Giáo án Sinh học 6 - Tiết 46

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Hs nắm được giữa cây xanh và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi có điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống nên nó phân bố rộng rãi.

- Nêu được những đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau như: Dưới nước, trên cạn, ở sa mạc, bãi lầy ven biển.

2. Kỹ năng:

 - Kỹ năng hoạt động nhóm.

 - Kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.

3. Thái độ:

 Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh vẽ.

- Mẫu vật: Cây bèo tây

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 46, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/02/2014
Ngày giảng: 12/02/2014
Tiết 46 Bài 36 - TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA. ( Tiếp)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 - Hs nắm được giữa cây xanh và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi có điều kiện sống thay đổi thì cây xanh biến đổi thích nghi với đời sống nên nó phân bố rộng rãi. 
- Nêu được những đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau như: Dưới nước, trên cạn, ở sa mạc, bãi lầy ven biển....
2. Kỹ năng: 
 - Kỹ năng hoạt động nhóm. 
 - Kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ:
 Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Tranh vẽ.
- Mẫu vật: Cây bèo tây
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 Phương pháp trực quan, so sánh, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 Ổn định lớp :
 1. Khám phá: 4'
H: Nêu mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan?
2. Kết nối: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạtđộng của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: 15' 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nội dung sgk.
-Hoạt động nhóm thảo luận để hoàn thành bài tập sgk. 5'
H: Nhận xét hình dạng lá nằm ở các vị trí trên cạn, trong nước? Vì sao có sự khác nhau đó? 
H: Cây bèo tây có cuống phình to, xốp có ý nghĩa gì? So sánh cuống lá khi cây sống trôi nổi và khi cây sống trên cạn ?
-Gv yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Hoạt động 2: 10'
- GV yêu cầu hs nghiên cứu nội dung sgk và quan sát tranh.
H: Vì sao cây mọc ở nơi khô hạn rễ lại ăn sâu và lan rộng?
H: Lá cây ở nơi khô hạn có lông hoặc phủ sáp có tác dụng gì?
H: Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao? 
Hoạt động 3: 10'
- GV yêu cầu hs nghiên cứu nọi dung sgk và quan sát tranh.
H: Thế nào là môi trường sống đặc biệt?
H: Kể tên những cây sống ở môi trường đặc biệt?
H: Phân tích những đặc điểm phù hợp với môi trường sống của những cây này?
H: Đặc điểm của những cây này có liên quan gì tới điều kiện môi trường? 
H: vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường như thế nào để cây phân bố được khắp nơi trên trái đất?
- HS quan sát 
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm lên điền vào tranh câm.- Nhóm khác nhận xét.
- Nghiên cứu.
- Trả lời
- Nghiên cứu nội dung sgk.
- HS trả lời câu hỏi- HS khác nhận xét.
- Phân thích.
- HS trả lời .
- Liên hệ thực tế để trả lời
II. Câyvới môi trường:
1.Các cây sống dưới nước:
- Có thân , cuống lá mềm xốp(dự trữ khí)
- Lá trải rộng trên mặt nước hoặc chia thành những phiến nhỏ chìm trong nước.
- Rễ không có lông hút.
2.Đặc điểm của các cây sống trên cạn :
- Những cây ở đồi trống Rễ ăn sâu và lan rộng thân thấp, nhiều cành. Lá có lông hoặc phủ sáp ngoài hạn chế sự thoát hơi nước
- Còn ở rừng rậm thân thường vươn cao , cành tập trung ở ngọn để lá nhận được ánh sáng mặt trời.
3. Cây sống trong các môi trường đặc biệt:
- ở sa mạc: Thân mọng nước hoặc thân bụi gai, lá biến thành gai, rễ dài đâm sâu , lan rộng.
- ở đầm lầy: Rễ phát triển thành rễ chống, rễ hô hấp. Hoặc có hiện tượng hạt nẩy mầm trên cây mẹ.
3. Kiểm tra đánh giá: 5'
 H: Nêu vài ví dụ về sự thích nghi của cây với môi trường?
- Làm bài tập trong vở bài tập.
4. Dặn dò: 
- HS học bài và chuẩn bị bài 37.

File đính kèm:

  • docT46-BÀI 36 TỔNG KẾT (TIẾP).doc
Giáo án liên quan