Giáo án Sinh học 6 - Tuần 2, tiết 3

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- HS nêu được sự đa dạng và phong phú của thực vật.

- HS nêu được đặc điểm chung của thực vật.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên:

 - Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ H 2.1 tr.8 SGK.

 - Bảng phụ phần 2.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 2, tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 02 Ngày soạn: 22/08/2014
Tiết 03 Ngày dạy: 27/08/2014
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
BÀI 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- HS nêu được sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- HS nêu được đặc điểm chung của thực vật. 
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
 - Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ H 2.1 tr.8 SGK.
 - Bảng phụ phần 2.
2. Học sinh:
- Soạn trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
 6A1: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên một số sinh vật sống trong ao, trên cây và ở cơ thể người ?
- Nêu nhiệm vụ của thực vật học ?
3. Hoạt động dạy - học:	 
 Mở bài: Thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì? Có phải tất cả các loài thực vật đếu có hoa hay không? Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu về vấn đề này.
 Hoạt động 1. Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu cá nhân HS quan sát tranh.
Hướng dẫn HS chú ý:
 + Nơi sống của thực vật
 + Tên thực vật
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi ở tr.11 SGK.(GV dẫn dắt HS thảo luận )
- GV gọi đại diện cho nhóm trình bày, rồi các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, tiểu kết: 
 + Thực vật sống khắp nơi trên Trái đất, có mặt ở tất cả các miền khí hậu từ hàn đới đến ôn đới và phong phú nhất là vùng nhiệt đới, các dạng địa hình từ đồi núi, trung du đến đồng bằng và ngay cả sa mạc khô cằn cũng có thực vật.
 + Thực vật sống trong nước, trên mặt nước, trên mặt đất.
 + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
- GV cho HS ghi bài.
- GV gọi HS đọc thông tin về số lượng loài thực vật trên Trái Đất và ở Việt Nam.
- HS quan sát hình 3.1à3.4 SGK tr.10 và các tranh ảnh mang theo.
- HS thảo luận trong nhóm đưa ý kiến thống nhất của nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
* Thực vật sống hầu hết khắp mọi nơi trên Trái Đất. 
+ Đồng bằng: Lúa, ngô , khoai
+ Đồi núi: Lim, thông, trắc
+ Ao hồ: bèo, sen, lục bình
+ Sa mạc: Sương rồng, cỏ lạc đà
* Thực vật nhiều ở miền đồng bằng, trung du… ít ở miền Hàn đới hay Sa mạc.
* Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp.
- HS lắng nghe phần trình bày của bạnàBổ sung (nếu cần).
- HS ghi bài vào vở.
- HS đọc thêm thông tin về số lượng loài thực vật trên Trái Đất và ở Việt Nam.
* Tiểu kết.
 Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú.
 Hoạt động 2. Đặc điểm chung của thực vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục 6 tr.11 SGK.
- GV treo bảng phụ phần 2 và yêu cầu HS lên đánh đấu 
- GV đưa ra một số hiện tượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật:
+ Con chó khi đánh nó … vừa chạy vừa sủa đánh vào cây cây vẫn đứng im …
+ Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ, một thời gian ngọn cong về chỗ sáng.
à Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật.
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
- HS kẻ bảng 6 tr.11 SGK vào vở, hoàn thành các nội dung.
- HS lên viết trên bảng của GV. HS khác nhận xét.
- HS nhận xét: 
+ Động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng.
+ Thực vật phản ứng chậm với kích thích của môi trường
-> Từ bảng và các hiện tượng trên rút ra đặc điểm chung của thực vật
- HS ghi bài vào vở.
* Tiểu kết:
Đặc điểm chung của thực vật:
- Tự tổng hợp chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết của mình:
 + Nêu vai trò của thực vật?
 + Nhận xét số lượng các loài thực vật hiện nay?
 + Làm thế nào để bảo vệ đa dạng thực vật?
- HS dựa vào hiểu biết thực tế của mình để trả lời.
+ HS nêu vai trò: giữ đất, giữ nước; chống xói mòn; cung capa khí ôxi, lâm sản...
+ Số lượng các loài thực vật hiện nay lớn.
+ HS nêu ra các biện pháp: không phá rừng, trồng cây gây rừng, thành lập khu bảo tồn, vườn quốc gia....
* Tiểu kết:
Vai trò của thực vật: + Đối với tự nhiên
 + Đối với động vật
 + Đối với con người
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
 1. Củng cố:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS kể tên các loài thực vật có trong sân trường và khu vực xung quanh.
2. Dặn dò:
- Học bài - Xem trước bài mới.
- Kẻ bảng phần trang 13 vào vở.
V. RÚT KINH NGHIỆM.	
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docSINH 6TUAN 02TIET 03.doc
Giáo án liên quan