Giáo án Sinh học 6 - Tiết 49
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây dương xỉ.
- Biết cách nhận dạng một cây dương xỉ ở ngoài thiên nhiên phân biệt với cây có hoa.
-Nói rõ nguồn gốc hình thành than đá.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
Ngày soạn: 24/02/2014 Ngày giảng: 26/02/2014 TIẾT 49. BÀI 39 QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây dương xỉ. - Biết cách nhận dạng một cây dương xỉ ở ngoài thiên nhiên phân biệt với cây có hoa. -Nói rõ nguồn gốc hình thành than đá. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng hoạt động nhóm. - Kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh vẽ. - Mẫu vật: Cây dương xỉ III. Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan, so sánh, nêu và giải quyết vấn đề. IV. Hoạt động dạy - học: Ổn định lớp : 1. Khám phá: 5' H: Trình bày quá trình phát triển của cây rêu? Quyết- Cây dương xỉ sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác rêu về cơ quan sinh dưỡng và sinh sản.Vậy cơ thể chúng khác nhau như thế nào. Chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung bài học hôm nay. 2. Kết nối: Hoạt động của giáo viên Hoạtđộng của học sinh Nội dung Hoạt động 1: 20' Tìm hiểu cấu tạo cây dương xỉ - GV yêu cầu HS quan sát tranh, mẫu vật và nội dung sgk. -Hoạt động nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi. 5' H: Cây dương xỉ có những bộ phận nào? H: Quan sát lá non có đặc điểm gì H: So sánh đặc điểm rễ, thân, lá cây dương xỉ với cây rêu?: -Gv yêu cầu đại diện nhóm điền kết quả thảo luận của nhóm mình. - Dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn rêu. - GV yêu cầu hs quan sát mặt dưới của lá , quan sát tranh và nội dung sgk. H: Xác định cơ quan sinh sản củacây dương xỉ, Là bộ phận nào?ở đâu? H: Vòng cơ có tác dụng gì? H: Trình bày quá trình phát triển của cây dương xỉ? Hoạt động 2 : 8' Tìm hiểu 1 vài dương xỉ thường gặp - Gv yêu cầu hs quan sat tranh H: Nhận xét về các loại dương xỉ thường gặp? H: Chúng có những đặc điểm chung gì để nhận biết được 1 cây dương xỉ? Hoạt động 3: 7' H: Than đá được hình thành như thế nào? - HS quan sát - Thảo luận nhóm : - Đại diện nhóm trả lời- Nhóm khác nhận xét. - Xác định trên tranh. - Trả lời - Trình bày. - HS trả lời - HS trả lời câu hỏi 1.Quan sát cây dương xỉ: a. Cơ quan sinh dưỡng: - Lá già có cuống dài, lá non có nhiều lông tơ cuộn tròn. - Thân ngầm hình trụ. - Rễ có nhiều rễ phụ mọc từ thân ngầm ăn sâu xuống đất. b. Quan sát túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ : - Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá. - Sự phát triển của dương xỉ: Dương xỉ® bào tử® nguyên tản túi tinh ® TT Hơp túi noãn®NC tử (p) 2.Quan sát 1 vài dương xỉ thường gặp: Sự đa dạng về hình thái lá . Nhưng đều có đặc điểm chung là: Có lá non cuộn tròn lại, sinh sản bằng bào tử và túi bào tử tập trung ở mặt dưới của lá. 3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá: Những khu rừng quyết cổ đại bị vùi lấp do tác động của vi khuẩn, sức nóng và độ ẩm thích hợp dần dần hình thành than đá. 3. Kiểm tra đánh giá: 5' Hs làm bài tập : Điền từ thích hợp vào chỗ chấm(...) trong các câu sau: - Mặt dưới của lá dương xỉ có những đốm chứa.................Vách túi bào tử có 1 vòng cơ có tác dụng..............................................Khi túi bào tử chín bào tử rơi xuống đất nẩy mầm thành.............................Rồi từ đó mọc ra dương xỉ. - Dương xỉ sinh sản bằng ......................như rêu nhưng khác rêu ở chỗ có ................................do bào tử phát triển thành. Đáp án: ...Bào tử... đẩy bào tử bay ra.... nguyên tản....bào tử.... nguyên tản. - Làm bài tập trong vở bài tập. 4. Dặn dò: - HS học bài và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- T 49 BÀI 39 QUYẾT-DƯƠNG XỈ.doc