Giáo án Sinh học 7 - Tiết 17+18 - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức

 - Mở rộng hiểu biết về các giun đốt (giun đỏ, đỉa, rươi, vắt .)

 - Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp.

 - Ôn tập lại một số kiến thức về động vật nguyên sinh, ruột khoang và các ngành giun để chuẩn bị cho kiểm tra một tiết.

 2. Kĩ năng

 - Có kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức để phân biệt được đại diện của ngành giun đốt.

 - Tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc sgk.

 - Lắng nghe, hợp tác tích cực.

 - Ứng xử, giao tiếp khi thảo luận.

 3. Thái độ

 - Có ý thức bảo vệ động vật.

II. Đồ dùng dạy và học

 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi thông tin bảng 1.

 2. Học sinh: Kẻ bảng 1.

III. Phương pháp.

- Thảo luận nhúm, trỡnh bày 1 phỳt, vấn đáp- tỡm tũi, trực quan.

IV. Tổ chức giờ học.

 1. Ổn định tổ chức. (1 phút)

 Sĩ số:

 2. Khởi động. (1phút)

* Kiểm tra bài cũ: Không

* Giới thiệu bài mới:

Các đại diện của giun đốt có đặc điểm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.

3. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Một số giun đốt thường gặp (14 phút)

 Mục tiêu: Mở rộng hiểu biết về các giun đốt (giun đỏ, đỉa, rươi, vắt .)

Đồ dùng: Bảng phụ ghi thông tin bảng 1.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- GV cho HS quan sát tranh hình vẽ giun đỏ, rươi, róm biển.

- yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 59, trao đổi nhóm (3p) hoàn thành bảng 1.

 

 

- GV kẻ sẵn bảng 1 vào bảng phụ treo lên bảng để HS chữa bài.

- GV gọi nhiều nhóm lên chữa bài.

- GV ghi ý kiến bổ sung của từng nội dung để HS tiện theo dõi.

- GV thông báo các nội dung đúng và cho HS theo dõi bảng 1 chuẩn kiến thức.

- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống. - Cá nhân HS tự quan sát tranh hình, đọc thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành nội dung bảng 1.

- Yêu cầu:

+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.

+ 1 số cấu tạo phù hợp với lối sống.

- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả ở từng nội dung.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

 

- HS theo dõi và tự sửa chữa nếu cần.

 

 

- HS rút ra kết luận. I. Một số giun đốt thường gặp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giun đốt có nhiều loài: vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ.

- Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây.

- Giun đốt có thể sống tự do, định cư hay chui rúc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 17+18 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/2013
Ngày giảng: 15/10/2013
Tiết 17
Bài 17: Một số giun đốt khác Và đặc điểm chung
 của ngành giun đốt
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức
 - Mở rộng hiểu biết về các giun đốt (giun đỏ, đỉa, rươi, vắt ..........)
 - Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp.
 - Ôn tập lại một số kiến thức về động vật nguyên sinh, ruột khoang và các ngành giun để chuẩn bị cho kiểm tra một tiết.
 2. Kĩ năng
 - Có kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức để phân biệt được đại diện của ngành giun đốt.
 - Tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc sgk.
 - Lắng nghe, hợp tác tích cực.
 - ứng xử, giao tiếp khi thảo luận.
 3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ động vật.
II. Đồ dùng dạy và học
 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi thông tin bảng 1.
 2. Học sinh: Kẻ bảng 1.
III. Phương pháp.
- Thảo luận nhúm, trỡnh bày 1 phỳt, vấn đỏp- tỡm tũi, trực quan.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: 
 2. Khởi động. (1phút)
* Kiểm tra bài cũ: Không
* Giới thiệu bài mới: 
Các đại diện của giun đốt có đặc điểm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Một số giun đốt thường gặp (14 phút)
 Mục tiêu: Mở rộng hiểu biết về các giun đốt (giun đỏ, đỉa, rươi, vắt ..........)
Đồ dùng: Bảng phụ ghi thông tin bảng 1.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát tranh hình vẽ giun đỏ, rươi, róm biển.
- yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 59, trao đổi nhóm (3p) hoàn thành bảng 1.
- GV kẻ sẵn bảng 1 vào bảng phụ treo lên bảng để HS chữa bài.
- GV gọi nhiều nhóm lên chữa bài.
- GV ghi ý kiến bổ sung của từng nội dung để HS tiện theo dõi.
- GV thông báo các nội dung đúng và cho HS theo dõi bảng 1 chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống.
- Cá nhân HS tự quan sát tranh hình, đọc thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành nội dung bảng 1.
- Yêu cầu:
+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.
+ 1 số cấu tạo phù hợp với lối sống.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả ở từng nội dung.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS theo dõi và tự sửa chữa nếu cần.
- HS rút ra kết luận.
I. Một số giun đốt thường gặp
- Giun đốt có nhiều loài: vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ.
- Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây.
- Giun đốt có thể sống tự do, định cư hay chui rúc.
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt
STT
 Đa dạng
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
1
Giun đất
- Đất ẩm
- Chui rúc.
2
Đỉa
- Nước ngọt, mặn, nước lợ.
- Kí sinh ngoài.
3
Rươi
- Nước lợ.
- Tự do.
4
Giun đỏ
- Nước ngọt.
- Định cư.
5
Vắt
- Đất, lá cây.
- Tự do.
6
Róm biển
- Nước mặn.
- Tự do.
Hoạt động 2: Ôn tập (28 phút)
 Mục tiêu: Ôn tập một số kiến thức chuẩn bị kiểm tra một tiết
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS nhớ lại kiến thức trả lời.
+ Nêu những đặc diểm chung của động vật? 
+ Nêu cấu tạo, di chuyển, sinh sản, dinh dưỡng của trùng roi, trùng biến hình, trùng giày?
+ Nêu cấu tạo, nơi sống, cách dinh dưỡng và tác hại của trùng kiết lị và trùng sốt rét? Cách phòng chống bệnh kiết lị?
+ Nêu các đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức?
+ Nêu đặc điểm phân biệt giun tròn, giun dẹp, giun đốt. Đại diện của các ngành này?
+ Vì sao tỉ lệ trẻ em Việt Nam mắc bệnh giun sán lại lớn so với các nước khác trên thế giới?
Làm thế nào để phòng tránh bệnh giun sán cho người?
+ Trình bày quy trình các bước mổ giun đất.
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
GV chốt ý.
- HS nhớ lại kiến thức, trả lời các câu hỏi GV đã nêu.
- HS làm vào vở để ôn tập.
II. Ôn tập
1. Đặc điểm chung của động vật.
2. Ngành động vật nguyên sinh.
- Trùng roi
- Trùng biến hình.
- Trùng giày
- Trùng kiết lị
- Trùng sốt rét
3. Ngành ruột khoang
- Thủy tức.
4. Các ngành giun
- Ngành giun dẹp
- Ngành giun tròn
- Ngành giun đốt
- Nêu quy trình mổ giun đất
- Biện pháp phòng tránh bệnh giun sán kí sinh.
4. Hướng dẫn học bài. (1 phút)
 - Ôn tập các câu hỏi cô giáo đã cho để giờ sau kiểm tra một tiết.
Ngày soạn:13/10/2013
Ngày giảng:17/10/2013
Tiết 18
Kiểm tra một tiết
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức.
 - Nhận biết được môi trường sống của Trùng sốt rét.
 - Nhận biết được cách di chuyển của động vật nguyên sinh.
 - Nhận biết được hình thức sinh sản, cấu tạo của Thủy tức.
 - Nêu được cấu tạo, cách dinh dưỡng, tác hại của trùng kiết lị.
 - Nêu được cơ quan sinh sản của Giun đũa.
 - Giải thích được vì sao tỉ lệ trẻ em VN mắc bệnh giun sán cao.
 - Chỉ ra được các biêm pháp phòng tránh bệnh kiết lị, bệnh giun sán.
 2. Kĩ năng
 - Trình bày được các bước mổ Giun đất.
 - Trình bày bài kiểm tra sạch sẽ, đẹp mắt.
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, tích cực trong kiểm tra.
II. Đồ dùng dạy học
 1. Giáo viên
 Đề kiểm tra, đáp án, thang điểm.
 2. Học sinh
 - Giấy kiểm tra 1 tiết.
III. Ma trận
Chủ đề
Các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Ngành Động vật nguyên sinh
Nêu được cách di chuyển của ĐV Nguyên sinh. Biết được nơi kí sinh của trùng sốt rét
Nêu được cấu tạo, cách dinh dưỡng, tác hại của trùng kiết lị.
Phát biểu được các biên pháp phòng tránh bệnh kiết lị.
Số câu
2
1
1
Số điểm:
Tỉ lệ: 
0,5 đ
16,7%
1,5 đ
50%
1,0 đ
33,3%
2. Ngành Ruột khoang
Nêu được hình thức sinh sản, cấu tạo của Thủy tức.
Số câu
2
Số điểm:
Tỉ lệ: 
1,25 đ
100%
3. Các ngành Giun
Nêu được cơ quan sinh sản của Giun đũa. 
Trình bày được các bước mổ Giun đất
Phát biểu các biện phấp phòng tránh bệnh Giun sán kí sinh
Giải thích được vì sao: tỉ lệ trẻ em VN mắc bệnh giun sán cao.
Số câu
1
1
1
1
Số điểm:
Tỉ lệ: 
0,25 đ
4,34%
2,5 đ
43,48%
1,5 đ
26,09%
1,5 đ
26,09%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ: 
5
2,0 đ
20%
1
1,5 đ
15%
1
2,5 đ
25%
2
2,5 đ
25%
1
1,5 đ
15%
IV. Tổ chức kiểm tra
ổn định tổ chức :
 Sĩ số: .
Phát đề – Học sinh làm bài
Đề bài
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
 Câu 1. Động vật nguyên sinh di chuyển bằng:
 	 a. Lông bơi b. roi c. Chân giả d. Cả a, b và c 
 Câu 2. Trùng số rét kí sinh ở:
 	 a. Ruột người	 b. Hồng cầu người	
 	 c. Gan trâu bò	 d. Da người
 Câu 3. Thủy tức có những hình thức sinh sản: 
 	a. Mọc chồi	b. Sinh sản hữu tính	c. Tái sinh
d. Nhân đôi	e. a,b,c đúng	f. a,b,c,d đều đúng 
 Câu 4. Cơ quan sinh dục của Giun đũa:
 a. Phân tính	b. Lưỡng tính	c. Không có cơ quan sinh dục 
 Câu 5: Hãy chọn các từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
	Thủy tức có cơ thể (1) .., đối xứng tỏa tròn, sông bám, nhưng có khả năng di chuyển cậm chạp. Thành cơ thể có (2)  .. tế bào, gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hóa. Thủy tức bắt mồi nhờ 
(3)  Quá trình tiêu hóa thực hiện trong (4). Thủy tức sinh sản vừa vô tính vừa hữu tính.
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 6. (2,5 điểm).
a. Em hãy nêu cấu tạo, cách dinh dưỡng và tác hại của Trùng kiết lị.
b. Chúng ta phải làm gì để phòng chống bệnh kiết lị.
Câu 7. (2,5 điểm)
Trình bày quy trình các bước mổ giun đất.
Câu 8. (3 điểm)
 a. Vì sao tỉ lệ trẻ em Việt Nam mắc bệnh giun sán lại lớn so với các nước khác trên thế giới?
 b. Làm thế nào để phòng tránh bệnh giun sán cho người?
Đáp án và thang điểm
Câu
Đáp án
Điểm
I.Trắc nghiệm
Câu 1
Câu 2 
Câu 3 
Câu 4 
d
b
e
a
2 điểm
1 điểm
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
Câu 5
1. Hình trụ
2. hai lớp 
3. tua miệng 
4. ruội túi
1 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
II. Tự luận
Câu 6
a. Trùng kiết lị có:
- Cấu tạo: 
+ Cơ thể là 1 tế bào
+ Có chân giả ngắn
+ Không có không bào.
- Dinh dưỡng:
+ Thực hiện qua mang tế bào
+ Nuốt hồng cầu ở ruột người
- Tác hại:
+ Gây bệnh kiết lị ở người.
b. Cách phòng chống bệnh kiết lị:
- Vệ sinh ăn uống sạch sẽ, ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn bị ôi thiu.
- Khi bị bệnh phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
 8 điểm
2,5 điểm
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 7
Các bước mỗ giun đất:
- B1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh gim.
- B2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. 
- B3: Đổ ngập nước cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.
- B4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu.
2,5 điểm
0,5
0,5
0,5
1,0 
Câu 8
a. Trẻ em Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh giun sán nhiều vì: 
- Trình độ dân trí VN còn thấp, đời sông nhân dân còn nhiều khó khăn chưa có sự quan tâm, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cho trẻ ( nhất là trẻ ở các vùng nông thôn, miền núi)
- Khí hậu VN thuộc vùng nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho trứng giun, sán phát triển trong các môi trường.
b. Các biện pháp phòng tránh bệnh giun sán cho người:
- vệ sinh môi trường và cá nhân sạch sẽ, rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi về sinh.
- Vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn sống.
- Uống thuốc tẩy giun định kì hằng năm. 
3,0 điểm
1,5
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
3. Tổng kết, hướng dẫn học về nhà.
 - GV nhận xét tiết kiểm tra.
 - Xem trước bài 18 sgk và trả lời các câu hỏi cuối bài.
Bảng thống kờ điểm kiểm tra của HS
Tổng số
Giỏi
Khỏ
Tb
Yếu
Kộm
Kết quả

File đính kèm:

  • docTiet 17.doc
Giáo án liên quan