Giáo án Sinh học 7 - Tiết 61: Đa dạng sinh học (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

-Học sinh giải thích được ở môi trường nhiệt đới, sự đa dạng về loài là cao hơn hẳn so với môi trường đới lạnh, đới nóng và hoang mạc.

-Nêu được cụ thể những lợi ích của đa dạng sinh học.

-Nêu được nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp và liên hệ thực tế.

3. Thái độ:

Học sinh thấy được lợi ích của đa dạng sinh học với đời sống từ đó có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.

II. Phương pháp:

Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và giảng giải.

III. Phương tiện dạy học:

1.Chuẩn bị của thầy

-Bản đồ địa lí động vật.

-Bảng phụ và những tư liệu về sinh học.

2.Chuẩn bị của trò:

Câu hỏi theo SGK trang 191.

IV. Tiến trình bài giảng:

1.ổn định tổ chức lớp:

2.Kiểm tra đầu giờ:

-Nêu những đặc điểm thích nghi về cấu tạo, tập tính của động vật đới lạnh?

-Nêu những đặc điểm thích nghi về cấu tạo, tập tính của động vật đới nóng và hoang mạc?

3.Bài mới

ĐVĐ: Sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa khác với môi trường khác như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 61: Đa dạng sinh học (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 58 Tiết thứ: 61 Đa dạng sinh học (Tiếp theo) 
Ngày soạn: 	 Ngày dạy: 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Học sinh giải thích được ở môi trường nhiệt đới, sự đa dạng về loài là cao hơn hẳn so với môi trường đới lạnh, đới nóng và hoang mạc.
-Nêu được cụ thể những lợi ích của đa dạng sinh học.
-Nêu được nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp và liên hệ thực tế.
3. Thái độ :
Học sinh thấy được lợi ích của đa dạng sinh học với đời sống từ đó có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.
II. Phương pháp:
Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và giảng giải.
III. Phương tiện dạy học:
1.Chuẩn bị của thầy
-Bản đồ địa lí động vật.
-Bảng phụ và những tư liệu về sinh học.
2.Chuẩn bị của trò:
Câu hỏi theo SGK trang 191.
IV. Tiến trình bài giảng:
1.ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra đầu giờ:
-Nêu những đặc điểm thích nghi về cấu tạo, tập tính của động vật đới lạnh?
-Nêu những đặc điểm thích nghi về cấu tạo, tập tính của động vật đới nóng và hoang mạc?
3.Bài mới
ĐVĐ: Sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa khác với môi trường khác như thế nào?
Hoạt động 1
Tìm hiểu sự đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
-Mục tiêu:
+Giải thích được ở môi trường nhiệt đới gió mùa sự đa dạng về loài cao hơn hẳn ở môi trường đới lạnh, đới nóng và hoang mạc.
-Tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
->Yc học sinh đọc và xử lí * phần I SGK trang 189 và nội dung bảng 1, thực hiện 6 SGK trang 190:
61?Giải thích vì sao trên đồng ruộng có thể gặp 7 loại rắn cùng chung sống với nhau mà không cạnh tranh với nhau?
62?Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại năng cao như vậy?
?Vậy vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn các môi trường khác?
->Gv nhận xét -> rút ra kết luận chung.
->Hoạt động nhóm bàn đọc và xử lí * thống nhất ý kiến và nêu được:
+Do thức ăn và thời gian đi kiếm mồi khác nhau.
+Do chúng thích nghi được với môi trường sống.
I.Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa:
-Do môi trường nhiệt đới có khí hậu thuận lợi, nóng ẩm tương đối ổn định, phù hợp với điều kiện sống của nhiều loài động vật.
-Điều này nên động vật ở môi trường nhiệt đới đa dạng và phong phú thể hiện ở số loài rất nhiều.
-Chúng luôn thích nghi và chuyên hoá cao với điều kiện sống rất đa dạng của môi trường.
Hoạt động 2
Tìm hiểu những lợi ích của đa dạng sinh học
-Mục tiêu:
+Nêu được cụ thể những lợi ích của đa dạng sinh học?
-Tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
->Yc học sinh nghiên cứu * phần II ghi nhớ kiến thức và trả lời câu hỏi:
?Sự đa dạng sinh học mang lại lợi ích gì về thực phẩm?
+Dược phẩm.
+Nông nghiệp và các giá trị khác.
->GV chốt kiến thức.
Hoạt động nhóm bàn học sinh thực hiện theo y/c của Gv trả lời được:
+Cung cấp thức ăn (các động vật có xương sống).
+Nông nghiệp: cung cấp sức kéo, phân
II.Những lợi ích của đa dạng sinh học:
-Cung cấp thực phẩm, dược phẩm.
-Cung cấp phân bón, sức kéo cho nông nghiệp.
-Làm cảnh, đồ mĩ nghệ.
-Xuất khẩu.
Hoạt động 3
Tìm hiểu nguy cơ suy giảm và bảo vệ đa dạng sinh học
-Mục tiêu:
+Nêu được cụ thể những lợi ích của đa dạng sinh học.
-Tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
->Yc học sinh đọc * kết hợp với các kiến thức thực tế, thảo luận theo các câu hỏi sau:
?Nguyên nhân dẫn đến suy giảm sinh học ở Việt Nam và trên thế giới?
?Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học?
?Liên hệ: hiện nay chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
Hoạt động nhóm bàn đọc * mục III SGK trang 190 thảo luận nhóm theo y/c của Gv.
->ghi các ý kiến vào nháp, trao đổi nhóm thống nhất.
->Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ xung. 
III.Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học:
-Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học.
Nhu cầu tăng của xã hội
ý thức của người dân.
SGK trang 190
-Biện pháp bảo vệ
2 dòng * SGK trang 190
4.Củng cố bài:
-Vì sao đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới lại cao?
TL: Do môi trường không khí thuận lợi, sự thích nghi của động vật là phong phú, đa dạng nên có số loài lớn.
-Vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học? Nêu các biện pháp để duy trì đa dạng sinh học?
TL: Kiến thức dựa vào mục II và III để trả lời.
5.Dặn dò và hướng dẫn học bài:
-Học bài theo câu hỏi SGK.
-Chuẩn bị bài: Biện pháp đấu tranh sinh học.

File đính kèm:

  • docsinh7t61.doc