Giáo án Sinh học 7 - Tiết 46: Thực hành: Quan sát bộ xương - Mẫu mổ chim bồ câu - Năm học 2013-2014
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay.
- Xác định được các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ chim bồ câu.
2. Kĩ năng
- Quan sát, nhận biết trên mẫu mổ.
- Giao tiếp tốt khi hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ.
II. Đồ dùng dạy và học
1. Giáo viên.
- Mẫu mổ chim bồ câu đã gỡ nội quan.
- Mô hình bộ xương chim.
- Tranh bộ xương và cấu tạo trong của chim.
2. Học sinh.
- Kẻ sẵn bảng thu hoạch
III. Phương pháp.
Thảo luận nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trực quan.
IV. Tổ chức giờ học.
1. Ổn định tổ chức. (1 phút)
Sĩ số: .
2. Khởi động. (4 phút)
Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
Khám phá: Để hiểu rõ hơn về bộ xương và cấu tạo trong của chim bồ câu thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
3. Các hoạt động
HĐ1: Quan sát bộ xương chim bồ câu (8 phút)
Mục tiêu: Nhận biết các thành phần bộ xương. Nêu được các đặc điểm bộ xương thích nghi với sự bay.
Đồ dùng dạy học: Mô hình bộ xương chim. Tranh bộ xương
Ngày soạn: 11/02/2014 Ngày giảng: 14/02/2014 TIẾT 46. THỰC HÀNH Quan sát bộ xương - mẫu mổ chim bồ câu I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay. - Xác định được các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ chim bồ câu. 2. Kĩ năng - Quan sát, nhận biết trên mẫu mổ. - Giao tiếp tốt khi hoạt động nhóm 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ. II. Đồ dùng dạy và học 1. Giáo viên. - Mẫu mổ chim bồ câu đã gỡ nội quan. - Mô hình bộ xương chim. - Tranh bộ xương và cấu tạo trong của chim. 2. Học sinh. - Kẻ sẵn bảng thu hoạch III. Phương pháp. Thảo luận nhóm, vấn đáp – tìm tòi, trực quan. IV. Tổ chức giờ học. 1. Ổn định tổ chức. (1 phút) Sĩ số: ........................................................ 2. Khởi động. (4 phút) Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? Khám phá: Để hiểu rõ hơn về bộ xương và cấu tạo trong của chim bồ câu thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay. 3. Các hoạt động HĐ1: Quan sát bộ xương chim bồ câu (8 phút) Mục tiêu: Nhận biết các thành phần bộ xương. Nêu được các đặc điểm bộ xương thích nghi với sự bay. Đồ dùng dạy học: Mô hình bộ xương chim. Tranh bộ xương Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát bộ xương, đối chiếu với hình 42.1 SGK, nhận biết các thành phần của bộ xương. - GV gọi 1 HS trình bày phần bộ xương. - GV cho HS thảo luận: Nêu các đặc điểm bộ xương thích nghi với sự bay. - GV chốt lại kiến thức đúng. - HS quan sát bộ xương chim, đọc chú thích hình 42.1, xác định các thành phần của bộ xương. - Yêu cầu nêu được: + Xương đầu + Xương cột sống + Lồng ngực + Xương đai: đai vai, đai lưng + Xương chi: chi trước, chi sau - HS nêu các thành phần trên mẫu bộ xương chim. - Các nhóm thảo luận tìm các đặc điểm của bộ xương thích nghi với sự bay thể hiện ở: + Chi trước + Xương mỏ ác + Xương đai hông - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1. Quan sát bộ xương chim bồ câu - Bộ xương gồm: + Xương đầu + Xương thân: Cột sống, lồng ngực. + Xương chi: Xương đai, các xương chi. HĐ2: Quan sát các nội quan trên mẫu mổ (17 phút) Mục tiêu: Xác định được các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ chim bồ câu. Đồ dùng dạy học: Mẫu mổ chim bồ câu đã gỡ nội quan. Tranh bộ xương và cấu tạo trong của chim. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát hình 42.2 SGK kết hợp với tranh cấu tạo trong xác định vị trí các cơ quan. - GV cho HS quan sát mẫu mổ " nhận biết các hệ cơ quan và thành phần cấu tạo của từng hệ cơ quan, hoàn thành bảng trang 139 SGK. - GV kẻ bảng gọi HS lên chữa bài. - GV chốt lại bằng đáp án đúng. - HS quan sát hình, đọc chú thích " ghi nhớ vị trí các hệ cơ quan. - HS nhận biết các hệ cơ quan trên mẫu mổ. - Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm đối chiếu, sữa chữa. 2. Quan sát các nội quan trên mẫu mổ - GV cho HS thảo luận: - Hệ tiêu hoá ở chim bồ câu có gì khác so với những động vật có xương sống đã học? - Các nhóm thảo luận " nêu được: + Giống nhau về thành phần cấu tạo + ở chim: Thực quản có diều, dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến. Hoạt động 3: Báo cáo thu hoạch ( 10 phút) Mục tiêu: Học sinh báo cáo kết quả quá trình thực hành Tiến hành: Các nhóm học sinh hoàn thiện bảng phần thu hoạch. Bảng. Thành phần cấu tạo của một số hệ cơ quan. Các hệ cơ quan Các thành phần cấu tạo trong hệ - Tiêu hoá - Hô hấp - Tuần hoàn - Bài tiết - ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá - Khí quả, phổi, túi khí - Tim, hệ mạch - Thận, xoang huyệt - Các nhóm nhận xét cho nhau. Gv chốt kiến thức. 4. Kiểm tra - Đánh giá. (4 phút) - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm. - Kết quả bảng trang 139 SGK sẽ là kết quả tường trình, trên cơ sở đó GV đánh giá điểm. - Cho các nhóm thu dọn vệ sinh. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Xem lại bài thực hành. - Xem trước bài: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
File đính kèm:
- Tiet 46.doc