Giáo án Sinh học 7 - Tiết 44: Cấu tạo trong của chim bồ câu - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức.

 - Nêu được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn.

 - Nêu được những điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu so với thằn lằn.

 2. Kĩ năng.

 - Quan sát tranh và so sánh.

 3. Thái độ.

 - Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy và học.

 1. Giáo viên.

 Mô hình cấu tạo trong chim bồ câu.

 2. Học sinh.

 Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.

III. Phương pháp.

 Thảo luận nhóm, vấn đáp – tìm tòi.

IV. Tổ chức giờ học.

 1. ổn định tổ chức. (1 phút)

 Sĩ số: .

 2. Khởi động. (4 phút)

 Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?

 Đặt vấn đề: Những cấu tạo ngoài của chim bồ câu phù hợp với đời sống bay vậy còn cấu tạo trong của chim bồ câu như thế nào có phù hợp với đới sống bay hay không chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.

 3. Các hoạt động.

HĐ1: Tìm hiểu về các cơ quan dinh dưỡng (25 phút)

 Mục tiêu: Nêu được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, so sánh đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng của chim với bò sát và nêu được ý nghĩa sự khác nhau đó.

 Đồ dùng dạy học: Mô hình chim bồ câu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 44: Cấu tạo trong của chim bồ câu - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/01/2013
Ngày giảng: ..
Tiết 44
Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức.
 - Nêu được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn.
 - Nêu được những điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu so với thằn lằn.
 2. Kĩ năng.
 - Quan sát tranh và so sánh.
 3. Thái độ.
 - Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy và học.
 1. Giáo viên.
 Mô hình cấu tạo trong chim bồ câu.
 2. Học sinh.
 Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
III. Phương pháp.
 Thảo luận nhóm, vấn đáp – tìm tòi.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: ........................................................
 2. Khởi động. (4 phút)
 Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
 Đặt vấn đề: Những cấu tạo ngoài của chim bồ câu phù hợp với đời sống bay vậy còn cấu tạo trong của chim bồ câu như thế nào có phù hợp với đới sống bay hay không chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
 3. Các hoạt động.
HĐ1: Tìm hiểu về các cơ quan dinh dưỡng (25 phút)
 Mục tiêu: Nêu được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, so sánh đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng của chim với bò sát và nêu được ý nghĩa sự khác nhau đó.
 Đồ dùng dạy học: Mô hình chim bồ câu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS nhắc lại các bộ phận của hệ tiêu hoá ở chim.
- GV cho HS thảo luận và trả lời:
+ Hệ tiêu hoá của chim hoàn chỉnh hơn bò sát ở những điểm nào?
+ Vì sao chim có tốc độ tiêu hoá cao hơn bò sát?
- Lưu ý HS: HS không giải thích được thì GV phải giải thích do có tuyến tiêu hoá lớn, dạ dày cơ quan nghiền thức ăn, dạ dày tuyến tiết dịch.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV cho HS thảo luận:
+ Tim của chim có gì khác tim bò sát?
+ ý nghĩa sự khác nhau đó?
- GV treo sơ đồ hệ tuần hoàn câm " gọi 1 HS lên xác định các ngăn tim.
- Gọi 1 HS trình bày sự tuần hoàn máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 43.2 SGK " thảo luận và trả lời:
+ So sánh hô hấp của chim với bò sát?
+ Vai trò của túi khí?
+ Bề mặt trao đổi khí rộng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống bay lượn của chim?
- GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Nêu đặc điểm hệ bài tiết và hệ sinh dục của chim?
+ Những đặc điểm nào thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?
- GV chốt lại kiến thức.
- 1 HS nhắc lại các bộ phận của hệ tiêu hoá đã quan sát được ở bài thực hành.
- HS thảo luận " nêu được:
+ Thực quản có diều.
+ Dạ dày: dạ dày tuyến, dạ dày cơ " tốc độ tiêu hoá cao.
- 1-2 HS phát biểu, lớp bổ sung.
- HS đọc thông tin SGK trang 141, quan sát hình 43.1 và nêu điểm khác nhau của tim chim so với bò sát:
+ Tim 4 ngăn, chia 2 nửa.
+ Nửa trái chứa máu đỏ tươi " đi nuôi cơ thể, nửa phải chứa máu đỏ thẫm.
+ ý nghĩa: Máu nuôi cơ thể giàu oxi " sự trao đổi chất mạnh.
- HS lên trình bày trên tranh " lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận và nêu được:
+ Phổi chim có nhiều ống khí thông với hệ thống túi khí.
+ Sự thông khí do sự co giãn túi khí (khi bay), sự thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu).
+ Túi khí: giảm khối lượng riêng, giảm ma sát giữa các nội quan khi bay.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thông tin " thảo luận và nêu được các đặc điểm thích nghi với đời sống bay:
+ Không có bóng đái " nước tiểu đặc, thải ra ngoài cùng phân.
+ Chim mái chỉ có 1 buồng trứng và ống dẫn trứng trái phát triển.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
I. Các cơ quan dinh dưỡng.
1. Tiêu hóa.
- ống tiêu hoá phân hoá về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng.
- Tốc độ tiêu hoá cao.
2. Tuần hoàn
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
- Máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi).
3. Hô hấp.
- Phổi có mạng ống khí
- 1 số ống khí thông với túi khí " bề mặt trao đổi khí rộng.
- Trao đổi khí:
+ Khi bay – do túi khí
+ Khi đậu – do phổi
4. Bài tiết và sinh dục
- Bài tiết:
+ Thận sau
+ Không có bóng đái
+ Nước tiểu thải ra ngoài cùng phân
- Sinh dục:
+ Con đực: 1 đôi tinh hoàn
+ Con cái: 1buồng trứng ống dẫn trứng trái phát triển
+ Thụ tinh trong.
HĐ2: Thần kinh và giác quan (10 phút)
 Mục tiêu: Nêu được hệ thần kinh của chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình não chim, đối chiếu hình 43.4 SGK, nhận biết các bộ phận của não trên mô hình.
+ So sánh bộ não chim với bò sát?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS quan sát mô hình, đọc chú thích hình 43.4 SGK và xác định các bộ phận của não.
- 1 HS lên chỉ trên mô hình, lớp nhận xét, bổ sung.
II. Thần kinh và giác quan
- Bộ não phát triển
+ Não trước lớn
+ Tiểu não có nhiều nếp nhăn.
+ Não giữa có 2 thuỳ thị giác.
- Giác quan:
+ Mắt tinh có mí thứ ba mỏng
+ Tai: có ống tai ngoài.
4. Kiểm tra - Đánh giá. (4 phút)
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 + Trình bày đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
 + Hoàn thành bảng so sánh cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK
 - Sưu tầm tranh, ảnh một số đại diện lớp chim.

File đính kèm:

  • docTiet 44.doc