Giáo án Sinh học 7 - Tiết 54: Bài tập (Chữa một số bài tập trong Vở bài tập Sinh học 7) - Năm học 2013-2014
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời một số câu hỏi, và bài tập trong vở bài tập sinh học 7.
2. Kĩ năng.
- Có kĩ năng khái quát kiến thức.
- Kĩ năng trình bày kiến thức.
3. Thái độ.
- Yêu thích môn học và tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy và học.
1. Giáo viên.
Bảng phụ: Các câu hỏi trắc nghiệm
2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học.
III. Phương pháp.
Thảo luận nhóm, vấn đáp – tìm tòi.
IV. Tổ chức giờ học.
1. Ổn định tổ chức. (1 phút)
Sĩ số: .
2. Khởi động. (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: không
Đặt vấn đề: Có những câu hỏi rất hay mà chúng ta chưa có cơ hội để trả lời. Tiết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và trả lời một số câu hỏi hay đó.
3. Các hoạt động.
Ngày soạn: 11/3/2014 Ngày giảng: 14/3/2014 Tiết 54 . Bài tập (Chữa một số bài tập trong Vở bài tập sinh học 7 ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời một số câu hỏi, và bài tập trong vở bài tập sinh học 7. 2. Kĩ năng. - Có kĩ năng khái quát kiến thức. - Kĩ năng trình bày kiến thức. 3. Thái độ. - Yêu thích môn học và tự giác học tập. II. Đồ dùng dạy và học. 1. Giáo viên. Bảng phụ: Các câu hỏi trắc nghiệm 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học. III. Phương pháp. Thảo luận nhóm, vấn đáp – tìm tòi. IV. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định tổ chức. (1 phút) Sĩ số: ........................................................ 2. Khởi động. (1 phút) Kiểm tra bài cũ: không Đặt vấn đề: Có những câu hỏi rất hay mà chúng ta chưa có cơ hội để trả lời. Tiết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và trả lời một số câu hỏi hay đó. 3. Các hoạt động. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm( 10 phút) Mục tiêu: làm một số bài tập trắc nghiệm Cách tiến hành: GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm đã viết trên bảng phụ lên bảng: Câu 1: Đặc điểm không thuộc đời sống của ếch đồng là: a. Có hiện tượng trú đông. b. Chỉ kiếm mồi vào ban đêm, ăn sâu bọ ... c. Sống ở nơi ẩm ướt. d. Thuộc động vật biến nhiệt. Câu 2: Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước của ếch đồng là: a. Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí. b. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước. c. Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) d. Cả a, b và c. Câu 3: Các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn là: a. Da khô, có vảy sừng bao bọc, cổ dài. b. Mắt có mi cử động và có nước mắt, màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu. c. Thân dài, đuôi rất dài d. Cả a, b và c. Câu 4: ống tiêu hoá của chim có cấu tạo gồm: a. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. b. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và tận cùng là lỗ huyệt c. Miệng, thực quản có diều, ruột non, ruột già, lỗ huyệt. d. Miệng, thực quản có diều, dạ dày tuyến và dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt. Câu 5. Sinh sản của thỏ có đặc điểm là: a. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. b. Có hiện tượng thai sinh. c. Thỏ non mới đẻ yếu, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ. d. Cả a, b và c. Câu 6. Đặc điểm di chuyển của kanguru là: a. Di chuyển bằng 4 chi. b. Dùng 2 chi sau để nhảy. c. Chuyền cành bằng 2 chi sau. d. Chuyền cành bằng hai chi trước. Hoạt động 2: Trả lời một số câu hỏi tự luận ( 25 phút) Mục tiêu: Làm một số bài tập tự luận Cách tiến hành: GV đưa ra một số câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ thảo luận nhóm 2 bàn ( 6 phút) trả lời câu hỏi. Câu 1: Tại sao đã có phổi mà ếch lại thở bằng da là chủ yếu? Câu 2: Hãy nêu đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư? Câu 3: Chứng minh chim bồ câu có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn? Câu 4: Hãy phân tích các đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? Câu 5. Nêu những đặc điểm chung của lớp Chim? Câu 6. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù. - HS lắng nghe câu hỏi và thảo luận nhóm bàn trả lời từng câu hỏi. - HS lắng nghe câu hỏi và thảo luận nhóm 2 bàn trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. I. Bài tập trắc nghiệm. Câu 1. ý a. Câu 2. ý d Câu 3. ý d Câu 4. ý d Câu 5. ý d Câu 6. ý b II. Tự luận Câu 1: Vì Phổi ếch có cấu taoh đơn giản, hơn nữa ếch sống nơi ẩm ướt nên hô hấp bằng da là chủ yếu. Câu 2: Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư: Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước. + Da trần và ẩm + Di chuyển bằng 4 chi + Hô hấp bằng phổi và da + Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể. + Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái. + Là động vật biến nhiệt. Câu 3: Thân: hình thoi Chi trước: Cánh chim Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau. Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng Lông bông: Có các lông mảnh làm thành chùm lông xốp Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng Cổ: Dài khớp đầu với thân. Câu 4: - Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. - Máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi). - Ống tiêu hoá phân hoá về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng. - Tốc độ tiêu hoá cao. - Phổi có mạng ống khí - 1 số ống khí thông với túi khí " bề mặt trao đổi khí rộng. Câu 5: - Đặc điểm chung + Mình có lông vũ bao phủ + Chi trước biến đổi thành cánh + Có mỏ sừng + Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp. + Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể + Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. + Là động vật hằng nhiệt. Câu 6: - Bộ lông dày để bảo vệ cơ thể. - Chi trước ngắn, khỏe: dào hang. - Chi sau dài: chạy nhanh. - Mũi thính có lông xúc giác để phát hiện kẻ thù. - Tai rộng, có vành tai để nghe âm thanh. 4. Kiểm tra - Đánh giá (4 phút) - GV hệ thống lại kiến thức cơ bản đã học ở một số lớp động vật. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút) - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu HKII. - Ôn lại về một số tập tính và đời sống của thú.
File đính kèm:
- Tiet 53.doc