Giáo án Sinh học 6 - Tiết 27: Cây có quang hợp không - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng oxi để phân hủy chất hữu cơ thành cacbonic, nước và sản sinh năng lượng

- Giải thích được khi đất thoáng khí, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ

2. Kĩ năng: - Biết cách làm thí nghiệm hô hấp

3. Thái độ: - Có lòng say mê môn học

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Giáo viên: - Làm thí nghiệm trong SGK trước 1 giờ

 - Dụng cụ thí nghiệm như SGK

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức quang hợp , hô hấp ở tiểu học

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)

Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng

6A2 .

6A3 .

6A4 .

6A5 .

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Nêu các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp ?

 + Nêu ý nghĩa của quang hợp ở cây xanh ?

3. Hoạt động dạy - học:

Mở bài: ( 1’)Lá thực hiện quang hợp dưới ánh sáng đã nhả ra khí oxi. Vậy lá cây có hô hấp không? Làm thế nào để biết được?

Hoạt động 1 : CÁC THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH HIỆN TƯỢNG HÔ HẤP Ở CÂY(15’)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 27: Cây có quang hợp không - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14 Ngày soạn: 16/11/2014
Tiết 27 Ngày dạy: 19/11/2014
Bài 23: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG ?
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng oxi để phân hủy chất hữu cơ thành cacbonic, nước và sản sinh năng lượng
- Giải thích được khi đất thoáng khí, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ 
2. Kĩ năng: - Biết cách làm thí nghiệm hô hấp
3. Thái độ: - Có lòng say mê môn học 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Giáo viên: - Làm thí nghiệm trong SGK trước 1 giờ 
 - Dụng cụ thí nghiệm như SGK 
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức quang hợp , hô hấp ở tiểu học 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’)
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
6A2
..
6A3
..
6A4
..
6A5
..
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Nêu các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp ?
 + Nêu ý nghĩa của quang hợp ở cây xanh ?
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: ( 1’)Lá thực hiện quang hợp dưới ánh sáng đã nhả ra khí oxi. Vậy lá cây có hô hấp không? Làm thế nào để biết được? 
Hoạt động 1 : CÁC THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH HIỆN TƯỢNG HÔ HẤP Ở CÂY(15’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nắm cách tiến hành thí nghiệm và kết quả của thí nghiệm 
- GV lưu ý giải thích lớp váng trắng đục ở cốc A dày hơn là do có nhiều khí Cacboníc 
+ Thí nghiệm trên đã chứng minh cho ta thấy được điều gì ? 
+ Quan sát hình 23.2 SGK ta thấy gồm những dụng cụ nào ?
+ Vậy từ các dụng cụ đó, em có thể thiết kế 1 thí nghiệm 
- GV hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm 
- GV theo dõi các nhóm thiết kế thí nghiệm , nhắc nhở các nhóm làm 
- GV cho HS báo cáo kết quả thí nghiệm 
+ Khi đặt cốc vào thì trong cốc đó có khí Oxi không ? 
+ Sau khi thí nghiệm xong, đưa que diêm vào ta thấy có hiện tượng gì ? Vì sao ?
+ Vậy thí nghiệm trên nhằm mục đích gì ?
- GV nhận xét kết quả làm việc nhóm và chốt lại kiến thức.
- HS đọc thông tin trong SGK 
+ Thí nghiệm đã cho ta biết : cây xanh có quá trình hô hấp 
+ HS quan sát hình trong SGK xem các dụng cụ thí nghiệm trong hình 
- HS thiết kế thí nghiệm theo nhóm theo sự hướng dẫn của GV 
- Thư kí ghi lại các bước làm và ghi lại kết quả 
- Đại diện các nhóm báo cáo câu trả lời 
+ Có khí ôxi 
+ Que diêm tắt vì không có khí ôxi 
+ Chứng minh: Cây lấy khí ôxi để thực hiện quá trình hô hấp 
Tiểu kết: Khi không có ánh sáng cây đã thải ra khí Cacbôníc và lấy khí ôxi 
 Hoạt động 2: HÔ HẤP Ở CÂY (15’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi :
+ Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây ? 
+ Cơ quan nào của cây tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài ?
+ Cây hô hấp vào thời gian nào ?
+ Giải thích được khi đất thoáng khí, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ 
+ Người ta dùng biện pháp nào để hạt và rễ mới gieo hô hấp được ? 
+ Tại sao khi ngủ đêm trong rừng, ta thấy khó thở còn ban ngày thì mát và dễ thở ? 
- GV gọi một số HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
+ Chất hữu cơ + Khí ôxi à năng lượng + Khí cacboníc + hơi nước 
+ Tất cả các cơ quan đếu hô hấp 
+ Cây hô hấp liên tục 
+ Rễ cây hô hấp tốt: đất thoáng -> Rễ cây hút nước và muối khoáng
+ Làm tơi xốp đất , chống ngập úng 
+ Vì trong rừng nhiều cây nên ban đêm hô hấp mạnh nên thiếu khí ôxi còn ban ngày cây hô hấp ít và quang hợp nhiều nên có nhiều khí ôxi
- Một vài HS phát biểu ý kiến, lớp bổ xung. 
Tiểu kết: 
 - Cây hô hấp suốt ngày đêm , tất cả các cơ quan đều hô hấp 
 - Quá trình hô hấp : 
 Chất hữu cơ + Khí ôxi à năng lượng + Khí cacboníc + hơi nước 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (8’)
1. Củng cố: (6’)
 Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi: 
+ Muốn chứng minh được cây có hô hấp không , ta phải làm thí nghiệm nào ? 
+ Hô hấp là gì ? Nêu quá trình hô hấp ? 
+ Vì sao ban đêm không nên đề nhiều cây xanh trong nhà hay trong phòng ngủ ? 
2. Dặn dò: (2’)
Về học bài và xem bài mới 
V. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • docTiet 27 Cay co ho hap khong.doc