt động nhóm. 3. Thái độ : Có ý thức bảo vệ những động vật có ích. II. Phương pháp: Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hỏi đáp. III. Phương tiện dạy học: 1.Chuẩn bị của thầy -Tranh 59.1: những thiên địch thường gặp. -Tranh 59.2: ong mắt đỏ. -Bảng phụ 2.Chuẩn bị của trò: Câu hỏi theo SGK trang 195. IV. Tiến trình bài giảng: 1.ổn định tổ chức lớp: 2.Kiểm tra đầu giờ: -Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh, đới nóng và hoang mạc? 3.Bài mới Hoạt động 1 Tìm hiểu các biện pháp đấu tranh sinh học -Mục tiêu: +Nêu được khái niệm đấu tranh sinh học. +Học sinh nêu được mục tiêu các biện pháp đấu tranh sinh học và ví dụ để minh hoạ cho từng biện pháp. -Tiến hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ->Yc học sinh nghiên cứu * SGK trang 192 Gv đưa ra ví dụ: +Động vật -> ăn động vật gây hại. VD: mèo -> bắt chuột ?Vậy thế nào là đấu tranh sinh học? ->Gv bổ xung để hoàn thành khái niệm. ->Y/c Qs hình 59.1 và 59.2 thu thập * về các biện pháp đấu tranh sinh học. ->Y/c học sinh hoàn thiện bảng SGK trang 193. ->Thực hiện 6 Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại. ->Gv nhận xét và nêu đáp án đúng. ->Hoạt động cá nhân nghiên cứu và xử lí * SGK lấy được ví dụ VD: kiến vống ->ăn bọ xít? ->Học sinh trả lời được khái niệm? ->Nghiên cứu và thu thập * thảo luận nhóm để hoàn thiện bảng 1 SGK trang 193 ->1-2 đại diện lên hoàn thành bảng. ->Nhóm khác nhận xét, bổ xung. I.Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học: -Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do chúng gây ra. II.Biện pháp đấu tranh sinh học: Học theo bảng Bảng: Các biện pháp đấu tranh sinh học Các biện pháp đấu tranh sinh học Tên sinh vật gây hại Tên thiên địch 1.Sử dụng thiên địch trực tiếp diệt sinh vật gây hại. Chuột Mèo, rắn, cú 2.Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại Thỏ vi khuẩn myomacalixi 3.Gây vô sinh diệt động vật gây hại Hoạt động 2 Tìm hiểu ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học -Mục tiêu: +Nêu được ưu điểm và nhược điểm của những biện pháp đấu tranh sinh học. -Tiến hành Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ->Yc học sinh thu thập * phần III và trả lời được câu hỏi: ?Nêu những ưu điểm và nhược điểm của biện pháp hoá học đ tiêu diệt những loài sinh vật có hại? ?Trình bày những ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học? ->Lấy ví dụ minh họa những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học? ->Gv đưa ra ví dụ: một số loài vừa có lợi vừa có hại: VD: chim sẻ Hại lúa: có hại. ăn sâu bọ: có lợi Hoạt động cá nhân thu thập và xử lí * cần nêu được: +Hoá học: diệt nhiều sâu hại có hiệu quả nhưng có hại cho sinh vật khác. +Sinh học: tiêu diệt được sâu hại, không ô nhiễm môi trường. III.ưu điểm và những hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học: 1.Ưu điểm: -Hiệu quả cao, tiêu diệt được những sinh vật gây hại. -Tránh được các nhược điểm của các biện pháp hoá học như: ô nhiễm môi trường, quen thuốc, giá thành cao. 2.Hạn chế : -Nhiều loài thiên địch được di nhập nên không quen khí hậu nên phát triển kém. -Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại mà chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của chúng. -Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển. 4.Củng cố bài: -Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học? -Trình bày những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học? 5.Dặn dò và hướng dẫn học bài: -Học bài theo câu hỏi SGK. -Chuẩn bị bài: Tìm hiểu các loài động vật quý hiếm và sự phát triển của chúng hiện nay.
File đính kèm:
- sinh7t62.doc