Giáo án Sinh học 6 - Tiết 30: Thực hành: Quan sát biến dạng của lá - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức từ mẫu vật và tranh ảnh, thảo luận nhóm

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ thực vật và bảo vệ thiên nhiên

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC

1. Giáo viên: Mẫu : cây mây, đậu hà lan, cây hành, cây xương rồng

2. Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị mẫu vật như GV

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)

Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng

6A2 .

6A3 .

6A4 .

6A5 .

2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới.

3. Hoạt động dạy - học:

Mở bài: (1’) Ngoài chức năng chế tạo chất hữu cơ, trao đổi khí, thoát hơi nước. Lá có có chứa năng khác -> Tìm hiểu trong bài hôm nay. Dấu hiệu để nhận biết lá biến dạng: lá mọc trên thân hoặc cành

 Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ 1 SỐ LÁ BIẾN DẠNG (25’)

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 30: Thực hành: Quan sát biến dạng của lá - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15 Ngày soạn: 22/11/2014
Tiết 30 Ngày dạy: 27/11/2014
Bài 25: THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA LÁ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức từ mẫu vật và tranh ảnh, thảo luận nhóm 
3. Thái độ: 
- Có ý thức bảo vệ thực vật và bảo vệ thiên nhiên 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC 
1. Giáo viên: Mẫu : cây mây, đậu hà lan, cây hành, cây xương rồng 
2. Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị mẫu vật như GV
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
6A2
..
6A3
..
6A4
..
6A5
..
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới.
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: (1’) Ngoài chức năng chế tạo chất hữu cơ, trao đổi khí, thoát hơi nước. Lá có có chứa năng khác -> Tìm hiểu trong bài hôm nay. Dấu hiệu để nhận biết lá biến dạng: lá mọc trên thân hoặc cành
 Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ 1 SỐ LÁ BIẾN DẠNG (25’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 
- Quan sát các hình SGK trả lời câu hỏi 
+ Lá xương rồng có đặc điểm gì ? 
+ Vì sao những đặc điểm đó giúp cây sống được ở những nơi khô hạn thiếu nước ?
+ Một số lá chét của cây đậu HaLan và lá ở ngọn cây này có gì khác nhau ?
+ Lá biến đổi như vậy có chức năng gì?
- Yêu cầu tìm những vẩy nhỏ trên trên thân rễ của cây dong đất hay củ riềng ?
+ Những vẩy đó có chức năng gì ?
+ Phần phình to của củ là do bộ phận nào của lá biến đổi thành ? có chức năng gì ?
- GV thông báo về lá bắt mồi 
- GV cho các nhóm báo cáo câu trả lời 
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
- HS quan sát hình và quan sát mẫu vật 
+ Hình gai 
+ Hạn chế sự thoát hơi nước 
+ Có tua cuốn và tay móc 
+ Giúp cây leo lên 
- HS tìm các vẩy nhỏ của củ riềng 
+ Có chức năng bảo vệ thân 
+ Do bẹ lá biến đổi thành 
+ Dự trữ chất dinh dưỡng 
- HS nghe GV giảng giải về lá bắt mồi 
- Đại diện các nhóm báo cáo câu trả lời 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
* Tiểu kết: Bảng kiến thức chuẩn:
Tên mẫu vật
Đặc điểm hình thái của lá biến dạng
Chức năng của lá biến dạng
Tên lá biến dạng
Xương rồng
Lá có dạng gai nhọn
Làm giảm sự thoát hơi nước
Lá biến thành gai
Lá đậu hà lan
Lá ngọn có dạng tua cuốn
Giúp cây leo lên cao
Tua cuốn
Lá cây mây
Lá ngọn có dạng tay móc
Giúp cây bám để leo lên cao
Tay móc
Củ dong ta
Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt
Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ
Lá vảy
Củ hành
Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng
Chứa chất dự trữ cho cây
Lá dự trữ
Cây bèo đất
Trên lá có rất nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và có thể tiêu hoá ruồi
Bắt và tiêu hóa ruồi
Lá bắt mồi
Cây nắp ấm
Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành ình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa được sâu bọ
Bắt và tiêu hóa sâu bọ chui vào bình
Lá bắt mồi
Hoạt động 2: TÌM HIỂU Ý NGHĨA BIẾN DẠNG CỦA LÁ (10’)
HOẠT ĐỌNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Nên ý nghĩa biến dạng của lá ?
- GV gợi ý cho HS trả lời 
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thái của các lá biến dạng so với các lá thường ?
+ Những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây ? 
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV 
+ Thay đổi hình thái
+ Thích nghi với môi trường
Tiểu kêt: Lá của 1 số loại cây đã biến đôỉ hình thái thích hợp với các chức năng khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (8’)
1. Củng cố: (6’)Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi: 
+ Sự biến đổi của lá có ý nghĩa gì 
+ Có những loại lá biến dạng nào ? Cho biết chức năng của các loại lá biến dạng đó ? 
2. Dặn dò : (2’)
- Về học bài và trả lời câu hỏi trong SGK. 
- Xem bài mới, chuẩn bị kiến thức, ôn tập, làm bài tập trong sách bài tập SGK. 
V. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • docTiet 30 Thuc hanh Bien dang cua re.doc