Giáo án: Sinh học 6 tuần 14 - Trường THCS Đạ Long

Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG?

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng oxi để phân hủy chất hữu cơ thành cacbonic, nước và sản sinh năng lượng

- Giải thích được khi đất thoáng khí, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ

2. Kĩ năng: - Biết cách làm thí nghiệm hô hấp

3. Thái độ: - Có lòng say mê môn học

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Làm thí nghiệm trong SGK trước 1 giờ

 - Dụng cụ thí nghiệm như SGK

2/ Chuẩn bị của học sinh: - Ôn lại kiến thức quang hợp, hô hấp ở tiểu học

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: Sinh học 6 tuần 14 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	Ngày soạn: 15/11/2014
Tiết: 27	Ngày dạy: 17/11/2014
	 Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG?
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng oxi để phân hủy chất hữu cơ thành cacbonic, nước và sản sinh năng lượng
- Giải thích được khi đất thoáng khí, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ 
2. Kĩ năng: - Biết cách làm thí nghiệm hô hấp
3. Thái độ: - Có lòng say mê môn học 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Làm thí nghiệm trong SGK trước 1 giờ 
 - Dụng cụ thí nghiệm như SGK 
2/ Chuẩn bị của học sinh: - Ôn lại kiến thức quang hợp, hô hấp ở tiểu học 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1/ Ổn định lớp: 6A1
	6A2
2/ Kiểm tra bài cũ: + Nêu các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp?
 + Nêu ý nghĩa của quang hợp ở cây xanh?
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Giới thiệu bài mới: Lá thực hiện quang hợp dưới ánh sáng đã nhả ra khí oxi. Vậy. lá cây có hô hấp không? Làm thế nào để biết được? 
b/ Phát triển bài: 	
Hoạt động 1: CÁC THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH HIỆN TƯỢNG HÔ HẤP Ở CÂY 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV	
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- YC Hs nghiên cứu SGK nắm cách tiến hành thí nghiệm và kết quả của thí nghiệm 
- Gv lưu ý giải thích lớp váng trắng đục ở cốc A dày hơn là do có nhiều khí Cacboníc 
+ Thí nghiệm trên đã chứng minh cho ta thấy được điều gì? 
+ Quan sát hình 23.2 SGK ta thấy gồm những dụng cụ nào?
 +Vậy từ các dụng cụ đó, em có thể thiết kế 1 thí nghiệm 
 - Gv hướng dẫn Hs thiết kế thí nghiệm 
- Gv theo dõi các nhóm thiết kế thí nghiệm , nhắc nhở các nhóm làm 
- Gv cho Hs báo cáo kết quả thí nghiệm 
 + Khi đặt cốc vào thì trong cốc đó có khí Oâxi không? 
+ Sau khi thí nghiệm xong, đưa que diêm vào ta thấy có hiện tượng gì? Vì sao?
+ Vậy thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
- Hs đọc thông tin trong SGK 
+ Thí nghiệm đã cho ta biết : cây xanh có quá trình hô hấp 
+ Hs quan sát hình trong SGK xem các dụng cụ thí nghiệm trong hình 
- Hs thiết kế thí nghiệm theo nhóm theo sự hướng dẫn của Gv 
- Thư kí ghi lại các bước làm và ghi lại kết quả 
- Đại diện các nhóm báo cáo câu trả lời 
+ Có khí ôxi 
+ Que diêm tắt vì không có khí ôxi 
+ Chứng minh: Cây lấy khí ôxi để thực hiện quá trình hô hấp 
Tiểu kết: 
- Khi không có ánh sáng cây đã thải ra khí cacboníc và lấy khí ôxi 
Hoạt động 2: HÔ HẤP Ở CÂY 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 - YC Hs nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi :
+ Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây? 
+ Cơ quan nào của cây tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài?
+ Cây hô hấp vào thời gian nào?
+ Giải thích được khi đất thoáng khí, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ 
+ Người ta dùng biện pháp nào để hạt và rễ mới gieo hô hấp được? 
+ Tại sao khi ngủ đêm trong rừng, ta thấy khó thở còn ban ngày thì mát và dễ thở? 
 - Hs hoạt động cá nhân trả lời CH:
+ Chất hữu cơ + Khí ôxi à năng lượng + Khí cacboníc + hơi nước 
+ Tất cả các cơ quan đếu hô hấp 
+ Cây hô hấp liên tục 
+ Rễ cây hô hấp tốt: đất thoáng -> Rễ cây hút nước và muối khoáng
+ Làm tơi xốp đất , chống ngập úng 
+ Vì trong rừng nhiều cây nên ban đêm hô hấp mạnh nên thiếu khí ôxi còn ban ngày cây hô hấp ít và quang hợp nhiều nên có nhiều khí ôxi 
Tiểu kết: - Cây hô hấp suốt ngày đêm, tất cả các cơ quan đều hô hấp 
 - Quá trình hô hấp: 
 Chất hữu cơ + Khí ôxi à năng lượng + Khí cacboníc + hơi nước 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố: Yc HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời CH: 
+ Muốn chứng minh được cây có hô hấp không, ta phải làm thí nghiệm nào? 
+ Hô hấp là gì? Nêu quá trình hô hấp? 
+ Vì sao ban đêm không nên đề nhiều cây xanh trong nhà hay trong phòng ngủ? 
2/ Dặn dò: - Về học bài và xem bài mới 
Trả lời các câu hỏi trong SGK
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 14	Ngày soạn: 15/11/2014
Tiết: 28	Ngày dạy: 18/11/2014
 Bài 24: PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? 
 I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí 
2. Kĩ năng: - Biết cách làm thí nghiệm lá cây thoát hơi nước 
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC	
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 24.3 SGK 
2. Chuẩn bị của học sinh: - Xem lại bài cấu tạo trong của lá 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 6A1
	6A2
2/ Kiểm tra bài cũ : Hô hấp là gì? Viết sơ đồ của quá trình hô hấp? 
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Giới thiệu bài mới: Chúng ta đều biết cây dùng nước để quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động khác nên hằng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại một phần rất nhỏ. Còn phần lớn nước đi đâu?
b/ Phát triển bài: 
Hoạt động 1: THÍ NGHIỆM PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gv cho Hs nghiên cứu SGK trả lời:
+ Một số hs đã dự đoán những điều gì? 
+ Để chứng minh cho dự đoán đó họ đã làm gì? 
-Yc Hs thảo luận để lựa chọn thí nghiệm chứng minh cho những lời nhận định đó 
+ YC Hs trình bày thí nghiệm đó? 
- Giải thích lí do chọn thí nghiệm đó của nhóm mình 
- Gv cho Hs trả lời lựa chọn của nhóm mình 
- YC HS quan sát H 24.3 SGK.
+ Nhờ đặc điểm cấu tạo nào lá thoát hơi nước? Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá thoát hơi nước ra ngoài?
- GV nêu sơ đồ đường đi của nước từ lông hút ->vỏ rễ -> mạch dẫn (rễ, thân) ->lá -> thoát ra ngoìa quan lỗ khí.
- Gv rút ra kết luận và chỉ trên hình vẽ 
-> Hs đọc thông tin trong SGK 
+ Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thoát ra ngoài bẳng sự thoát hơi nước 
+ Họ làm 2 thí nghiệm 
- Hs lựa chọn 1 trong 2 thí nghiệm 
- Hs trình bày thí nghiệm của nhóm mình lựa chọn và giải thích lí do làm thí nghiệm của nhóm mình 
+ Biểu bì có các lỗ khí
+ Đóng, mở
- Hs rút ra kết luận và chỉ trên hình vẽ 
- HS quan sát
Tiểu kết: 
- Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá 
Hoạt động 2: Ý NGHĨA CỦA SỰ THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gv cho Hs đọc thông tin trong SGK 
+ Sự thoát hơi nước của lá cây có ý nghĩa gì? 
- Gv gọi Hs báo cáo câu trả lời, Các hs khác nhận xét và bổ sung 
- Gv tổng hợp các ý kiến và rút ra kết luận 
- Hs đọc thông tin trong SGK 
+ Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. Làm dịu mát cho cây
- Đại diện các nhóm trả lời 
- Hs bổ sung và ghi kết luận 
Tiểu kết: 
- Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và giữ cho cây khỏi bị khô 
Hoạt động 3: NHỮNG ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THOÁT HƠI NƯỚC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- YC Hs nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi 
+ Sự thoát hơi nước phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài nào? 
- Gv gọi vài Hs trả lời và nhận xét 
- Hs đọc thông tin trong SGK 
+ Độ ẩm của không khí, ánh sáng, nhiệt độ, 
- Hs trả lời câu hỏi và nhận xét câu trả lời 
Tiểu kết
- Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước: Aùnh sáng, độ ẩm , nhiệt độ, không khí
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố 
- Yc HS đọc phần ghi nhớ SGK/T82, trả lời CH: 
+Gv cho Hs trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK 
+ Gv gợi ý trả lời câu hỏi 3 
2/ Dặn dò 
 - Đọc mục “ Em có biết ”
 - Xem bài cũ và chuẩn bị bài mới 
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 14.doc